Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Việt Nam bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về đường 9 đoạn (VNExpress, 11/12/2014)

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-nam-bac-bo-yeu-sach-cua-trung-quoc-ve-duong-9-doan-3119336.html

Thứ năm, 11/12/2014 | 18:08 GMT+7

Việt Nam bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về đường 9 đoạn


Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay một lần nữa bác bỏ yêu sách của Trung Quốc liên quan đến "đường đứt đoạn", và đề nghị Tòa án trọng tài quốc tế quan tâm thích đáng đến lợi ích của Việt Nam khi xử vụ kiện của Philippines.


"Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách 'các quyền lịch sử' của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong 'đường đứt đoạn' do Trung Quốc đơn phương đưa ra", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết hôm nay.

Đề cập tới Văn kiện lập trường của Trung Quốc hôm 7/12 về vụ kiện Trọng tài Biển Đông, ông Bình nhấn mạnh Việt Nam một lần nữa tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với các quyền và lợi ích pháp lý khác của Việt Nam ở Biển Đông.

Trung Quốc hôm 7/12 tái khẳng định sẽ không tham gia vụ kiện tranh chấp chủ quyền Biển Đông tại tòa án trọng tài quốc tế The Hague do Philippines đương đơn. Tuyên bố này được đưa ra chỉ ít ngày trước 15/12, thời hạn mà tòa án trọng tài yêu cầu Bắc Kinh đưa ra phản biện đối với vụ kiện.
Đề cập vụ kiện, ông Lê Hải Bình cho biết: "Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”.
bando-8027-1418097458-5672-1418295044.jp
Mỹ khẳng định một số phần trong đường 9 đoạn của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và các nước liên quan. Ảnh: Rappler

Trung Quốc hồi 2009 công bố yêu sách đường 9 đoạn chiếm gần 80% diện tích Biển Đông, xâm phạm nhiều khu vực thuộc chủ quyền của các quốc gia ven biển ở khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Gần đây Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo và xây dựng ở quần đảo Trường Sa để biến các đá thành các đảo nhân tạo, nhằm củng cố yêu sách đường 9 đoạn.
Yêu sách này không được bất cứ quốc gia nào công nhận. Trong nghiên cứu công bố hôm 6/12, Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông là mơ hồ, phần lớn các phần diễn giải yêu sách không tuân theo luật quốc tế.
Việt Anh


Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Trò đu dây nguy hiểm của HN giữa Mỹ và Trung (Global Times, 2/9/2014)

http://www.globaltimes.cn/content/879564.shtml

Hanoi playing risky game between US, China

By Zhou Fangyin Source:Global Times Published: 2014-9-2 19:38:01

Illustration: Liu Rui/GT


In mid-August, Martin Dempsey became the first US chairman of the Joint Chiefs of Staff to visit Vietnam since 1971. This four-day visit by the US top military officer bore symbolic significance for the growing defense and security cooperation between Hanoi and Washington.

Many analysts deem this visit as a major step forward for both countries to reinforce their military ties.

After Dempsey's visit, another diplomatic move by Vietnam captured headlines. Le Hong Anh, a special envoy of the general secretary of the Communist Party of Vietnam Central Committee, and also a politburo member, paid a visit to Beijing on Friday, an ice-breaking one since the oil rig crisis in May.

It is interesting to compare the two trips. Dempsey's visit has sent a signal that Vietnam and the US are looking forward to closer cooperation on security, including the possibility of Washington easing its sanctions on arms exports to Vietnam. This might boost Hanoi's confidence in tackling Beijing.

But Le's visit has sent a different signal that Hanoi still wants to value a stable and positively interactive relationship with Beijing, despite the fact that both sides have been at daggers drawn in the past few months.

The two signals may contradict each other. A stronger Vietnam-US military relationship will raise Beijing's suspicion about Hanoi's honesty in mending its ways.

Meanwhile, the special envoy's visit to China will also make Washington realize that Hanoi will not pick sides and seek an alliance with the US, even if Washington tries to draw Hanoi over to its side by offering military assistance.

This kind of "middle way" has disappointed both China and the US to some extent. It seems that Vietnam is trying to employ this self-contradictory approach to align its own national interests.

On the one hand, Hanoi needs Washington's backup, but cannot be truly dependent on Washington.

The mayhem in Iraq, Afghanistan and Ukraine and Washington's feeble countermeasures have shown the high risks that any country has to take if it places all its bets on the US in the face of crisis.

Washington is taking a much prudent attitude toward its security promises to other nations.

Considering the simmering South China Sea disputes, there are very few benefits Washington can earn from giving Vietnam security promises. On the contrary, it has to bear great risks and costs if it has to fulfill them.

What's more, a historical grudge still haunts Vietnam and the US, and it won't be easy to turn over a new leaf.

As a result, even if the military and national security cooperation between Vietnam and the US can improve, the momentum will still be checked.

On the other hand, Vietnam knows that it cannot challenge China in the South China Sea at the cost of leading the bilateral relationship into a deadlock.

Hanoi can choose its friends but not its neighbors. Small and medium-sized nations won't engage in full-scale confrontations with their neighboring major powers, unless they have no alternative.

Hanoi resorting to provocations when dealing with China is an unwise strategy. Vietnam should employ more flexible approaches when its relationship with China turns sour, because elasticity is badly needed for both sides to achieve compromise at certain times.

The ideal scenario for Hanoi is that it can have wider access to Washington's support in terms of politics, national security and diplomacy amid escalating tensions with China. And meanwhile, it can be more capable of taking advantage of this support, though much limited, to make a fuss in the South China Sea.

This ideal scenario can only be acquired on the condition that Hanoi is able to maintain the stability and balance of a triangular relationship with Washington and Beijing.

However, it is not just Vietnam that makes the call. Vietnam is taking risks by gaining advantage from both the US and China. China, has been exercising restraint. But the situation may go out of control if Vietnam keeps being provocative.

Having things both ways between China and the US is a dangerous game for Vietnam. Hanoi should stop swaying and hold a fixed position on the South China Sea issue. Hanoi needs greater strategic wisdom, rather than just some contingent, opportunist moves.

The author is a professor at the Guangdong Research Institute for International Strategies. opinion@globaltimes.com.cn


Posted in: Viewpoint

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Bài học từ sự bế tắc với Việt Nam của Trung Quốc trong vụ giàn khoan dầu


Tìm hiểu các động lực đằng sau hành động khiêu khích của Bắc Kinh sẽ giúp Mỹ và các đối tác của mình biết đối phó với những sự cố trong tương lai.

HD_981-9421f-crop1399473594117p.jpg
HD-981
Vào ngày 02 tháng 5, Trung Quốc đơn phương đặt một giàn khoan dầu ở khu vực cách 120 dặm từ bờ biển Việt Nam - gần các hòn đảo tranh cấp giữa cả hai nước và cũng nằm trong phạm vi 200 dặm vùng biển được luật pháp quốc tế xem là khu vực đặc quyền kinh tế của Hà Nội. Ngay thoạt đầu, khoảng ba mươi tàu thuyền Việt Nam cố gắng can thiệp, nhưng đã bị hơn tám mươi tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan đẩy lui. Mặc dù giàn khoan đã định ở lại vị trí đến ngày 15 tháng 8, nhưng vào ngày 16 tháng Bảy, Trung Quốc lại kéo giàn khoan ra khỏi khu vực.

Hành động quá tay của Trung Quốc đã trả giá đắt. Cùng các hậu quả khác, hành động ấy làm tăng tốc cuộc chạy đua vũ đang ở châu Á và khuếch đại các lời kêu gọi đối phó với Bắc Kinh từ Washington và Tokyo. Tuy nhiên, Trung Quốc lại đạt được những thông tin hữu dụng để cải thiện chiến lược đang diễn ra ở Biển Đông. Việc hiểu được nguyên nhân tại sao Bắc Kinh đã hành động như thế và bài học kèm theo của nó sẽ giúp Washington và các đối tác đối phó với Trung Quốc.

Để đạt được vai trò hàng đầu ở châu Á, Bắc Kinh phải hất cẳng Washington. Vì quá yếu không thể đối đầu trực tiếp với Mỹ, Trung Quốc cố gắng mài mòn dần hiện trạng của khu vực thông qua những hành động khiêu khích các nước láng giềng ở mức độ thấp. Trong cá biệt, những hành động này không thể khiến các nước yếu hơn Trung Quốc tiến hành chiến tranh chống lại nó hoặc khiến Mỹ phải can thiệp nghiêm trọng; nhưng khi gom tất cả lại, các hành động này tất sẽ làm nghiêng thế cân bằng của châu Á về phía có lợi cho Trung Quốc. Bằng cách liên tục đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mình trong khu vực, Bắc Kinh phô trương được ưu thế quân sự của mình và buộc Washington phải đứng trước một lựa chọn khó khăn: (1) Hoặc hỗ trợ các nước này bất cứ khi nào bị Trung Quốc khiêu khích, có nguy cơ leo thang sức mạnh hạt nhân, mất kiểm soát Trung Quốc và đối tác thương mại quan trọng ; hoặc (2) vẫn duy trì không can dự, khiến sẽ hợp pháp hoá đòi hỏi của Trung Quốc với khu vực tranh chấp khi họ củng cố sự hiện diện của mình và làm giảm ham muốn trở thành đồng minh với Hoa Kỳ của các đối thủ mình bằng cách xói mòn các bảo đảm về an ninh của Mỹ. Nhưng nếu hành động quá mạnh tay, Bắc Kinh sẽ có nguy cơ lôi kéo và tạo nên một khối cân bằng ở Washington. Do đó, Trung Quốc tính toán và kềm chế hành động xâm lược để cố gắng áp dụng mức độ tối đa sức mạnh thích hợp với cách tiếp cận này.

Việc triển khai giàn khoan của Trung Quốc là một nỗ lực sử dụng chiến lược ấy vì Trung Quốc đã thử nghiệm được giới hạn của sự việc căn cứ vào bằng chứng mâu thuẫn về cách giải quyết của Mỹ. Một mặt, tối thiểu là sáu tháng trước khi bắt đầu cuộc đương đầu bế tắc, Mỹ đã hứa viện trợ hàng hải cho Việt Nam. Và trong tháng trước khi Bắc Kinh hành động, trong thời gian công du châu Á Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố rằng các đảo tranh chấp với Trung Quốc và Nhật Bản được bảo vệ bởi hiệp ước quốc phòng của Washington với Tokyo, kêu gọi Mỹ phải hỗ trợ quân sự cho Philippines (mà không giải thích rõ ràng cho thấy sự hỗ trợ ấy có mở rộng đến các hòn đảo đanh trang chấp bởi Bắc Kinh và Manila hay không), và mở ra những truy cập mới đến các căn cứ quân sự Philippines. Mặt khác, Trung Quốc đã chứng kiến phản ứng nhút nhát của Mỹ về các sự vụ chiếm đoạt quyền lực bất hợp pháp, bao gồm việc chỉ riêng trong tháng ba năm 2014, Nga sáp nhập Crimea và Trung Quốc ngăn chặn không cho đồng minh Philippines của Mỹ tiếp tế một con tàu mà họ đã duy trì giữa vùng biển tranh chấp trong mười lăm năm.

Bài học gì cho Hoa Kỳ? Dù không hiểu rõ phản ứng của Mỹ, Trung Quốc vẫn không sợ việc đi quá giới hạn. Do đó, Washington phải xác định rõ vai trò an ninh của mình và thường xuyên đáp trả cứng rắn với các hành động khiêu khích của Bắc Kinh. Thuyết phục trước cho phía Trung Quốc hiểu rằng những cuộc tấn công của họ có tổn thất thực sự và sẽ ngăn chặn họ trong việc dùng sức mạnh để thay đổi hiện trạng.

Việc Trung Quốc nhắm đến Việt Nam chứ không nhằm các đối thủ hàng hải chính của mình là Nhật Bản và Philippines cũng là một cố gắng lựa chọn có tính chiến lược. Trước tiên là vì giữa Mỹ và Việt Nam không có hiệp ước phòng thủ, cho nên Washington ít có áp lực phải thay mặt cho Hà Nội mà can thiệp hơn là khi Bắc Kinh đối đầu với Manila hay Tokyo. Thứ hai, so với Nhật Bản và Philippines, Trung Quốc có mối quan hệ gần gũi hơn và thông tin liên lạc chặt chẽ hơn với Việt Nam. Do đó, Bắc Kinh có thể dễ dàng xuống thang cuộc xung đột với Hà Nội. Thứ ba, vì cho đến nay Việt Nam yếu hơn nhiều so với Nhật Bản, Trung Quốc đo lường được khả năng của một đối thủ vừa phải để có thể giải quyết mà không phải tự mình đọ sức với một quân đội gần ngang ngửa và có liên minh chặt chẽ với Mỹ

thediplomat_2014-08-30_10-17-54-386x255.jpg
Biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam do sự kiện giàn khoan

Ở đây cũng có một bài học khác cho Mỹ. Washington phải gia tăng quan hệ quân sự, kinh tế và ngoại giao với các nước láng giềng của Trung Quốc, khuyến khích hợp tác đa phương của họ chống lại sự xâm lược của Bắc Kinh và kêu gọi Trung Quốc cùng các quốc gia này mở rộng các kênh thông tin liên lạc của họ (vào tháng trước, Nam Hàn và Trung Quốc đã đồng ý mở một đường dây nóng về quân sự và Nhật Bản đã tái duyệt lại một yêu cầu với Trung Quốc trong tháng). Các quốc gia này càng được mạnh mẽ và gần gũi với nhau và Mỹ chừng nào họ sẽ càng ít có khả năng bị Trung Quốc thách thức. Mặc dù vậy, Bắc Kinh sẽ đối đầu với các cường quốc và các đồng minh của Mỹ, như bằng chứng của việc họ đã cưỡng ép chủ quyền lãnh thổ với Tokyo và Manila. Tuy nhiên, mối căng thẳng giữa Trung Quốc với Việt Nam đã là áp lực hàng hải căng thẳng nhất trong lịch sử gần đây. Ví dụ, khi cuộc bế tắc trở nên căng thẳng hơn, Trung Quốc bảo vệ giàn khoan của mình bằng máy bay chiến đấu và hơn 100 con tàu, bao gồm cả chiến hạm (trái ngược với số lượng các lực lượng hàng hải dân sự nhỏ hơn mà họ thường triển khai). Trung Quốc liên tục đâm vào tàu Việt Nam và đã đánh chìm một chiếc (thường hăm dọa các mục tiêu của mình bằng cách triển khai một số lượng lớn các tàu và bắn vòi rồng vào họ). Mặc dù Mỹ và các đối tác của mình sẽ khó ngăn chặn các khiêu khích ở mức thấp của Trung Quốc, chương hồi này tiếp cận sự khiêu khích ở mức cao hơn và một nguy cơ leo thang. Can dự sâu sắc hơn của Mỹ và triển vọng của các phản ứng đa phương ở châu Á có thể dễ dàng ngăn chặn những cuộc xung đột như vậy, và sự giao tiếp tốt hơn sẽ giúp kiểm soát được chúng nếu có bùng nổ.

Bắc Kinh cũng đã học được bài học từ phân hồi này.

Đầu tiên, Trung Quốc có được sự chắc chắn hơn rằng Hoa Kỳ ghét không muốn can thiệp vào các cuộc xung đột. Sau khi Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải và các quy định của pháp luật bằng cách đặt giàn khoan bốn mươi tầng và một hạm đội suốt bảy mươi lăm ngày trong vùng biển Việt Nam, đánh chìm một tàu biển của Việt Nam và đưa giàn khoan thứ hai vào gần khu vực này, Mỹ đã hành động ít hơn những gì mà Trung Quốc gọi là "khiêu khích." Washington từ chối không hòa giải cuộc tranh chấp, không áp đặt một biện pháp trừng phạt nào, không triển khai hải quân đến vùng biển tranh chấp, và đã không đóng lại lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Hà Nội. Sự lãnh đạm của Mỹ đã thúc đẩy Trung Quốc, như từng thể hiện qua việc họ liên tục leo thang vụ bế tắc giàn khoan như thế nào.

Thứ hai, Trung Quốc thấy rằng dù phe chống lại sự vươn dậy của mình ở châu Á đang phát triển, nhưng họ không có lòng kiên định để đi đến mục đích. Tại cuộc họp ngay sau khi Trung Quốc triển khai giàn khoan, Hiệp hội các nước Đông Nam Á thất bại không xác định Trung Quốc là kẻ xâm lược. Vì vậy, ngay cả một Bắc Kinh ăn hiếp bắt nạt vẫn có thể duy trì đủ mức ảnh hưởng của mình đến các nước láng giềng yếu hơn để dọa nạt những nuớc lệ thuộc thương mại vào vòng quy phục. Và dù Hà Nội đang gần gũi hơn với Washington, đất nước này vẫn giới hạn mối quan hệ đó chỉ để cân bằng mối quan hệ của mình với Bắc Kinh - đối tác thương mại lớn nhất và người láng giềng mạnh mẽ hơn mà  mình có chung biên giới. Giữa cuộc bế tắc, một quan chức quân sự Việt Nam nêu ra rằng "Chúng ta nói chuyện với Mỹ, nhưng vẫn còn quá sớm để nói rằng những căng thẳng hiện nay sẽ thay đổi cách tiếp cận của chúng ta như thế nào" Thật vậy, kể từ thời điểm đó, Việt Nam tiếp tục hạn chế việc ghé cảng của Hải quân Mỹ bằng một lần duy nhất hàng năm, để ngăn cản các tàu hải quân Mỹ đang hoạt động không thể vào vịnh Cam Ranh (cảng nước sâu thượng hạng của Hà Nội), và từ chối không cho Washington truy cập vào các cơ sở quân sự của mình (các cuộc đàm phán bắt đầu vào đầu năm 2012).

Trung Quốc đang sử dụng những bài học này để làm đậm nét chiến lược thống trị châu Á của mình

Trước tiên, Bắc Kinh sẽ xuống nước một cách chiến lược (và tạm thời) khi có lợi. Trong vụ tranh chấp này Trung Quốc đã làm như thế bằng cách rút tháo giàn khoan đồng thời trả tự do cho các ngư dân Việt Nam mà họ đã bắt giữ trong thời gian tranh chấp. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã đạt được mục tiêu chính của việc phát thanh sang các nước láng giềng rằng một nước Việt Nam đứng dậy lẻ loi không thể ngăn chặn được mình và Mỹ sẽ không can thiệp. Giữ giàn khoan ở lại chỉ mang về mối lợi nhỏ nhưng có thể củng cố thêm hình ảnh Trung Quốc như một kẻ bắt nạt và sẽ làm suy yếu phe ủng hộ Trung Quốc của Việt Nam.

Kế đó, Trung Quốc sẽ cố gắng làm các nước láng giềng phụ thuộc sâu sắc hơn để làm suy giảm sự chống đối mình. Ví dụ, Trung Quốc đang đàm phán các hiệp định thương mại tự do với Australia, Nhật Bản (các nước có thương mại với Trung Quốc dự kiến sẽ gia tăng lần đầu tiên kể từ năm 2011), Hàn Quốc và Đài Loan. Và Trung Quốc đang phát triển cơ sở hạ tầng Ngân hàng Đầu tư châu Á để thay thế cho Ngân hàng Thế giới, trong đó Mỹ và Nhật Bản có quyền biểu quyết mạnh nhất. Từ đó Bắc Kinh sẽ có vị trí tốt hơn để khai thác công khai giữa các nước láng giềng bằng cách chia rẽ và chinh phục họ thông qua một kết hợp của cưỡng chế và hỗ trợ an ninh cùng các biện pháp kinh tế.

Việc rút giàn khoan của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang tái điều chỉnh để tìm mức áp lực thích hợp chứ không phải ngừng nghỉ chiến thuật của mình. Thật vậy, ngay sau khi kết thúc chương hồi này, Bắc Kinh đã gửi hai tàu khảo sát biển vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế có tiềm năng tài nguyên phong phú của Manila, ra lệnh cho nhiều giàn khoan dầu và tàu bảo vệ bờ biển vào biển Đông và công bố kế hoạch xây dựng hải đăng trên các đảo để nâng cao khẳng định lãnh hải của mình đối với Hà Nội.

Mỹ và các đối tác của mình phải tận dụng những bài học từ cuộc bế tắc giàn khoan này nếu họ mong muốn ngăn chặn - hoặc thậm chí làm trì trệ - các hành động khiêu khích của Trung Quốc.

Paul J. Leaf.jpg
Paul J. Leaf/The Diplomat
Tác giả Paul J. Leaf làm việc cho Hội đồng Chicago về vấn đề toàn cầu. Ông là nhà bình luận thường xuyên về chính sách đối ngoại và là luật sư tại một công ty luật quốc tế.



Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ

Bài báo nguyên gốc: Learning From China’s Oil Rig Standoff With Vietnam - By Paul J. Leaf - August 30, 2014


Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Học gì từ vụ đối đầu giàn khoan giữa TQ và VN? (The Diplomat, 30/8/2014)

Bài rất hay trên Diplomat hôm nay. Bản dịch sẽ cung cấp sau khi có điều kiện, còn dưới đây là bản gốc và tóm tắt những ý chính. Enjoy!
---------
Tóm tắt:
Hành xử vừa qua của TQ cho ta những bài học gì?

Bài học dành cho Mỹ: Rõ ràng TQ sẽ không ngại đẩy mạnh xung đột nếu nó biết Mỹ sẽ không can thiệp. Vì vậy, Mỹ cần phải tỏ thái độ rõ rệt rằng việc thay đổi hiện trạng sẽ gây ra những thiệt hại nặng nề cho phía TQ.

Bài học cho phía TQ: Nếu TQ quá mạnh tay thì sẽ đẩy VN nghiêng về phía Mỹ nhiều hơn, và hình ảnh của TQ trong khu vực và thế giới cũng xấu xí hơn. Tuy vậy, nhìn chung thì VN vẫn rất muốn có quan hệ tốt với TQ, và châu Á thì cũng chẳng mấy đoàn kết và không có được giải pháp thống nhất để đối phó với TQ.

Vì vậy, những gì TQ sẽ làm trong thời gian tới không phải là xuống thang xung đột, mà chỉ là điều chỉnh lại mức độ áp lực của nó trên Biển Đông sao cho không gây hại cho chính nó, đồng thời tăng cường quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực để tạo một sự phụ thuộc khiến các nước lân bang phải cân nhắc khi phản đối các chính sách lấn áp đối với VN. Tham vọng của TQ ở Biển Đông vẫn còn nguyên vẹn, và nó đã nhanh chóng chứng tỏ điều này bằng việc công bố kế hoạch xây hải đăng trên các đảo đang tranh chấp với VN.

Bình luận của tôi: Chỉ có VN là mất mát lớn nhất trong cuộc đối đầu này nếu nhà cầm quyền không sớm xác định lại các mối quan hệ ngoại giao của mình để lựa chọn giữa một bên là TQ với sự lấn át ngày càng gia tăng và bên kia là Mỹ và phương Tây với những đòi hỏi về cải cách thể chế mà Đảng CSVN chắc chắn là không muốn.
------------

Learning From China’s Oil Rig Standoff With Vietnam



On May 2, China unilaterally placed an oil-drilling rig in waters 120 miles from Vietnam’s coast – near islands claimed by both countries and well within Hanoi’s 200-mile exclusive economic zone set by international law. From the outset, approximately thirty Vietnamese vessels tried to intervene, but were repelled by the eighty plus Chinese ships protecting the rig. Although the platform was scheduled to maintain its position until August 15, China withdrew it on July 16.

China’s overreach was costly, among other things it accelerated a developing arms race in Asia and amplified calls for Washington and Tokyo to counter Beijing. Still, China acquired useful information to hone its ongoing strategy in the South China Sea. Understanding why Beijing took this action and its attendant lessons will help Washington and its partners deal with China.

Beijing seeks primacy in Asia, so it must displace Washington. Because China is too weak to directly confront the U.S., it tries to gradually chip away at the regional status quo through low-level provocations against its neighbors. Individually, these actions do not justify China’s weaker targets waging war against it or serious U.S. intervention; added together, they may eventually tilt Asia’s balance in China’s favor. By repeatedly confronting its regional competitors, Beijing showcases its military superiority and forces Washington to make a difficult choice: (1) Assist those countries whenever China tries a provocation, which cedes control to China and risks escalation with a nuclear-power and important trade partner; or (2) Remain uninvolved, which legitimizes China’s claims to disputed areas as it fortifies its presence therein and diminishes its rivals’ desire to ally with the U.S. by undermining U.S. security guarantees. But if Beijing pushes too hard, it risks drawing in Washington and creating a balancing bloc. China therefore calibrates aggression and restraint to try to apply the maximum level of force consistent with this approach.

China’s rig deployment was an attempted use of this strategy because it was testing its limits given conflicting evidence about U.S. resolve. On one hand, less than six months before the standoff began, the U.S. had promised maritime aid to Vietnam. And the month before Beijing’s move, U.S. President Barack Obama declared while in Asia that islands claimed by China and Japan are covered by Washington’s defense treaty with Tokyo, called U.S. military support for the Philippines “ironclad” (without clearly explaining whether that support extended to islands claimed by Beijing and Manila), and welcomed new access to Filipino military bases. On the other hand, China had witnessed timid U.S. responses to illegal power grabs, including, in March 2014 alone, Russia annexing Crimea and China blocking America’s ally the Philippines from re-supplying a ship that it had maintained in contested waters for fifteen years.

The lesson for the U.S.? China does not fear pushing the envelope when it is uncertain of the U.S. response. Washington must therefore clearly define its security positions and regularly meet Beijing’s provocations with tough responses. Convincing China in advance that its incursions have real costs will deter it from forcibly challenging the status quo.

China targeting Vietnam rather than its other primary maritime rivals Japan and the Philippines was also an attempted strategic choice. First, the U.S. and Vietnam have no defense treaty, so Washington felt less pressure to intervene on Hanoi’s behalf than it would have faced had Beijing confronted Manila or Tokyo. Second, China has closer relations and stronger communication with Vietnam than it does with Japan and the Philippines. Beijing could therefore more easily de-escalate a conflict with Hanoi. Third, because Vietnam is far weaker than Japan, China gauged a moderate rival’s capabilities and resolve without pitting itself against a near military equal closely allied with the U.S.

There is another lesson for the U.S. here. Washington must deepen its military, economic, and diplomatic ties with China’s neighbors, encourage their multilateral cooperation against Beijing’s aggression, and urge China and these countries to expand their communication channels (South Korea and China agreed last month to open a military hotline and Japan renewed such a request with China in May). The stronger these countries are and the closer they are to the U.S. and each other, the less likely China is to challenge them. Even so, Beijing will confront powerful countries and U.S. allies, as evidenced by it forcibly pressing its territorial claims against Tokyo and Manila. But China’s row with Vietnam was its most intense maritime push in recent history. For instance, as the standoff intensified, China secured its rig with fighter jets and more than 100 ships, including naval vessels (in contrast to the smaller number of civilian maritime forces it usually deploys). It repeatedly rammed Vietnamese boats and sank one (it usually intimidates its targets by deploying a greater number of ships and firing water cannons at them). Although the U.S. and its partners will have trouble preventing China from continuing its normal low-level provocations, this episode approached a medium-level provocation with a greater risk of escalation. Deeper U.S. involvement and the prospect of multilateral responses in Asia can more easily avert such conflicts, and better communication will help to control them if they break out.

Beijing also learned from this episode.

First, China has greater certainty that the U.S. loathes intervening in conflicts. After China threatened freedom of navigation and the rule of law by parking for seventy-five days a growing armada and a forty-story rig in Vietnam’s protected waters, sank a Vietnamese ship, and sent a second rig near the area, the U.S. did little more than call China’s actions “provocative.” Washington refused to mediate the dispute, imposed no sanctions, deployed no naval assets to the disputed waters, and did not end its ban on the sale of lethal weapons to Hanoi. U.S. detachment spurs China, as shown by how it steadily escalated the rig standoff.

Second, China sees that while Asian opposition to its rise is growing, no steadfast consensus to that end exists. At its meeting shortly after China’s rig deployment, the Association of Southeast Asian Nations failed to identify China as the aggressor. Thus, even a bullying Beijing maintains sufficient influence to cow its weaker and trade-dependent neighbors into submission. And while Hanoi is drawing closer to Washington, it limits that relationship to balance its ties to Beijing – its largest trade partner and more powerful neighbor with whom it shares a border. A Vietnamese military official stated during the standoff that “[w]e’re talking to U.S. but it is too early to say how the tensions now will change our approach.” Indeed, since that time, Vietnam continues to restrict the U.S. Navy to a single annual port call, to bar active U.S. naval vessels from entering Cam Ranh Bay (Hanoi’s premier deep-water port), and to deny Washington access to its military facilities (talks began as early as 2012).

China is using these lessons to sharpen its strategy for dominating Asia.

First, Beijing will strategically (and temporarily) de-escalate when beneficial, such as to muffle calls to contain it. China did so in this dispute by removing the rig early and simultaneously releasing Vietnamese fishermen it had captured during the row. By that time, China had already achieved its primary goals of broadcasting to its neighbors that a rising Vietnam alone could not stop it and the U.S. would not intervene. Keeping the rig in place thereafter offered only diminishing marginal returns, but would have further cemented China’s appearance as a bully and weakened Vietnam’s pro-China faction.

Second, China will try to deepen its neighbors’ economic dependence on it to dampen their willingness to oppose it. For instance, China is negotiating free trade agreements with Australia, Japan (whose trade with China is already projected to increase for the first time since 2011), South Korea and Taiwan. And it is developing the Asian Infrastructure Investment Bank as an alternative to the World Bank, in which the U.S. and Japan have the strongest voting rights. Beijing will thus be better positioned to exploit daylight between its neighbors by dividing and conquering them through a mix of coercive and supportive security and economic measures.

China’s rig withdrawal signifies that Beijing is re-calibrating, not ceasing, its tactics to find the appropriate pressure level. Indeed, shortly after ending this episode, Beijing sent two maritime survey vessels inside Manila’s potentially resource-rich exclusive economic zone, ordered more oil rigs and coast guard vessels for use in the South China Sea, and announced plans to build lighthouses on islands to elevate its claim to them over Hanoi’s. The U.S. and its partners must leverage the lessons available from the rig standoff if they hope to stop – or even slow – China’s provocations.

Paul J. Leaf worked for the Chicago Council on Global Affairs. He is a regular commentator on foreign policy and an attorney at an international law firm.

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Việc TQ rút giàn khoan không chứng minh điều gì cả (The Diplomat 16/7/2014 - bản dịch hoàn tất)

Bài mới trên The Diplomat. Bản dịch vừa hoàn tất tối ngày 17/7/2014. Đã đăng trên trang ijavn.org.
------



Sáng thứ tư vừa qua TQ đã đưa ra một tuyên bố đáng giật mình, khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ là Hồng Lỗi (Hong Lei) thông báo với Tân Hoa Xã rằng giàn khoan dầu ngoài khơi mang tên HYSY 981 của Công ty dầu khí quốc gia TQ đang di chuyển khỏi vùng biển tranh chấp với VN tại quần đảo Hoàng Sa, nơi nó đã hạ đặt từ ngày 2/5 đến nay. Từ lúc được hạ đặt tại đây, giàn khoan đã trở thành một nguồn xung đột giữa VN và TQ, với những đụng độ trên biển diễn ra hầu như mỗi ngày giữa lực lượng cảnh sát biển và các tàu đánh cá của hai bên, và những cuộc biểu tình bạo động chống TQ tại VN. Mặc dù sự di chuyển giàn khoan đột ngột này thật đáng ngạc nhiên và có ý nghĩa xét theo nhiều lý do khác nhau, nhưng ông Hồng Lỗi đã nhấn mạnh rằng Tây Sa, tức Hoàng Sa theo cách gọi của VN, hiển nhiên là lãnh thổ của TQ, rằng "TQ cực lực lên án những hành động phá rối thiếu sáng suốt của VN và đã thực hiện những biện pháp an ninh cần thiết để đảm bảo cho giàn khoan hoạt động."

Quyết định di chuyển giàn khoan đến đảo Hải Nam một tháng trước kế hoạch đã gây ra nhiều câu hỏi khác nhau. Trước đây, CNPC đã từng tuyên bố rằng giàn khoan sẽ tiếp tục hoạt động tại vị trí hạ đặt đến ngày 15/8, nhưng hôm thứ ba vừa qua lại tuyên bố rằng việc thăm dò và khoan dầu đã hoàn tất. Phó giám đốc Văn phòng nghiên cứu chính sách của CNPC, ông Vương Chấn (Wang Zhen), cho biết những phân tích ban đầu cho thấy khu vực này "có những điều kiện và tiềm năng cho việc thăm dò dầu khí, nhưng việc thử nghiệm hút dầu chưa thể bắt đầu cho đến khi các số liệu được đánh giá một cách toàn diện." Như vậy TQ đã tự tạo cho mình một lý do để rút giàn khoan nếu nó muốn, nhưng việc TQ nêu ra một cách mơ hồ việc cần phải đánh giá thêm các số liệu trước khi quay lại khoan dầu có nghĩa là nước này có thể quyết định xem có sẽ trở lại khu vực tranh chấp với VN này hay không, và nếu có thì khi nào.

Việc TQ đột ngột rút giàn khoan trước thời hạn đã tuyên bố mà không hề báo trước và hầu như không kèn không trống dễ dẫn đến giả định logic rằng TQ đang muốn làm giảm căng thẳng với VN, và có lẽ đang thuận theo những áp lực của quốc tế đối với những yêu sách ngày càng tăng của nó đối với 90% Biển Đông, gây ra những tranh cãi ngày càng căng thẳng với cả Việt Nam lẫn Philippines. Rất có thể là như thế, nhưng TQ đã tạo ra cho mình cái cớ để có thể trở lại nếu như nó muốn. 

Mặc dù không đưa ra một lý do chính thức cho việc rút sớm của mình, Tân Hoa Xã đã ghi nhận rằng những hoạt động thử nghiệm không thể tiến hành được ngay vì mùa bão đã đến. Một viên chức của ngành công nghiệp dầu khí có nhiều hiểu biết về hoạt động của giàn khoan khi phát biểu với hãng Reuters cũng ghi nhận rằng việc di chuyển sớm giúp cho giàn khoan có thể thực hiện các hợp đồng công việc khác. Với tư cách là giàn khoan dầu ngoài khơi mới nhất và tân tiến nhất, có khả năng khoan sâu gáp đôi các giàn khoan nước sâu khác, hai lý do nói trên có vẻ cũng có lý. TQ đã rút tất cả các tàu mà nó đã đưa đến để bảo vệ giàn khoan đồng thời bảo vệ yêu sách của nó trên vùng biển tranh chấp. Theo phát biểu của ông Lê Hà, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư, Việt Nam cũng đã rút 30 tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của mình về để tránh cơn bão Rammasun sắp đến. 

Thật ngạc nhiên là TQ đã quyết định hầu như từ bỏ yêu sách của nó trên quần đảo Hoàng Sa vào lúc này, khi việc đâm tàu và bắn súng phun nước của TQ đối với VN đã khiến cho cuộc tranh chấp hầu như chỉ do một phía, vì phía VN đã bị thiệt hại 27 chiếc tàu và bị thương 15 kiểm ngư viên. Ngay cả những cuộc biểu tình phản đối TQ tại VN vốn đã lên đến đỉnh vào tháng Năm vừa qua đã hạ nhiệt sau khi gần như bị chính phủ dập tắt, có lẽ là do VN quá phụ thuộc vào những quan hệ kinh tế với TQ và hiểu được rằng hải quân của họ không thể nào sánh được với hải quân của TQ. 

Với VN hầu như đã bị khống chế trong một tương lai gần, việc quyết định rút giàn khoan sớm hẳn chỉ do những căng thẳng lớn hơn trong khu vực. Việc TQ khẳng định đường chín đoạn tại Biển Đông mới đây với cả Vietnam lẫn Philippines đã là chất xúc tác cho nhiều hợp tác an ninh khu vực. Đối thủ lớn nhất của TQ trong khu vực là Nhật đã tận dụng cơ hội này để hứa cung cấp tàu cảnh sát biển và tăng cường các mối quan hệ quốc phòng với các nước có liên quan. TQ cũng là đích nhắm trong Đối thoại Shangri-La vào cuối tháng Năm vừa qua, trong đó cả Mỹ lẫn Nhật đều chỉ đích danh ý đồ thay đổi hiện trạng tại Biển Đông như là một xu hướng đáng quan tâm nhất trong khu vực. 

Mặc dù TQ có vẻ như đang rút lui vào lúc này, nhưng có lẽ nó đang chơi một ván cờ kéo dài. Nó không hề nhượng bộ bất kỳ yêu sách nào, mà ngược lại đã tỏ ra rằng nó có thể khẳng định ý chí của mình (ít nhất là đối với quốc gia yếu hơn rất nhiều là VN) và hoàn tất các mục tiêu của nó bất chấp những lời phản đối trong khu vực và những va chạm hầu như mỗi ngày. TQ có lẽ sẽ xem đây là một tiền lệ thành công, trong đó nó có thể áp đặt những diễn giải của nó lên các đường ranh giới trong khu vực mà không bị ai phản ứng gì. Thay vì làm giảm sự quyết đoán của mình, rất có thể các nhà lãnh đạo của TQ cảm thấy mình có thể trở lại những vấn đề tương tự vào lúc nào và khi nào nó muốn trong tương lai, và sự cân bằng về an ninh trong khu vực sẽ không thay đổi hoặc được củng cố nhiều trong khoảng thời gian ấy. Nếu điều này là đúng, thì có nghĩa là một giàn khoan đã an toàn trở về vùng biển của mình, và TQ đã chứng tỏ nó có đủ sức để chịu đựng áp lực kéo dài trong khu vực.

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Giá trị pháp lý công hàm Phạm Văn Đồng theo luật pháp quốc tế và cơ hội ngàn vàng để Việt Nam xác quyết chủ quyền ... (BVN 14/7/2014)

Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2014/07/gia-tri-phap-ly-cong-ham-pham-van-ong.html

Luật sư NGUYEN LE-HA
Từ nhiều tuần nay, các học giả, nhà nghiên cứu, chính trị gia, luật gia nói viết nhiều về công điện Phạm Văn Đồng ký và gửi ngày 14/9/1958 cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai liên quan tới lời tuyên bố của Trung Quốc ngày 4/9/1958 về bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nới rộng là 12 hải lý bao gồm lãnh thổ trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Xisha tức Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Nansha tức Trường Sa).

Điều tuyên bố trên của Trung Quốc về việc nới rộng biển đảo ra 12 hải lý hoàn toàn phù hợp với đề nghị của Hội Nghị Quốc Tế về luật biển họp tại Genève từ ngày 24-2 đến 29-4-1958.

Bức công điện Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nội dung như sau:

"Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.

Chính công điện hay công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng này đã gây nên những tranh cãi bất tận và đối nghịch nhau đưa đến những giải thích và kết luận có nhiều điểm hoàn toàn trái với luật thông lệ quốc tế, công pháp quốc tế và luật quốc tế về hiệp ước. 

Chúng tôi nhận thấy có sự nhầm lẫn căn bản là: sự lẫn lộn Luật quốc nội (droit interne) và Luật công pháp quốc tế (droit publique international), và Luật quốc tế về hiệp ước (droit international des traités), đặt biệt Công Ước Vienne về Hiệp Ước (Convention de Vienne sur le droit des traités). 

Chúng tôi sẽ giải thích sự lầm lẫn trên có thể đưa đến các kết luận tai hại qua việc đánh giá không chính xác công điện Phạm Văn Đồng đồng thời với những lời giải thích này hy vọng sẽ soi sáng các quyết định của các nhà lãnh đạo Chính quyền Việt Nam can đảm nắm bắt cơ may bằng cách sử dụng cơ quan tài phán quốc tế thích hợp để Việt Nam chiến thắng trên trường quốc tế liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa (1). 

I- TÌM HIỂU NỘI DUNG CÔNG ĐIỆN VÀ Ý ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG
1)- Đọc lại từng câu, từng chữ Công điện, chúng tôi nhận thấy mạch lạc rõ ràng (sans équivoque): “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố…, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Đoạn tiếp: Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định… hải phận 12 hải lý và còn nhấn mạnh ba chữ cuối câu trên mặt bể.

2)- Công điện Phạm Văn Đồng không hề nhắc đến, hay ám chỉ các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền và quản lý của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà (Việt Nam Cộng Hòa), một quốc gia độc lập (indépendance) có chủ quyền (souveraineté) và được quốc tế thừa nhận tương tự như Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) với thủ đô là Hà Nội. 

Sự giải thích trên đúng với qui định căn cứ theo điều 29 Công Ước Vienne về Hiệp Ứơc: thoả ước chỉ áp dụng trên toàn lãnh thổ của bên kết ước (2).

3)- Nhìn kỹ lại lời tuyên bố của Trung Quốc 4/9/1958, trong thời điểm Hội Nghị Quốc Tế về luật biển họp tại Genève, chỉ cốt yếu về việc nới rộng biển đảo ra 12 hải lý, không phải là lời tuyên bố vể chủ quyền các đảo mặc dù lời tuyên bố có chồng chéo lên chủ quyền các đảo thuộc các nước khác như Việt Nam Cộng Hoà (Hoàng Sa và Trường Sa) và các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan (Trường Sa).

Đằng khác, Công Pháp Quốc tế cũng chỉ cho phép tuyên bố đơn phương một đối tượng duy nhất chỉ định rõ ràng như như việc việc nới rộng biển đảo ra 12 hải lý của Trung Quốc

Chính vì lý do đó, các quốc gia này đã không thấy cần thiết phải lên tiếng về lời tuyên bố của Trung Quốc ngoại trừ Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Chính Phủ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là một quốc gia độc lập với Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà (theo Hiệp Định Genève 1954 phân định) lên tiếng ủng hộ thông qua Công điện nói trên.

Điều 31 Công Ước Vienne về hiệp ước cho biết việc giải thích thỏa ước phải thiện ý theo ý nghĩa bình thường trong bối cảnh thoả ước phát sinh và theo đối tượng và mục đích rõ ràng trong thỏa ước.

Như vậy Công điện Phạm Văn Đồng được phát sinh gửi đi trong bối cảnh Trung Quốc tuyên bố nới rộng biển đảo ra 12 hải lý vào thời điểm Hội Nghị Quốc Tế về luật biển họp tại Genève từ ngày 24-2 đến 29-4-1958. 

Đàng khác, đối tượng và mục đích rõ ràng ghi trong Công điện chỉ rõ việc thừa nhận 12 hải lý mở rộng, không có một chữ, một câu nào trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

Điều 32 Công Ước Vienne cũng qui định, trong trường hợp văn kiện mù mờ, không rõ ràng, có nguy cơ đưa tới kết luận kỳ quái (absurde) vô lý thì phải xem xét những công việc sửa soạn trước đó và những tình huống đưa tới việc ký kết văn kiện.

Thực vậy cho đến nay, trước thời điểm ký văn kiện, cũng như từ ngày Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi công điện 14/9/1958 tán thành việc nới rộng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, cho đến khi mất đã không hề tìm thấy một tài liệu nào công nhận hay mặc nhiên công nhận các đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

Đàng khác, chúng tôi cũng không thấy có một sự kiện nào, bằng các cuộc thảo luận thương thuyết hay văn bản trao đổi giữa Trong Quốc và Việt Nam liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa trước và sau công điện do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958.

Trái lại, thực tế cho thấy:
- Ngay khi Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975, quân đội của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản đảo Trường Sa rối giao lại cho Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà khi thống nhất đất nước 1976.

- Trận hải chiến ngày 19/1/1974 do Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa thuộc chủ quyền và quản lý của Việt Nam Cộng Hoà đã làm thiệt mạng 75 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa anh dũng chiến đấu. Ngay tức thì, ngày 19/1/1974, Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa ra tuyên cáo phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc. Tương tự, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam cũng đã phản đối hành động của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

- Ngày 14/3/1988, Trung Quốc đem quân xâm chiếm các bãi đá Gạc Ma, Colin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và giết hại 64 hải quân Việt Nam ra bảo vệ.

Các sự kiện nêu trên, sau khi Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa không tồn tại, các Chính quyền kế tiếp từ Chính quyền Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đến Chính quyền Dân Chủ Cộng Hoà và nay là Chính quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không có một sự nhượng bộ hay thỏa ước nào được biết đến cho tới nay liên quan tới các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tất cả các giải thích trên cho thấy, Công điện hay Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi ngày 14/9/1958 cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyến bố về lãnh hải 12 hải lý, chỉ là một sự tuyên bố ngoại giao không giá trị pháp lý, không có tác dụng công nhận chủ quyền liên quan tới đảo Hoàng Sa (Xisha) và Trường Sa (Nansha) của Việt Nam.

Theo chúng tôi, Công điện này chỉ có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu một thời kỳ thắm thiết “môi hở răng lạnh giữ hai nước anh em đồng chí cùng chung một giường” và dưới ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc đồng thời chứng tỏ người lãnh đạo đất nước thiếu cảnh giác và không có tầm nhìn xa.

II- NHỮNG LẦM LẪN TAI HẠI
Sai lầm: lẫn lộn về tư cách pháp lý trong hiệp ước quốc tế và cách giải thích Công điện Phạm Văn Đồng tùy tiện theo cảm tính hay theo lăng kính chính trị không căn cứ vào căn bản pháp luật.

Chúng ta đều biết Hiến Pháp quốc gia là luật quốc nội thường ghi nhận và bảo đảm những quyền căn bản của công dân đồng thời qui định cách tổ chức và điều hành quốc gia làm sao phát triển bền vững và mang phúc lợi tối đa cho mỗi người dân.

Trong Hiến Pháp, có những điều khoản qui định về về tư cách pháp lý (qualité juridique) của người dân, của viên chức chính quyền hay của các tổ chức dân sự hay thương mại, được gọi là pháp nhân (personne juridique).

Trong Công Pháp Quốc Tế, cũng có những điều khoản qui định về người đại diện quốc gia hay người có thẩm quyền, không nói người có tư cách pháp lý bởi vì nó thuộc luật quốc nội qui định các điều kiện khác nhau tùy theo mỗi quốc gia.

Bởi vậy không thể áp dụng tư cách pháp lý (luật quốc nội) vào các hiệp ước quốc tế để yêu cầu hủy bỏ thỏa ước đã ký do ngươi ký không có tư cách pháp lý hay vựợt quyền (ultra vires) theo luật quốc nội như trường hợp nêu ra bởi một số học giả và luật gia liên quan tới câu hỏi làm sao giải thoát hoặc vô hiệu hóa Công Hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký.

Có người lại còn yêu cầu Quốc Hội Việt Nam ra nghị quyết hủy bỏ Công Hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký cách đây 56 năm, hoăc xa hơn đòi xoá bỏ chính thể hiện nay và lập lại Việt Nam Cộng Hòa. Thật là ngộ nghĩnh tức cười.

Luận cứ của họ cho rằng công hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng thực sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tương tự lập luận của Trung Quốc nhưng, theo họ, là vô giá trị vì những lý do sau đây:

- Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có tư cách pháp lý để ký công hàm; hoặc
- Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã vượt quyền hạn (ultra vires); hoặc
- Công hàm ký bởi Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã không đưa ra Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn, nên thiếu sự đồng thuận (vice de consentement), hoặc vi hiến.

Các lập luận trên hoàn toàn trái với Thông Tục Quốc Tế, đặc biệt các qui định của Luật Quốc tế về hiệp ước.

Thật vậy, nếu đã coi Công hàm ký bởi Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một văn bản (hiệp ước) công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì giải pháp vô hiệu hóa Công Hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký của các học giả và luật gia trên hoàn toàn lầm lạc bởi các lý do sau đây:

- Điều 27 và 46 Công Ước Vienne về hiệp ước không cho phép viện dẫn luật quốc nội như là tì vết (vice) của sự thỏa thuận (consentement) để hủy hiệp ước đã ký, hay không muốn thi hành viện dẫn lý do Công Hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã không được đưa ra Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn.

- Điều 7 Công Ước trên ghi rất rõ những ai là đại diện của quốc gia kết ước có đầy đủ quyền lực (pleins pouvoirs) ký, chuẩn nhận, đồng ý một hiệp ước và quốc gia đó bị trói buộc vào hiệp ước. 

- Điều 7.2.a): chỉ rõ người đứng đầu quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao là những người đại diện quốc gia.

- Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công Hàm là người đứng đầu chính phủ Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà có đầy đủ quyền lực ký và nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phải bị ràng buộc.

- Nói khác đi, Nhà Nước Việt Nam phải tôn trọng và thi hành hiệp ước được ký bởi người đại diện là Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Giả sử nội vụ được đưa ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế với những dữ kiện và lập luận sai lầm trên, kết quả sẽ hết sức tai hại mà độc giả đã thấy trước.

III- CƠ HỘI NGÀN VÀNG ĐỂ VIỆT NAM XÁC QUYẾT CHỦ QUYỀN TRÊN HAI NHÓM ĐẢO HOÀNG SA và TRƯỜNG SA

1- Cơ hội ngàn vàng
Từ ngày Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công Hàm đã 56 năm, môt số không nhỏ các nhà lãnh đạo đất nước vẫn còn mê mẩn với các khẩu hiệu loè bịp như “các nước xã hội chủ nghiã đều là anh em”, rồi “16 chữ vàng và 4 tốt” do Trung Quốc ban tặng, mặc dù chính họ đã kinh qua nhiều trận chiến tàn phá khủng khiếp 6 tỉnh biên giới Việt-Trung năm 1979, xâm chiếm biển đảo Hoàng Sa năm 1974 và đảo đá Gạc Ma thuộc Trường Sa năm 1988. 

Sự việc giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc đặt trái phép vào thềm lục địa Việt Nam từ hai tháng nay cùng kéo theo hơn 100 các tàu đủ loại, đủ cỡ để bảo vệ các hoạt động của họ cộng với thái độ ngang ngược bất nhân đối với các tàu kiểm ngư và tàu cá của Việt Nam đã là một giọt nước làm tràn ly.

Sự kiện này có lẽ đang thức tỉnh một số quan chức còn mơ màng chỉ nhìn thấy Tàu lạ mà không thấy TÀU thiệt đã và đang giết hại ngư dân Việt từ nhiều năm nay.

Trong khi đó nhân dân cả nước đã tỉnh ngộ từ lâu, họ biết tàu lạ là ai. Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy Ban Công Lý Hoà Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã quả quyết rằng: “Tàu lớn, tàu nhỏ, tàu lạ, tất cả đều là TÀU cả”.

Ngày nay phải bổ túc câu nói trên: “… tàu lặn, tàu ngầm, tàu bay, tất cả đều là TÀU cả”. 

Ý dân là Ý Trời: các cuộc xuống đường hàng chục ngàn người, các cuộc hội thảo công khai về biển đảo, các kiến nghị của trí thức, các hội đoàn đủ mọi tầng lớp trong xã hội tố cáo Trung Quốc chiếm đoạt và vi phạm biển đảo Việt Nam dâng cao chưa từng có phải chăng là dấu chỉ báo trước cơn đại địa chấn Tsumani?

Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc đang bị kết án không tuân theo luật lệ quốc tế và muốn dùng vũ lực thay đổi đơn phương nguyên trạng tại biển Hoa Đông và Biển Đông. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và vài vị lãnh đạo cao cấp mới đây, đã tố cáo đích danh Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam và đe doạ đưa vụ việc ra Toà Án Quốc Tế giải quyết.

Đó là tín hiệu đáng mừng! Nhưng quan trọng là phải hành động ngay! Không phải truyền lại trách nghiệm cho các thế hệ con cháu 1000 năm sau mới đòi lại như tuyên bố của một quan chức quyền thế.

Theo thiển ý, chúng tôi nghĩ rằng Chính quyền Việt Nam không còn chọn lựa nào khác hơn là khiếu kiện Trung Quốc ra Toà Án Công Lý Quốc Tế La Haye thay vì Toà Án Trọng Tài Quốc Tế như Philippines đang tiến hành.

Việc đưa các tranh chấp ra Tòa Án Quốc Tế là một phương cách giải quyết hòa bình, bình đẳngkhách quan. Các quốc gia văn minh dân chủ coi đó là cách giải quyết rất bình thường giữa các quốc gia khi có bất đồng tranh chấp và không hề làm suy giảm tình hữu nghị.

Hiến Chương Liên Hiệp Quốc tại Điều 73 khuyến nghị các thành viên Liên Hiệp Quốc sử dụng Tòa Án Công Lý Quốc Tế giải quyết các tranh phương chấp như là biện pháp hoà bình.

2- Tòa Án Công Lý QuốcTế La Haye
Chúng tôi đề nghị vụ khiếu kiện Trung Quốc ra Tòa Án Công Lý QuốcTế La Haye và nội dung khiếu kiện phải bao gồm các tranh chấp liên quan tới các nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa bởi các lý do sau đây:

a)- Toà Án Trọng Tài Quốc Tế đang thụ lý vụ Chính quyền Philippines khiếu nại đường lưỡi bò 9 đoạn do Trung Quốc tự nhận chủ quyền chiếm đến 90% toàn bộ Biển Đông, vi phạm quyền, chủ quyền và quyền tài phán các biển đảo của họ đang chiếm giữ.

- Mục đích và đối tượng khiếu tố của họ đơn giảndễ dàng giải quyết: Trung Quốc chỉ cần có chút thiện chí công nhận các quyền đó bằng một thỏa ước riêng rẽ giữa hai nước và được phê chuẩn bởi Toà Án Trọng Tài Quốc Tế đang thụ lý mà không tổn hại nhiều tới đường lưỡi bò 9 đoạn của họ.

Chúng tôi cũng cần lưu ý quý độc giả rằng, nếu thỏa ước đó thành hình thì nó chỉ có giá trị giữa hai nước ký kết mà không ảnh hưởng gì tới các nước khác về đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc.

- Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, như tên gọi, cốt yếu nhằm giảng hoà, tìm đồng thuận giữa các bên để đạt tới một thỏa hiệp (compromis) mà không bắt buộc phải căn cứ vào các luật lệ quốc tế. Án lệ quốc tế đã nhiều lần minh tỏ điều đó.

Giải pháp đó gọi là ex aequo et bono (công bình và hữu ích).

Bởi vậy, Chính quyền Việt Nam, nếu muốn giải quyết toàn bộ và dứt khoát các tranh chấp liên quan tới các nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nên khiếu tố trước Tòa Án Công Lý QuốcTế La Haye, theo chúng tôi là chọn lựa thích hợp và tốt nhất bởi các lý do trình bày dưới đây.

b)- Tòa Án Công Lý QuốcTế La Haye
- Vụ việc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa phức tạp hơn nhiều vì theo chúng tôi hiểu, thứ nhất là cả hai nước đều đòi chủ quyền trên toàn thể hai nhóm đảo này và thứ hai là các chủ quyền đòi hỏi chồng chéo nhau liên quan tới nhiều quốc gia như: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia, Brunei đối quần đảo Trường Sa và Việt Nam, Trung Quốc đối với nhóm đảo Hoàng Sa.

- Tòa Án Công Lý Quốc Tế (3) là cơ quan cơ quan tài phán chính yếu của Liên Hiệp Quốc có thẩm quyền bao quát các tranh chấp quốc tế tương tự như các Toà Án Trên (Cour Supérieure), còn được gọi là Toà Án Luật Chung (tribunal de droit comun) tại các nước có truyền thống pháp quyền.

- Tòa Án Công Lý Quốc Tế, qua thủ tục có thể giúp Việt Nam thông đạt tới tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, các luận cứ và chứng cứ liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đây là một phương cách hữu hiệu nhất để các nước trên toàn thế giới biết quyền lợi chính đáng về biển đảo của Việt Nam.

- Tòa Án Công Lý Quốc Tế, cũng có thể cho mở điều tra hay lấy ý kiến chuyên môn của các cá nhân, tổ chức, cơ quan khi thấy cần thiết do Tòa chỉ định.

- Tòa Án cũng có thể ra án lệnh yêu cầu các bên cung cấp tài liệu cần thiết (pertinents) nhằm giải quyết vụ việc.

Đó là tính cách đặc thù về thẩm quyền bao quát (globale, universelle) của Tòa Án Công Lý Quốc Tế La Haye.

- Hơn nữa, trong vụ khiếu kiện trước Tòa Án Công Lý Quốc Tế các nước có chủ quyền chồng chéo có thể tham dự với tư cách quốc gia đệ tam (intervenant) một khi phán quyết của Toà Án có thể tổn hại tới chủ quyển của họ, như trường hợp quần đảo Trường Sa nói ở trên giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia, Brunei. 

Một khi đã tham dự thì phán quyết có giá trị cho tất cả. 

Hy vọng những trình bày các sự kiện và giải thích (4) trên giúp độc giả có cái nhìn đứng đắn về một vấn đề cực kỳ quan trọng có nguy cơ tổn hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ biển đảo và chủ quyền độc lập Việt Nam.

N. L. H.
Tác giả gửi BVN.
-----------
GHI CHÚ
(1): Theo đánh giá các chứng cứ hiện có của Trung Quốc và Việt Nam, theo chúng tôi, khả năng thắng kiện gần như chắc chắn. Tuy nhiên vấn đề còn tuỳ thuộc cách trình bày vấn đề, chọn lựa các chứng cứ (pertinents), toà án thụ lý, chiến thuật trình bày vấn đề, để làm sao bắt buộc Trung Quốc có nhiệm vụ phải chứng minh các chứng cứ về chủ quyền (charges de preuves) không phải phía Việt Nam vì các hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam, v.v. Các chứng cứ về lịch sử, chiếm hữu thực sự hòa bình, liên tục của Việt Nam rất rõ ràng, điều mà Trung Quốc không có, nên luận cứ chính của họ là Công Hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 mặc nhiên công nhận chủ quyền của họ trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Chiến thuật hiện nay của họ là thương thảo đơn phương, không chấp nhận phân xử của Toà Án Quốc Tế, và từ từ tạo ra các chứng cứ mới qui định bởi Công Ứơc Quốc Tế về luật biển 1982, bằng cách ru ngủ các nhà lãnh đạo Việt Nam bất động trong một thời gian dài với mỹ từ “chuyện trong gia đình, đời sau sẽ đòi, ngàn năm sau sẽ đòi…”. 

(2): Công Ước Vienne về Hiệp Ước (Convention de Vienne sur le droit des traités) thông qua ngày 23/5/1969 và có hiệu lực ngày 27/01/1980.

(3): Tòa Án Công Lý Quốc Tế được thông qua ngày 26/6/1945 và có hiệu lực ngày 24/10/1946.

(4): Chúng tôi chỉ đưa ra vài sự kiện với lời giải thích ngắn gọn nhằm giúp độc giả dễ hiểu một điểm pháp lý quan trọng về Công điện hay Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958. Đàng khác, ý thức được tầm quan trọng này, chúng tôi để đồng bào, các cơ quan truyền thông (medias) trong và ngoài nước Việt Nam tùy ý sử dụng, chỉ với một điều kiện duy nhất là không được thay đổi, cắt xén thêm bớt nội dung.

Là một luật sư chuyên nghiệp, có ba con luật sư, hai trong ba hiện với hơn 12 năm kinh nghiệm các hồ sơ quốc tế và các toà án quốc tế, hiện một con làm việc với tư cách luật sư cố vấn, luật sư biện hộ (co-counsel, defense lawyer) tại Tòa Án Quốc Tế tại La Haye, mong đóng góp phần chuyên môn liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa. Trân trọng.

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Hội chứng nhớ lầm của Trung Quốc (Prospect 10/7/2014)

Nguồn: http://www.prospectmagazine.co.uk/world/chinas-false-memory-syndrome
Bill Hayton; ĐLK dịch
---------- 
Người dân cả nước Trung Quốc đã được giáo dục tuyên truyền sai trái rằng chính người Trung Quốc đã phát hiện và đặt tên cho các đảo ở Biển Đông. 

Biển Đông là nơi những tham vọng của Trung Quốc đụng độ với sự lo lắng của các nước châu Á cũng như sức mạnh của Mỹ. Tại vùng biển này họ đã vứt bỏ vẻ ngoài “trỗi dậy hòa bình” trước nay vẫn rao giảng để chạy theo chính sách ngoại giao pháo hạm. Những chiếc tàu tuần duyên được vũ trang của Trung Quốc đã cố tình đâm vào tàu Việt Nam, cô lập đường tiếp tế cho các tiền đồn của Philippines, cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia và đe dọa lực lượng cảnh sát biển Indonesia ra bảo vệ ngành ngư nghiệp của mình. Để đối phó, các nước này đang mua sắm vũ khí nhiều hơn cũng như tăng cường quan hệ quân sự với những nước khác cũng đang lo lắng với sự quyết đoán của Trung Quốc – chủ yếu là Mỹ, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Úc.


"Cốt lõi của tất cả những rắc rối hiện nay là việc Bắc Kinh đòi hỏi “chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi” đối với 80% Biển Đông, 1500km từ cảng Hồng Kông ra đến sát bờ biển đảo Borneo. Vấn đề của tuyên bố này là không có đủ chứng cứ tin cậy. Thế nhưng sự hư cấu lịch sử này lại đang đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Á và tạo ra một vũ đài tranh đấu giữa Trung Quốc và Mỹ với những tác động mang tính toàn cầu. Dường như rất khó có thể tin rằng cuộc đối đầu tiềm năng có tính huỷ diệt này lại có gốc rễ là tranh chấp về những đảo rải rác gần như hoàn toàn không thể sinh sống được"

Trên Biển Đông có 2 quần đảo chính (Chỉ có một số rất ít là đảo nổi, đa số chỉ là bãi đá ngầm, doi cát và đá nổi). Phía bắc là quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Phía nam là quần đảo Trường Sa trải rộng hơn và cũng đang có các nước Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Brunei và Philippines tuyên bố chủ quyền tại đây. Hầu hết những nơi hoang vu này đều được đặt tên bằng tiếng Anh theo tên những con tàu và thủy thủ đã vẽ chúng vào bản đồ. Richard Spratly là một thuyền trưởng tàu săn cá voi đã đánh dấu hòn đảo mình phát hiện vào năm 1834, tàu thăm dò HMS Iroquois cũng đã đặt tên của nó cho bãi đá Iroquois (Đá Khúc Giác) trong chuyến khảo sát thực hiện những năm 1920 tại đây.

Lần đầu tiên, vào năm 1935 một ủy ban của chính quyền Trung Quốc đã đặt tên bằng tiếng Trung cho các đảo ở Biển Đông và họ cũng chỉ đơn giản dịch hoặc phiên âm từ những tên đảo trong tiếng Anh để nghe cho có âm Trung Quốc. Chẳng hạn như ở quần đảo Hoàng Sa, Antelope Reef trở thành Líng Yang, North Danger Reef thành Běi Xiǎn (nghĩa là Bắc Hiểm), Spratly thành Si-ba-la-tuo (phiên âm từ tiếng Anh). Ủy ban trên đơn thuần sao chép các bản đồ của người Anh kể cả tất cả những lỗi trong đó. Các tên đảo này sau đó được đảo lại một lần nữa. Chẳng hạn như Scarborough Shoal, được đặt theo tên một chiếc tàu Anh vào năm 1748. Ban đầu người Trung Quốc phiên âm thành Si Ge Ba Luo vào năm 1935, sau đó, vào năm 1947 Trung Hoa Cộng hòa Dân quốc đã chuyển thành Min’zhu Jiao – Bãi đá Dân Chủ. Cuối cùng, năm 1983 nước CH Nhân dân Trung Hoa lại đổi tên này thành Huangyan (Đá Vàng).

“Chưa có bằng chứng khảo cổ học nào chứng tỏ tàu thuyền Trung Quốc đã đi ngang qua vùng biển này trước thế kỷ thứ 10.”
Hiện nay, có vẻ như các cơ quan hữu trách của Trung Quốc hoàn toàn không chú ý đến vấn đề này. Lý lẽ chính thức hiện nay của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền “không thể tranh cãi” của họ đối với Biển Đông thường bắt đầu với câu “người Trung Quốc là những người đầu tiên phát hiện và đặt tên Quần đảo Nansha.” Trên thực tế “người Trung Quốc” chỉ sao chép những cái tên đảo từ trong tiếng Anh. Ngay cả từ “Nansha” (nghĩa là “cát phía nam”) cũng không cố định mà di chuyển lanh quanh trong các bản đồ Trung Quốc. Vào năm 1936 tên này được sử dụng để mô tả một vùng biển nông được người Anh gọi là “Macclesfield Bank” (đặt tên theo một chiếc tàu Anh Quốc). Năm 1947, trên các bản đồ Trung Quốc, tên Nansha được di chuyển xuống phía Nam để chỉ Spratly Islands (quần đảo Trường Sa).

Nếu xét lại thật đầy đủ mỗi lý lẽ mà phía Trung Quốc đưa ra, có lẽ phải tốn nhiều giấy mực. Tuy nhiên việc này cũng đủ để nói lên một điều rằng chưa có chứng cứ khảo cổ học chứng tỏ có bất cứ tàu thuyền Trung Quốc nào đi qua vùng biển này trước thế kỷ thứ 10. Cho đến thời điểm đó tất cả những chuyến giao thương và khảo sát chỉ là của tàu thuyền của người Malay, Ấn Độ và A rập. Cũng có thể trên những chiếc thuyền này họ có mang theo những hành khách người Trung Quốc. Những chuyến hải hành đáng nói nhất của những “đô đốc thái giám” người Trung Quốc, bao gồm cả Trịnh Hòa, cũng chỉ diễn ra và gộp lại được khoảng 30 năm và mãi cho đến những năm 1430. Mặc dù sau đó những thương nhân và ngư dân của họ có đi lại trong vùng biển này nhưng các triều Trung Quốc chưa từng đến các vùng biển sâu cho đến sau Thế chiến thứ 2 chính phủ Quốc dân đảng của họ được Mỹ và Anh Quốc cung cấp tàu thuyền đủ sức đi xa.

Lần đầu tiên một quan chức chính phủ Trung Quốc đặt chân lên quần đảo Trường Sa là vào ngày 12 tháng 12/1946, thời điểm đó Anh Quốc và đế quốc Pháp đã áp đặt chủ quyền trên vùng biển này. Trước đó vài thập kỷ, vào ngày 6 tháng 6/1909, một ủy ban cấp tỉnh của Trung Quốc đã đến Hoàng Sa và đây có vẻ là một chuyến công tác trong ngày được 2 người Đức mượn từ hãng buôn Carlowitz dẫn đường. Vậy mà từ những hoạt động đánh dấu mờ nhạt đó họ đã dấy lên những xung đột mang tầm quốc tế.

Đây là một bức tranh toàn cảnh lịch sử được một nhà nghiên cứu độc lập phác họa nên. Tuy nhiên, nếu đưa ra với hầu như bất cứ người Trung Quốc nào, họ sẽ phản ứng lại đầy hoài nghi. Từ lớp học đến văn phòng ngoại giao, người Trung Quốc luôn ghi nhớ rằng chủ quyền của họ đối với Biển Đông là một sự kiện đã được xác định. Vậy làm thế nào một ý thức quốc gia như thế đã phát triển quá mạnh mẽ từ những cơ sở không vững chắc?

Có lẽ câu chuyện bắt đầu với Chiến tranh Nha phiến vào năm 1840 và cái mà ngày nay người Trung Quốc gọi là “một thế kỷ quốc nhục” sau đó. Trung Quốc chịu đau đớn dưới bàn tay của chủ nghĩa đế quốc Phương Tây và Nhật Bản: hàng nghìn người bị giết, các thành phố trở thành tô giới và chính phủ sa vào tình trạng phải cầm cố, nợ nần với các ngân hàng quốc tế.

Nhà nghiên cứu địa lý William Callahan và cộng sự đã phác thảo ra cách thức những người quốc gia và cộng sản từ từ dung dưỡng một tinh thần chung về việc lãnh thổ bị xâm phạm để huy động toàn dân chống lại sự cai trị của nước ngoài. Từ những năm 1900 về sau, những nhà nghiên cứu địa lý của Trung Quốc, chẳng hạn như Bạch Mi Sơ , một trong những nhà sáng lập của Hội Địa lý Trung Quốc, đã bắt đầu vẽ bản đồ để trưng bày với dân chúng rằng bao nhiêu lãnh thổ đã bị xâu xé bởi các thực dân - đế quốc.

Những “bản đồ quốc nhục” này cũng nhận vơ rằng lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc bao gồm tất cả những nước chư hầu trước đây của họ từng triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa. Sự “gồm thâu” này bao gồm cả bán đảo Triều Tiên, những vùng rộng lớn của Nga, Trung Á, Himalaya và nhiều phần ở Đông Nam Á. Trên những bản đồ này họ đã vẽ những đoạn bao quanh Biển Đông. Đây chính là cái mà hiện nay được gọi là đường “chữ U” hay “9 đoạn” chiếm lấy 80% Biển Đông và tất cả những dảo trong đó. Việc “tiện tay vẽ bản đồ” này căn cứ trên sự hiểu sai về lịch sử Đông Nam Á là cơ sở cho những đòi hỏi chủ quyền hiện nay của Trung Quốc.

Trung Quốc rõ ràng đã chịu đựng khổ đau vì sự thống trị của người nước ngoài nhưng chính quyền mới kế thừa đống hoang tàn của Thanh Triều và những cuộc nội chiến sau đó đã tìm ra niềm an ủi trong một ký ức sai lệch. Ký ức đó có quá ít mối liên hệ với những gì thực sự diễn ra trong lịch sử. Khi du khách đến thăm triển lãm “Con đường Phục hưng” mới đây ở Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn, họ sẽ thấy hội chứng "nhớ lầm" này là một thành phần quan trọng trong câu chuyện hoang đường đang được hợp pháp hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc: rằng việc này sẽ cứu đất nước khỏi sự sỉ nhục.

Các học giả và ủy ban chính phủ theo chủ nghĩa quốc gia của Trung Quốc trong nửa đầu thế kỷ 20 đã truyền lại cho Đảng CS Trung Quốc một “lịch sử chính thống” hoàn toàn dối trá. Không phải là từ các đám đông theo chủ nghĩa quốc gia tuần hành trên đường mà chính thứ “lịch sử” này đã làm cho những xung đột tại Biển Đông trở nên quá khó giải quyết và thật nguy hiểm. Thế nhưng, nếu Đảng CS Trung Quốc thừa nhận sự dối trá này, vị trí thống trị của họ trong xã hội Trung Quốc sẽ bị lung lay dữ dội.

Thật không may hiện không có phương pháp thay thế dễ dàng cho những xung đột đang tiếp diễn tại Biển Đông. Không bên nào muốn khiêu khích một cuộc đụng độ trực diện nhưng cũng không bên nào sẵn sàng hạ nhiệt căng thẳng bằng cách dịu giọng trong tuyên bố chủ quyền của mình. Một số quan chức Trung Quốc đã thừa nhận trên cương vị cá nhân rằng đòi hỏi “đường chữ U” là phi lý. Tuy nhiên họ cũng cho rằng bản thân mình không thể điều chỉnh được chính sách trên vì những lý do chính trị - sự chỉ trích trong nước sẽ rất lớn. Vậy làm sao thuyết phục được người dân Trung Quốc đổi sang cách nhìn nhận khác về lịch sử Biển Đông?

Có lẽ một câu trả lời nằm ở Đài Loan. Ở đây cơ hội cho một người tự do tranh luận về lịch sử Trung Quốc lớn hơn nhiều so với ở đại lục. Đã có một số nhà nghiên cứu “bất đồng” cân nhắc lại những phương diện của lịch sử thế kỷ 20. Đài Loan cũng là nơi còn lại của Cộng hòa Trung Hoa, chính quyền đã vẽ “đường 9 đoạn” lần đầu tiên. Một cuộc kiểm tra xem xét có tính mở và thấu đáo về tiến trình vẽ ngẫu hứng “đường 9 đoạn” sẽ thuyết phục những người tiên phong có ý tưởng tai hại này xem xét lại những câu chuyện hoang đường của chủ nghĩa quốc gia mà người Trung Quốc đã từ lâu xem như sự thật tuyệt đối.

Có lẽ lý do mạnh mẽ nhất để bắt đầu việc này tại Đài Loan là chính quyền Bắc Kinh lo sợ rằng nếu nhượng bộ trước, họ sẽ bị Đài Bắc lớn tiếng chỉ trích. Nếu nhà chức trách Đài Loan thực sự muốn giảm căng thẳng liên quan đến bản đồ tại Biển Đông, sẽ dễ dàng hơn cho chính quyền Bắc Kinh làm điều tương tự. Chìa khóa cho một tương lai hòa bình ở châu Á nằm ở một cuộc xem xét lại quá khứ một cách trung thực và nghiêm túc.
------
Cuốn sách Nghiên cứu Biển Đông và sự tranh giành quyền lực tại châu Á của Bill Hayton sẽ được  Yale University Press xuất bản vào tháng 9 tới.

http://www.prospectmagazine.co.uk/other/chinas-false-memory-syndrome