Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Góc nhìn khác về vấn đề xung đột trên Biển Đông (Bài của Đại sứ Việt Nam tại Indonesia trên Jakarta Post 28/5/2014)



Dẫn: Bài viết này đã được đăng trên Jakarta Post ngày 28/5/2014 và đăng lại trên trang Biển Đông này. Tuy nhiên vì bài gốc viết bằng tiếng Anh nên chúng tôi cho dịch lại để giới thiệu đến các bạn không đọc được bằng tiếng Anh. Ai đọc được tiếng Anh có thể xem tại đây: http://vietnammaritime.blogspot.com/2014/05/another-side-of-dispute-in-scs-bai-cua.html.
----------
Góc nhìn khác về vấn đề xung đột trên Biển Đông 
ĐLK dịch

Trong một bài viết nhan đề “Những hành vi nguy hiểm của Việt Nam”, ông Lưu Hồng Dương, Đại diện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Indonesia, có đề cập rằng quần đảo Tây Sa (hoặc Paracel) “là một lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.” 

Ông Lưu Hồng Dương đã nói “Cộng đồng quốc tế đã công nhận điều này kể từ Chiến tranh Thế giới lần II, trong khi đó ngày 14 tháng 9 năm 1958, cố Thủ tướng Việt Nam đã công khai thừa nhận quần đảo này cùng các đảo khác là lãnh thổ của Trung Quốc.” 

Tôi cảm thấy buộc phải đưa ra những luận điểm sau để làm sáng tỏ vấn đề. 

Trước hết, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để xác quyết chủ quyền của mình đối với quần đảo Paracel (Hoàng Sa trong tiếng Việt) và quần đảo Spratly (Hoàng Sa trong tiếng Việt). 

Những tài liệu lịch sử chính thức đã chứng minh Việt Nam có chủ quyền hòa bình và liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Hoàng Sa ít nhất kể từ thế kỷ 17, thời điểm mà các vùng lãnh thổ này được nhìn nhận là lãnh thổ vô chủ (terra nullius). 

Một ví dụ rõ ràng nhất chứng tỏ các hoàng đế Việt Nam đã lưu tâm đến việc củng cố chủ quyền tại các lãnh thổ này đó là vào năm 1835 vua Minh Mạng đã cho xây một ngôi chùa và dựng bia đá chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. 

Về phía mình, Trung Quốc đã không biểu lộ bất cứ ý định nào đối với việc tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngược lại, nhiều bản đồ đã mô tả rõ lãnh thổ của Trung Quốc dưới thời nhà Thanh được vẽ đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc. Một trong những tấm bản đồ này gần đây đã được Thủ tướng Đức Angela Merkel trao tặng ông Tập Cận Bình như một món quà nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trung Quốc đến Đức vào tháng 3 năm 2014. 

Khi thiết lập chế độ bảo hộ tại Việt Nam vào năm 1884, Pháp đã giành quyền quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên danh nghĩa của Việt Nam. 

Ngoài ra, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được công nhận bởi Hội nghị hòa bình San Francisco tháng 9 năm 1951 với sự tham dự của lãnh đạo 51 quốc gia. Mục đích của hội nghị là xác định những vấn đề về lãnh thổ sau Chiến tranh Thế giới lần II. 

Tại hội nghị này, trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền vua Bảo Đại thời bấy giờ đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong khi không có sự phản đối nào của 50 đại biểu khác. 

Điều thú vị đáng chú ý là cũng trong hội nghị San Francisco, 46 trong số 51 đại biểu. tham dự đã bác bỏ một bản bổ sung cho Hiệp ước Hòa bình San Francisco có phần đề nghị công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Bên cạnh đó, tại Hội nghị Geneva 1954 về việc khôi phục hòa bình cho bán đảo Đông Dương, Trung Quốc cũng như các bên tham gia khác đã thừa nhận và tôn trọng nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Là một bên tham gia hội nghị, nước Pháp đã đồng thuận với Hiệp ước San Francisco và rút hết lực lượng của họ khỏi Việt Nam vào năm 1956. Việt Nam Cộng Hòa đã tiếp quản việc quản lý đối với hai quần đảo trên, sau đó đã có nhiều hoạt động và vài lần tuyên bố khẳng định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa. 

Một sự thật không thể chối cãi là vào năm 1974 Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Hành động bạo lực này đã vi phạm quy chuẩn tối thiểu của luật quốc tế về cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế theo Điều 2 khoản 4 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. 

Vì đã hành động bất chấp luật pháp quốc tế nên vệc chiếm giữ hiện tại của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa không mang lại cho họ tính chính danh cho dù người Trung Quốc có ở đó bao lâu và có áp dụng bất cứ cách thức nào để củng cố việc quản lý của họ tại đó. 

Chính Trung Quốc cũng đã chấp nhận những nguyên tắc này trong một bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12 tháng 5-1988 rằng bạo lực không bao giờ tạo lập nên chủ quyền. Từ góc độ luật pháp và lịch sử, đòi hỏi của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa là vô căn cứ. Do đó, việc ông Lưu Hồng Dương cứ khăng khăng cho rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc là một luận cứ sai trái.

Thứ hai, ông Lưu Hồng Dương đã cố tình làm sai lệch khi viện dẫn bức thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14 tháng 9-1958 là một sự công khai thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa. 

Trong bức thư này, ông Phạm Văn Đồng không đề cập từ nào đến lãnh thổ của Trung Quốc, cũng không nói đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Phạm Văn Đồng chỉ biểu lộ và đồng tình với yêu sách của Trung Quốc về vùng biển 12 hải lý. Hơn nữa, việc ông Phạm Văn Đồng không đề cập đến hai quần đảo này là hợp lý trong bối cảnh lịch sử: Hai quần đảo này khi ấy đã và đang nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng Hòa kể từ năm 1956 như đã nói ở trên. 

Là một bên tham gia Hội nghị Geneva, Trung Quốc chắc chắn ý thức rõ thực tế việc quản lý trên thực địa Việt Nam được chia ra ở đường vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Geneva 1954. 

Hơn nữa, những tuyên bố của Trung Quốc rằng không có tranh chấp tại quần đảo Hoàng Sa là trái với những gì được thừa nhận bởi các lãnh đạo Trung Quốc. Ví dụ như vào tháng 9-1975 phó Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình đã nói với Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn rằng hai bên (Trung Quốc và Việt Nam) có những ý kiến khác nhau về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng sẽ được giải quyết thông qua đàm phán. Tuyên bố này đã được lưu trữ tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12 tháng 5-1988. 

Tuy nhiên, ông Lưu Hồng Dương đã có một điểm đúng khi nói rằng “Chúng ta không nên nghe chỉ một phía của câu chuyện.” Tôi xem đây như một lời mời giới thiệu đến độc giả câu chuyện từ góc nhìn của tôi. 
--------
Người viết là Đại sứ Việt Nam tại Indonesia.

Trung Quốc không muốn "quốc tế hóa" Biển Đông (TBKTSG 31/5/2014)

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/115541/Trung-Quoc-khong-muon-%E2%80%9Cquoc-te-hoa%E2%80%9D-bien-Dong.html
----------

Trung Quốc không muốn “quốc tế hóa” biển Đông

Lê Hữu Huy (*)
Thứ Bảy,  31/5/2014, 08:42 (GMT+7)


TBKTSG) - Mặc dù không có lãnh thổ tranh chấp trên biển Đông nhưng Singapore lại là quốc gia đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của các diễn đàn hợp tác ASEAN vào năm 1999 với tư cách chủ trì các cuộc họp thường niên của ASEAN trong đó có Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).
Theo chia sẻ của Giáo sư Jayakumar, cựu Phó thủ tướng vào thời điểm đó giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, trong ARF lần thứ sáu, Singapore đã được sự đồng ý của các nước khác nhằm cơ cấu lại hình thức (format) của ARF để cho phép thảo luận tập trung hơn những chủ đề cụ thể. Phía Singapore cho rằng hình thức mới sẽ cải thiện nội dung thảo luận và làm ARF thú vị và bổ ích hơn chứ không như trước đây là diễn giả nói lan man mỗi thứ một chút.

Nhưng Trung Quốc lại tỏ vẻ không hài lòng và phản ứng dữ dội trước viễn cảnh “quốc tế hóa” nói trên và yêu cầu Singapore “cơ cấu” lại những chương trình thảo luận trong ARF nếu không thì quan hệ hai nước sẽ bị ảnh hưởng. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền còn đích thân viết thư gửi ông Jayakumar phản đối và quyết định hoãn một chuyến viếng thăm chính thức đến Singapore.

Trong lá thư này, ông Đường còn cho biết sẽ vận động (lobby) bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên ASEAN khác để quay lại hình thức thảo luận cũ nhằm tránh trao đổi về tranh chấp trên biển Đông. Tuy nhiên, lập trường mềm mỏng nhưng kiên quyết của Singapore trên cương vị Chủ tịch ASEAN đã khiến Trung Quốc nhượng bộ và kết quả là tranh chấp biển Đông đã từng bước được quốc tế hóa.

Biển Đông là cửa ngõ giao thông quan trọng cho thương mại, hàng hải và bưu chính viễn thông trong khu vực Đông Nam Á. Nếu như 80% trao đổi thương mại trên thế giới là qua đường biển thì một phần ba trong số đó cùng với phân nửa giao dịch dầu khí thông qua biển Đông. Do đó, tự do cho tàu bè đi lại trong khu vực biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và các nước tham gia vào mạng lưới giao thương quốc tế và có quyền lực về hàng hải. Theo các nhà khoa học, biển Đông cũng dồi dào các loại cá và các nguồn tài nguyên sinh vật khác tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người châu Á sống bằng nghề đánh bắt hải sản dọc bờ biển và nhất là tiềm năng dầu khí đáng kể trên thềm lục địa.

Dưới con mắt của các nhà công pháp quốc tế, biển Đông là đối tượng tranh chấp của nhiều nước trong khu vực như Brunei, Malaysia, Philippines, trong đó căng thẳng nhất là Trung Quốc và Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho đến nay, luật lệ duy nhất chi phối quyền lãnh thổ trên biển Đông là Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) với các bên tham gia là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 10 nước thành viên ASEAN.

Theo Giáo sư Tommy Koh, người đã từng là Đại diện Thường trực của Singapore tại Liên hiệp quốc và nay là Chủ tịch Trung tâm Luật Quốc tế của Đại học Quốc gia Singapore, đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không mấy rõ ràng. Theo luật điều ước quốc tế (law of treaties), là bên tham gia ký kết, Trung Quốc sẽ bị ràng buộc bởi luật lệ UNCLOS và có nghĩa vụ pháp lý và hành xử phù hợp với điều ước.

Cơ sở pháp lý không rõ ràng của Trung Quốc cũng được Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Luật pháp Singapore, ông Kasiviswanathan Shanmugam, nêu lên trong bài phát biểu tại Diễn đàn Toàn cầu của Ủy ban người Do Thái tại Mỹ tổ chức tại Washington vào ngày 13-5 vừa qua. Ông cũng không ngần ngại cho cử tọa Mỹ biết điều này đã được xác nhận bởi một học giả người Trung Quốc hiện là Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc. Ngoài ra, trong lúc không muốn dựa vào cơ sở pháp lý và kỹ thuật cho đòi hỏi chủ quyền thì Trung Quốc lại yêu cầu Mỹ không can thiệp những vấn đề nội bộ của châu Á.


(*)Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore

Kiện Trung Quốc ở tòa nào? - Phần 3 (Thời báo Kinh tế Sài Gòn 29/5/2014)

Nguồn: http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/115437
--------

Kiện Trung Quốc ở tòa nào? - Phần 3
Thứ Năm,  29/5/2014, 16:38 (GMT+7) 


LS Tạ Văn Tài, Harvard Law School
LS Tạ Văn Tài
LTS: Việc khởi kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế sau khi quốc gia này có hành động xâm lấn trái luật vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông là một trong số các biện pháp đấu tranh ngoại giao và pháp lý mà Chính phủ đang xem xét tiến hành. Nhưng kiện ở tòa nào, với những nội dung lập luận gì để có thể giành được thắng lợi?

Luật sư Tạ Văn Tài, nguyên giảng viên và hiện là nghiên cứu viên Trường Luật thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ) có bài giải thích các vấn đề này. Bài của luật sư Tài trình bày khá chi tiết những khía cạnh công pháp quốc tế liên quan đến vấn đề kiện Trung Quốc, lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

Để bạn đọc dễ theo dõi, tòa soạn tạm chia bài của luật sư Tài thành 3 phần và đặt thêm các tiểu đề như sau:
Phần 1: Quyền của Việt Nam và lập luận của Trung Quốc ở Biển Đông
Phần 2: Việt Nam có thể kiện trước tòa án quốc tế nào?
Phần 3: Vai trò của cộng đồng quốc tế và Phụ lục: Về công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
--------

Phần 3: Vai trò của cộng đồng quốc tế
Nếu tình thế tiếp tục căng thẳng thì Việt Nam phải dùng thêm các biện pháp chính trị, ngọai giao và quân sự nào? Vai trò của cộng đồng quốc tế ra sao?

Công ước luôn đòi hỏi các bên thương nghị và cả hòa giải nữa trước khi đem ra các thủ tục bó buộc. Vì thế các cuộc thương nghị ngoại giao song phương, đa phương phải luôn có. Nếu thương nghị song phương mà bá quyền lấn áp, thì phải dùng thương nghị đa phương qua ASEAN và, nhất là nếu các nước nhỏ quá ngại va chạm với Trung Quốc thì phải dùng cả sự can thiệp của các nước lớn có quyền lợi ở Biển Đông như Nhật, Úc, Nga, Ấn và nhất là Mỹ.

Một nền ngoại giao đa phương đã có thể làm chùn bớt hành vi hung hăng của Trung Quốc, ngay từ khi trong chuyến du hành của Thủ tướng Việt Nam qua Mỹ năm 2008: lúc đó, Tổng thống Bush đã cam kết bảo đảm cho sự toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Thông cáo chung Mỹ Việt "nhắc lại sự ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam về chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ" và nói đến nhu cầu "củng cố đối thoại cấp cao" và ủng hộ "thành lập các cuộc họp hoạch định chính sách về chính trị, quốc phòng để có các trao đổi thường xuyên và sâu hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh".

Hồi hạ tuần tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố tại Hà Nội rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam “không những thật sự là một quốc gia quan trọng mà còn là một bộ phận của chiến lược nhắm tăng cường cam kết của người Mỹ trong khu vực Á châu Thái Bình Dương, đặc biệt là trong vùng Đông Nam Á.”

Khi phát biểu tại hội nghị của Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, bà Clinton còn nói rằng Hoa Kỳ xem việc giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) bằng đường lối đa phương, theo luật quốc tế, mà không đe dọa hay dùng võ lực, là một “quyền lợi quốc gia” của Mỹ. Những phát biểu này đã khiến cho giới lãnh đạo Trung Quốc phật lòng.

Cơ chế các tổ chức quốc tế hoàn vũ (global international organizations) là diễn đàn nêu sự bắt nạt củaTrung Quốc trước dư luận quốc tế và có thể đi đến những nghị quyết hãm bớt sự hung hăng của Trung Quốc. Vì thế nên đưa vấn đề ra Đại hội đồng Liên hiệp quốc/United Nations General Assembly hay ngay cả Hội đồng Bảo an/Security Council. Một nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc là áp lực công luận quốc tế, có thể làm chùn bước Trung Quốc. Tuy ở Hội đồng Bảo an , khi lấy quyết định có thể vấp vào phiếu phủ quyêt của Trung Quốc, nhưng Việt Nam vẫn cần đưa ra hay nhờ cường quốc đưa ra, vì đó là thủ tục có thế làm bất cứ khi nào có đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế/threat to international peace and security, như việc Trung Quốc đem chiến hạm đe dọa và dùng võ lực với lực lượng kiểm ngư và ngư dân Việt Nam. Làm  như vậy để tạo dư luận quốc tế có lợi cho Việt Nam.

Phụ lục: Về công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Trung Quốc có lý không khi viện dẫn công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng để nói chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa đã về tay họ? Có hai luận cứ pháp lý quốc tế cho thấy biện dẫn của Trung Quốc là phi lý.
Công thư mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Chu Ân Lai năm 1958 thường được Trung Quốc viện dẫn một cách sai trái cho chủ quyền của họ ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Công thư không đề cập đến chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.

Thứ nhất, và quan trọng nhất, Hiệp định Geneva trao quyền quản lý hành chính Hoàng Sa và Trường Sa, đều ở phía Nam vĩ tuyến 17, cho Chính phủ Miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa - VNCH) ở phía nam vĩ tuyến đó, cho nên các hành vi xác lập và hành xử chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa phải thuộc thẩm quyền của VNCH, và chính phủ này cũng như hải quân của họ đã mạnh mẽ xác nhận chủ quyền Việt Nam ở các hải đảo trong và sau biến cố hải chiến Hoàng Sa 1974.

Còn cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại diện miền Bắc Việt Nam, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) lúc đó, không có thẩm quyền hay không có ý định tuyên bố gì về chủ quyền đất đai về Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VNCH vào thời điểm đó, mà chỉ đưa ra lời tuyên bố công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Tuy nguyện vọng "Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một” là chính đáng, nhưng tình trạng hiện hữu của một quốc gia là một vấn đề sự kiện thực tại trong luật quốc tế, cho nên thực tại có hai nước Việt Nam - VNDCCH và VNCH - trong thời gian 1954-1975, là đúng với luật quốc tế và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) là quốc gia kế quyền (successor state) trong  việc hành xử và bảo vệ chủ quyền đất đai đó. Sự kế quyền trong việc bảo vệ chủ quyền đất đai này cũng đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011, theo đó khẳng định năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa “trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền VNCH. Chính quyền VNCH đã lên tiếng phản đối việc làm này và đề nghị Liên hiệp quốc (LHQ) can thiệp”.

Theo Hiệp ước Montevideo 1933 thì VNCH là một thực thể có đủ 4 điều kiện của một quốc gia (state), gồm: (a) một dân số ổn định; (b) một lãnh thổ rõ rệt; (c) có một chính quyền; và (d) có khả năng giao dịch với quốc gia khác. Còn vấn đề các nước khác nhìn nhận một quốc gia có đủ 4 điều kiện trên để lập bang giao thì là vấn đề chính trị và tiêu chuẩn chính trị thêm vào 4 tiêu chuẩn luật, và chính phủ nào không ưa một nước nào mà không nhìn nhận thì cũng không thể xóa bỏ tư cách quốc gia của nước đó. Chẳng hạn như trường hợp Cuba bị Mỹ ghét, không nhìn nhận, nhưng Mỹ cũng không thể xóa tư cách quốc gia của Cuba được.

Quốc gia VNCH 1954-75 đã được mấy chục nước thừa nhận ngoại giao, thậm chí có lúc Trung Quốc đã đề nghị cả hai nước Việt Nam vào LHQ.

Tất nhiên, việc có vào LHQ được hay không (chẳng hạn bị một trong 5 quốc gia thành viên thường trực của HĐBA phủ quyết), thì là chuyện chính trị, không phải là tiêu chuẩn về sự khai sinh một quốc gia. Những ai cứ viện dẫn Hiệp định Geneve nói sẽ có một  nước Việt Nam sẽ được thành lập với tuyển cử thống nhất hai phần đất tạm thời chia cắt, mà coi nước VNCH như không có trong trời đất là không hiểu luật quốc tế mấy trăm năm về tình trạng quốc gia và lầm lẫn tiêu chuẩn pháp lý về tình trạng quốc gia trong luật quốc tế với những sự sắp xếp chính trị của các cường quốc trong một Hiệp định giữa vài nước mà thôi, đã cố tình quên cái thực tại chính trị là đã có mấy chục nước nhìn nhận sự khai sinh của quốc gia VNCH, và cũng quên mất luật quốc tế theo nghĩa là một số ít nước ký Hiệp định Geneva không thể truất quyền của mấy chục nước kia đã thừa nhận VNCH.

Bây giờ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói, và trước đây giả sử người tiền nhiệm của ông là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói một cách minh thị hơn nữa, nói có hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975, thì cũng không làm giảm giá trị của sự nghiệp thống nhất đất nước vào năm 1976, vì trong lịch sử thế giới, đã có nhiều quốc gia chia ra nhiều mảnh rồi lại thống nhất, và cũng có quốc gia chia ra hai, thí dụ Pakistan chia thành hai, nửa kia thành Bangladesh, Sudan trước là một thì nay là hai quốc gia, mà các quốc gia đó vẫn có vị trí và được nhìn nhận trong cộng đồng các quốc gia.

Công thư 1958 không có hiệu lực pháp lý quốc tế về việc nhượng đất.

Thứ hai, một bản tuyên bố đơn phương (unilateral declaration) như công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có hiệu lực pháp lý về mặt quốc tế. Trong luật quốc tế, không thể cố áp dụng lý thuyết "Estoppel", tức là lý thuyết trong luật pháp quốc nội của một số quốc gia có quy định là “Đã nói ra thì không nói ngược lại được”, vì lý thuyết này không áp dụng trong luật quốc tế theo cùng các điều kiện như trong luật quốc nội, vì có những điều kiện ngặt nghèo, và do đó không thể coi lời nói đơn phương là có hiệu lực ràng buộc đương nhiên trong luật quốc tế.

Tòa án quốc tế trong một vụ xử giữa Đức và Đan Mạch/Hà Lan về thềm lục địa đã nói như vậy. Ngoài ra, theo một án lệ khác, khi xét ý nghĩa của lời tuyên bố đơn phương, tòa án quốc tế phải xét một cách chặt chẽ "ý định" của người tuyên bố. Theo án lệ "Nuclear Tests Case Australia & New Zealand v. France 1974 I.C.J 253", thì "khi các quốc gia đưa ra lời tuyên bố hạn chế tự do hành động của mình, thì phải giải thích hạn hẹp”. Tòa án cũng nói là: “Chỉ cần xét một vấn đề quan trọng  là xem lời văn trong lời tuyên bố có biểu lộ một ý định rõ rệt không… Tòa án phải tự có quan điểm riêng về ý nghĩa và phạm vi mà tác giả lời tuyên bố đơn phương nào có thể tạo ra một nghĩa vụ pháp lý, và tòa không thể bị ảnh hưởng gì bởi quan điểm của một quốc gia khác.”

Theo tiêu chuẩn trong án lệ trên mà xét, thì ý định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong công thư 1958 phải được xét trong khuôn khổ quyền hạn Thủ tướng chiếu theo Hiến pháp 1946. Theo đó Chính phủ gồm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch và nội các (điều 44). Trong nội các đó, có Thủ tướng (điều 44), nhưng Chủ tịch nước mới là người thay mặt cho nước (điều 49 đoạn a) mà ký hiệp ước với nước khác (điều 49 đoạn H) ràng buộc Việt Nam về những việc quan trọng, thí dụ chủ quyền đất đai như việc nhượng đất; kèm theo quyết định chuẩn y hiệp ước bởi nghị viện là cơ quan quyền lực cao nhất, thì mới có quyền về nhượng đất (điều 22 và 23).

Còn Thủ tướng không thể vượt quá quyền, theo học lý luật pháp "ultra vires" (vượt quá quyền hạn), và công thư của cố Thủ tưởng Phạm Văn Đồng, trong ngôn ngữ dùng, chỉ có ý định ủng hộ ngoại giao cho Trung Quốc về một điểm là 12 hải lý hải phận mà Trung Quốc đang lo lắng tuyên bố để chống sự đe dọa lúc đó của Mỹ từ hai đảo Kim Môn và Mã Tổ do quân đội Đài Loan chiếm giữ với sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ và đe dọa lớn hơn của Mỹ từ eo biển Đài Loan với Hạm đội 7.

Hơn nữa, ý định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không thể được giải thích là liên quan đến nhượng đất, vì Trung Quốc yêu sách về tất cả các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó nhiều đảo thuộc quyền chiếm hữu của một số quốc gia Đông Nam Á, mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không là đại diện để nói về chuyện nhượng đất. Trung Quốc cũng không thể mang lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra để đối kháng với các quốc gia Đông Nam Á khác được. Theo án lệ "Nuclear Tests" nói trên, Toà án quốc tế không cần nghe giải thích chủ quan, thủ lợi theo ý mình của Trung Quốc.

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Kiện Trung Quốc ở tòa nào? Phần 2 (Thời báo Kinh tế Sài Gòn 29/5/2014)


Kiện Trung Quốc ở tòa nào?

LS Tạ Văn Tài, Harvard Law School




LTS: Việc khởi kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế sau khi quốc gia này có hành động xâm lấn trái luật vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông là một trong số các biện pháp đấu tranh ngoại giao và pháp lý mà Chính phủ đang xem xét tiến hành. Nhưng kiện ở tòa nào, với những nội dung lập luận gì để có thể giành được thắng lợi?

Luật sư Tạ Văn Tài, nguyên giảng viên và hiện là nghiên cứu viên Trường Luật thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ) có bài giải thích các vấn đề này. Bài của luật sư Tài trình bày khá chi tiết những khía cạnh công pháp quốc tế liên quan đến vấn đề kiện Trung Quốc, lập luận chặt chẽ và thuyết phục.
Để bạn đọc dễ theo dõi, tòa soạn tạm chia bài của luật sư Tài thành 3 phần và một phụ lục và đặt thêm các tiểu đề như sau:

Phần 1: Quyền của Việt Nam và lập luận của Trung Quốc ở Biển Đông
Phần 2: Việt Nam có thể kiện trước tòa án quốc tế nào?
Phần 3: Vai trò của cộng đồng quốc tế.
Phụ lục: Về công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
-------------------
Phần 2: Việt Nam có thể kiện trước tòa án quốc tế nào?
Từ lập luận trên của hai bên, câu hỏi đầu tiên được nêu ra là Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế nào?

A) Luận cứ (a) của Trung Quốc dùng Paracels để đòi quyền khai thác cho giàn khoan phải được bác khước bằng hai vụ kiện trong đó Việt Nam phải trình hồ sơ về hai điểm: (i) Paracels không phải thuộc chủ quyền đất đai (territorial sovereignty) của Trung Quốc mà của Việt Nam; (ii) Paracels không có mỏm đá nào, kể cả Woody/Yongxing /Phú Lâm xứng đáng gọi là đảo/island, tức có người sống trong nền kinh tế tự túc được trong trạng thái nguyên thủy sơ khai, mà toàn là đá/reef.

Vụ kiện thứ nhất về chủ quyền đất đai trên Paracels là thuộc luật quốc tế cổ truyền (traditional international law), theo đó Việt Nam phải minh chứng theo nguyên tắc luật quốc tế là một chính quyền muốn xác nhận chủ quyền phải có sự liên tục hành xử chủ quyền trong hòa bình, nói rõ ý định làm chủ, và nếu bị cưỡng chiếm thì phải phản đối chính quyền mới cướp bằng võ lực đất của mình để ngăn cản chính quyền mới này thủ đắc chủ quyền bằng sự hành xử chủ quyền liên tục.

Xét các bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam theo luật quốc tế này, thì Việt Nam, trong chiều dài lịch sử từ nhiều thế kỷ, đã xác nhận và hành xử chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa (tuy phạm vi hành xử ở Trường Sa thì chưa xác định tới bao nhiêu đảo); và khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng võ lực năm 1974 và Việt Nam Cộng hòa phản đối, sau đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) – kế quyền của Việt Nam Cộng hòa theo nguyên tắc thừa kế quốc gia (succession of state) – cũng phản đối vụ Trung Quốc dùng võ lực chiếm Hoàng Sa và rồi phản đối nhiều lần việc Trung Quốc dùng võ lực chiếm một số đảo ở Trường Sa năm 1988 gây thương vong cho nhiều lính hải quân Việt Nam và các năm sau đó, thì chủ quyền Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa không thể bị coi là đã bị xói mòn vì thiếu sự tuyên bố và hành xử chủ quyền.
 
 

Nhưng ngay tại đây, cần bác khước một vấn đề Trung Quốc nêu ra: nguời Trung Quốc thường viện đến công hàm hay công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 mà họ cho là đã nhường Paracels và Spratleys cho Trung Quốc. Chúng tôi có đủ luận cứ quốc tế công pháp bác khước điểm này và trình bày trong một bài báo khác, như là Phụ lục của bài này. Phải dùng luận cứ này trong dư luận quốc tế và trong vụ kiện về chủ quyền đất đai (territorial sovereignty) trên Paracels tại tòa án có thẩm quyền về việc này là Tòa án Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice, ICJ).

Rất tiếc là trong hiện trạng luật quốc tế, không thể lôi Trung Quốc ra tòa ICJ được như một số kiến nghị vì chắc chắn Trung Quốc sẽ không đồng ý ra tòa mà theo nguyên tắc optional clause thì một quốc gia có đồng ý ra tòa thì tòa mới xem xét đơn kiện.

B) Trong vụ kiện thứ hai, chúng tôi nghĩ là trước Tòa án Trọng tài Luật Biển, Việt Nam có thể bác khước căn bản pháp lý của việc Trung Quốc đặt vị trí giàn khoan, bác khước cả hai luận cứ: luận cứ (b) về khoảng cách đảo Hải Nam tới giàn khoan chỉ có 180 dặm, gây ra sự trùng lấp của hai EEZ của hai nước, cùng với luận cứ (a) về tư cách đảo/island của Paracels.

Tòa án Trọng tài Luật Biển là tòa mà Việt Nam có thể lôi Trung Quốc ra theo thủ tục bó buộc trong UNCLOS, Mục 2, điều 286-288. Tòa án đó có hẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên quan đến các mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho mình theo đúng điều ước này.

Chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam có thể lôi Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Luật Biển mà Trung Quốc không thể dùng sự bảo lưu (reservation) khi ký Công ước là không nhận thủ tục bó buộc cho các tranh chấp về vùng chồng lấn của các EEZ giữa Việt Nam và Trung Quốc, như nói ở điểm (b), giàn khoan ở chỗ chống lấn của hai EEZ tính từ bờ biển Việt Nam và từ Hải Nam, vì rằng Việt Nam cũng có thể xin Toà Trọng Tài xử về biên giới biển/sea boundary, mặc dầu Trung Quốc có bảo lưu/reservation khi gia nhập Công ước về vấn dề biên giới biển/sea boundary hay vịnh lịch sử/historical bays; quyền kiện đó của Việt Nam là chiếu theo điều 298 đoạn 4, Công ước UNCLOS dành quyền cho quốc gia duyên hải/coastal state, quyền có thể đối kháng:

“4. Nếu một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, điểm a, thì bất kỳ quốc gia thành viên nào khác cũng có thể đưa ra mọi tranh chấp giữa quốc gia đó với quốc gia đã ra tuyên bố và nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra giải quyết theo thủ tục được định rõ trong tuyên bố này“.

Bây giờ nói về điểm (b), vị trí giàn khoan ở nơi chống lấn giữa EEZ Việt Nam và EEZ Trung Quốc tính từ Hải Nam: cả hai phía bờ biển Việt Nam và Trung Quốc đều có thể phát sinh hai EEZ và hai Thềm lục địa, của cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Nói cho Việt Nam, chúng ta có thể biện luận theo luật là: vị trí giàn khoan ở trong Thềm lục địa mở rộng của Việt Nam, và hơn nữa, ở hẳn sang phía Việt Nam nếu cần phải thương lượng theo Công ước để tìm ra một đưòng trung tuyến (median line) giữa hai Thềm lục địa—như vẽ trong hình đăng trên Phần 1.

Trước Toà Trọng Tài, mục đích quan trọng nhất là xin một bản án giải thích (declaratory judgement) giải thích và áp dụng Công ước về vấn đề không có mỏm đá, đất nào trong Paracels, kể cả Woody/Yongxing/Phú Lâm, xứng đáng là đảo (island) mà người ở được trong một nền kinh tế tự túc, trong trạng thái thiên nhiên trước khi Trung Quốc xây các tòa nhà ở được, phi trường, cảng, để tiếp tế, và nhà máy lọc nước ngọt.

Cũng còn một căn bản khác để kiện là xin Tòa giải thích việc Trung Quốc, một quốc gia duyên hải /coastal state, đã đơn phương ngăn chặn tự do lưu thông, với vòng vây rộng lớn các tầu chiến và hải giám quanh giàn khoan, chiếu theo điều 297 đoạn 1a:

1. Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển như đã được trù định trong Công ước, phải được xét theo các thủ tục giải quyết đã được trù định ở Mục 2 trong các trường hợp sau đây:
a) Khi thấy rằng quốc gia ven biển đã không tuân theo Công ước liên quan đến tự do và quyền hàng hải, hàng không hoặc tự do và quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, cũng như đến việc sử dụng biển vào các mục đích khác mà quốc tế thừa nhận là chính đã nêu ở Điều 58.

Lại còn vi phạm khác nữa của Trung Quốc, đó là trong khi chờ đợi các cơ quan tài phán giải quyết, Việt Nam chỉ giới hạn họat động vào các lô 118 và 119, thì Trung Quốc—đáng lẽ phải theo đoạn 3 các điều 74 và 83 về các bước đi thương lượng giải quyết bất đồng với Việt Nam về EEZ và thềm lục địa để tự chế trong tinh thần hiểu biết và cộng tác (understanding and cooperation) kèm theo những biện pháp tạm thời (provisional measures), ngõ hầu không hại đến thỏa ước sau cùng - thì Trung Quốc lại lấn lưót, hung hăng. Hành động của Trung Quốc cũng vi phạm Tuyên bố Ứng xử trên Biển Đông của ASEAN (DOC).

Trong việc kiện Trung Quốc, Việt Nam có thể theo gương Philippines, nhờ các văn phòng luật sư quốc tế giỏi, như Cotvington & Burling, khi xưa đã giúp Việt Nam thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cũng trong vấn đề Biển Đông.
-------
Xem tiếp: Phần 3: Vai trò của cộng đồng quốc tế.

Chiến lược “Hướng Tây” của Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại? (The National Interest 28/5/2014)

Dẫn: Mặc dù bài viết này không liên quan đến Biển Đông mà liên quan đến tình hình quốc nội của Trung Quốc, nhưng việc hiểu rõ nội tình của nước này cũng giúp ta đánh giá được những động thái tiếp theo có thể có của TQ trên Biển Đông. Vì vậy chúng tôi vẫn cho dịch bài này để giới thiệu với các bạn.
 -----------------------------
Chiến lược “Hướng Tây” của Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại?

James Leibold
ĐLK dịch

Nguồn:  http://nationalinterest.org/feature/chinas-go-west-strategy-doomed-10542
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có những kế hoạch lớn đối với Tân Cương và Trung Á. Nhưng những làn sóng bạo lực gần đây có thể gây phương hại đến nỗ lực của Bắc Kinh.
Cuộc tấn công vào một khu chợ bình dân tại Urumqi tuần trước đã làm 42 người chết và gần 100 người đi chợ vô tội khác bị thương xảy ra một ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp, Tổng thống Nga Vladimir Putin, ký một thỏa thuận về khí đốt thời hạn 30 năm trị giá 400 tỷ USD tại Thượng Hải. Urumqi, thủ phủ của khu Tự trị Tân Cương miền Viễn tây Trung Quốc, giờ đây sẽ là điểm nối giữa Thượng Hải và Moscow thông qua một hệ thống đường bộ, đường sắt và ống dẫn khí đốt và đóng vai trò là cửa sau của Trung Quốc mở ra Trung Á. 

Trong bối cảnh Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và với chính sách xoay trục về châu Á của siêu cường bên kia đại dương, Trung Quốc đã có chính sách đối phó với chiến lược xoay trục của riêng mình. Giờ đây Tân Cương đang nổi lên như là một cứ địa quan trọng dành cho những thị trường và các nguồn năng lượng mới ở Trung Á, và trên hết, đó là “cây cầu đường bộ” Á – Âu giúp Trung Quốc đào thoát khỏi bất cứ chiến lược bao vây ngăn chặn trên biển nào ở phía Đông. 

Những vụ khủng bố gần đây nhất nói lên một sự phản kháng sâu sắc đối với cốt lõi của chính sách của Bắc Kinh về Tân Cương. Tham vọng tăng cường cải cách kinh tế và mở rộng giao thương toàn cầu của một Trung Quốc độc đảng lại mâu thuẫn với những khẩu hiệu hiện tại của họ về “giữ vững sự ổn định xã hội và đạt được nền hòa bình lâu dài” tại Tân Cương.

Như những lần trước đây, nhà cầm quyền Bắc Kinh ngay lập tức “dán nhãn” cho cuộc tấn công vừa qua tại Urumqi là “một vụ khủng bố” và sẽ có hành động “kiên quyết trừng phạt nghiêm khắc bọn khủng bố và không dung thứ cho những hành vi chống đối để gìn giữ sự ổn định” như lời ông Tập Cận Bình.Tuy nhiên, việc kiểm soát các chu kỳ bạo lực tôn giáo và sắc tộc tại Urumqi dường như không được Đảng CS Trung Quốc chú ý. Thống kê nội bộ của chính quyền nói rằng có 248 “trường hợp bạo lực và khủng bố” tại Tân Cương” trong năm 2013, với đa số những vụ việc trên là người thiểu số Duy Ngô Nhĩ chống lại tình trạng bị thống trị ngày càng tăng bởi một chính quyền người Hán cùng với số lượng người Hán chiếm đa số tại đây. 

Theo Tân Hoa Xã, tháng 12 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã có một bài phát biểu quan trọng về vấn đề Tân Cương trước 25 ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc về một “kế hoạch vĩ đại” mới dành cho khu vực này. Trong khi bài phát biểu chưa được công bố, Tân Cương đã là trung tâm đối với toàn bộ chính sách của ông Tập Cận Bình với việc tăng cường gìn giữ và phát triển khu vực kể từ khi ông lên làm Chủ tịch nước sau Đại hội Đảng lần thứ 18 vào tháng 10 năm 2012. 

Trong một bài phát biểu tại thủ đô Astana của Kazakhstan vào tháng 9 năm 2013, ông Tập Cận Bình kêu gọi xây dựng một “vành đai kinh tế Con đường tơ lụa mới”, đồng thời vạch ra những kế hoạch quan trọng để tăng cường giao thông, thông tin và thương mại cũng như quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và châu Âu thông qua Trung Á. Thỏa thuận khí đốt khổng lồ vừa qua với Nga là thỏa thuận mới nhất trong chuỗi những thỏa thuận song phương và đa phương của Trung Quốc với Kazakhstan, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Pakistan, Iran và các quốc gia Trung Á và Trung Đông trong vài năm trở lại đây. 

Dấu ấn của nền kinh tế đang phát triển mạnh của Trung Quốc trong khu vực đang được củng cố thêm với chính sách mạnh bạo hơn khi ông Tập Cận Bình cố gắng sử dụng những diễn đàn đa phương như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) để tăng cường lợi ích quốc gia tại Trung Á. 

Tướng Lưu Á Châu, Chính ủy của Học viện Quốc phòng Trung quốc, đã từng nhận định vùng Trung Á là “miếng bánh dày nhất và béo bở nhất từ thiên đàng dành cho nhân dân Trung Quốc hiện nay.” Là một dạng đồng chí “vua con” với mối quan hệ họ hàng thân thuộc và được sự ủng hộ của Tập Cận Bình, ông Lưu Á Châu nổi tiếng với cương vị một cố vấn cá nhân thân cận. Trong nhiều thập kỷ qua, Lưu Á Châu và những nhân vật khác là những người ủng hộ cho chiến lược “Hướng Tây” của Trung Quốc. 

Giờ đây Tân Cương là vấn đề cốt yếu. Là “bản lề” cho sự xoay trục về tây của Trung Quốc, sự ổn định của Tân Cương có tầm quan trọng sống còn theo nhận định của Lưu Á Châu. Và điều này có nghĩa phải tìm kiếm một giải pháp cho những vấn đề tôn giáo và sắc tộc đã gây xáo trộn cho khu vực trung nhiều thế kỷ qua. Năm 2001, trong một bài viết nhan đề “Chiến lược vĩ đại của quốc gia,” Lưu Á Châu vạch ra một kế hoạch 3 giai đoạn để hướng Tây bao gồm việc phân chia Tân Cương thành các đơn vị hành chính nhỏ nhằm cô lập những người ly khai và quá khích ra khỏi địa phương của họ.

Việc này có thể đi kèm với việc gia tăng sự di dân người Hán đến khu vực, gia tăng tỷ lệ 40% dân số của họ tại Tân Cương. Kể từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã hai lần đến thăm Tân Cương. Những ủy viên tối cao trong Bộ Chính trị cũng đã đến khu vực này thường xuyên hơn, bao gồm cả Tây Tạng. Theo Tân Hoa Xã, ông Tập Cận Bình đã có 7 lần gặp gỡ ở cấp cao cũng như đưa ra hơn 30 chỉ thị về vấn đề Tân Cương kể từ sau Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ 18. 

Tháng 4 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc đã đến thăm Tân Cương. Tại đây, ông đã phát biểu: “Sự ổn định lâu dài của Tân Cương là rất quan trọng đối với công cuộc đổi mới, sự phát triển và ổn định của đất nước; đối với sự thống nhất, hòa hợp dân tộc và anh ninh quốc gia cũng như đối với sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc.” 

Không giống như người tiền nhiệm với chính sách tập trung vào việc “phát triển nhảy vọt,” Tập Cận Bình nhận thấy tiền bạc không cần thiết mua tình cảm, và thay vì vậy nên cố gắng chinh phục “tình cảm và lý trí” của những người Duy Ngô Nhĩ bình thường với một chuỗi những đối sách mới. Vào tháng 3 năm nay, chính quyền khu Tự trị Tân Cương đã triển khai việc cử những cán bộ Đảng cấp cao xuống sống ở những làng và cộng đồng nông thôn trong đó nhắm đến những ngôi làng nghèo và có đa số người Duy Ngô Nhĩ tại miền nam Tân Cương. 

Những cán bộ này được đưa xuống cơ sở với nhiệm vụ “ổn định” quần chúng bằng cách ghé thăm các hộ gia đình và cho tiền họ, đồng thời làm triệt tiêu những hành vi quá khích và chống đối chính quyền, bao gồm việc mang khăn trùm đầu, “trang phục quái dị”, để râu dài hoặc phạm vào số 26 “hành vi tôn giáo bất hợp pháp.” Chiến dịch trị giá hàng tỷ USD này sẽ bao phủ 200,000 làng mạc trong 3 năm, với gần 75,000 cán bộ đang cố gắng “hoàn thành việc bao phủ các làng nông thôn” trong năm nay, Bí thư tỉnh ủy Tân Cương, ông Trương Xuân Hiền cho biết.

Kiểu “hòa nhập cưỡng chế” này đã tạo ra một phản ứng mạnh mẽ. Trong khi hầu hết người Duy Ngô Nhĩ đang chật vật sinh tồn trong một quốc gia mà họ thường xuyên cảm thấy là kẻ ngoài lề, thì có những nhóm nhỏ người đã nương tựa vào Hồi giáo cực đoan. Ở những nơi khác chúng tôi đã chứng kiến sự lạc lõng văn hóa và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan là một hợp chất dễ cháy, đặc biệt khi chúng phải đương đầu với cấu trúc nhà nước đơn đảng lạm quyền – một công thức hoàn hảo cho những hành vi tàn ác trong tuyệt vọng như cuộc tấn công tại Urumqi vừa qua. 

Một khi Đảng và Nhà nước Trung Quốc tăng cường thâm nhập mạnh mẽ vào xã hội Tân Cương, những cuộc phản kháng bạo lực là không thể tránh khỏi. Chủ trương tấn công phủ đầu của nhà nước sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Điều cần thiết là ở hình thức xây dựng cộng đồng một cách dần dần: những nỗ lực chậm rãi nhưng chắc chắn trong việc xây dựng lòng tin, sự khoan dung và tôn trọng lẫn nhau bên cạnh việc mở ra một hình thái chính trị công bằng, dân chủ và phổ quát hơn.

Ông Tập Cận Bình có lẽ phải nắm rõ vấn đề và tầm quan trọng của vấn đề. Tuy nhiên, vì sự an toàn cho Đảng, cụ thể là nhu cầu đối phó một cách thô bạo và quyết đoán với những hành vi khủng bố nhằm tái đảm bảo cho cộng đồng đa số người Hán mạnh bạo và không đáng tin cậy, đã làm cho chính sách kinh tế nhằm nâng cao mức thu nhập và việc làm cho người Duy Ngô Nhĩ trở nên hầu như bất khả thi. Theo diễn biến hiện tại, cộng đồng người Hán ở Tân Cương sẽ giữ độc quyền đối với bất cứ vành đai kinh tế con đường Tơ Lụa nào có thể có trong khi người Duy Ngô Nhĩ vẫn bị mắc kẹt dưới sự giám sát đang ngày càng gắt gao và sự kỳ thị tại nơi làm việc. 

Ông Đặng Tiểu Bình từng nói rằng “Nếu mở cửa sổ để đón không khí trong lành, chắc chắn bạn phải chịu cảnh vài con ruồi bay vào.” Giải pháp của Trung Quốc đối với tình trạng bạo lực sắc tộc đang diễn ra ở Tân Cương không nằm giữa một cái vỉ đập ruồi hay cái cửa sổ đóng chặt mà rơi vào một nơi nảy sinh của những nguồn lực nhức nhối của sự bất bình đẳng sẽ nuôi dưỡng những con ruồi bạo lực. Nói một cách khác, việc xoay trục hướng Tây của Trung Quốc sẽ kết thúc ở Urumqi. 
---------------
James Leibold là giảng viên chính về Chính trị và Nghiên cứu châu Á ở Đại học La Trobe – Australia. Ông là tác giả cuốn sách Chính sách Sắc tộc ở Trung Quốc: Đổi mới là điều không thể tránh? (East-West Center, 2013).

Another side of the dispute in the SCS (Bài của Đại sứ Việt Nam tại Indonesia trên Jakarta Post 28/5/2014)

Another side of the dispute in the SCS

http://www.thejakartapost.com/news/2014/05/28/another-side-dispute-scs.html
 
In the piece “Vietnam’s dangerous acts”, Liu Hongyang, chargé d’affaires at the Chinese Embassy in Indonesia, mentioned that the Xisha (or Paracel) Islands “are an inherent territory of China”.

The international community has recognized this since World War II, while former Vietnamese premier Pham Van Dong publicly recognized these and other islands as Chinese territory on Sept. 14, 1958.

I feel compelled to offer the following points to set the record straight.

In the first place, Vietnam has adequate historical evidence and legal grounds to assert its sovereignty over the Paracel (Hoang Sa in Vietnamese) and Spratly (Truong Sa in Vietnamese) islands.

It is clear from official historical records that Vietnam has peacefully and continuously exercised sovereignty over the Paracel and Spratly islands since at least the 17th century, when these territories were considered terra nullius.

A good example of the care that Vietnamese emperors took to consolidate their sovereignty over these territories was the building of a pagoda in 1835 and the placement of a stone monument on the Paracel Islands by Emperor Minh Mang.

China, for its part, expressed no intention of claiming sovereignty over the Paracel and Spratly islands. On the contrary, many maps describing Chinese territory under the Ch’ing dynasty depicted Hainan Island as the southern end of Chinese territory. One of these maps was recently presented by German Chancellor Angela Merkel to Chinese President Xi Jinping as a gift during Xi’s visit to Germany in March 2014.

When France established its protectorate over Vietnam in 1884, France took over the administration of the Paracel and Spratly islands on behalf of Vietnam.

In addition, Vietnam’s sovereignty over the Paracel and Spratly islands was recognized by the San Francisco Peace Conference held in September 1951, which was attended by the leaders of 51 states, the purpose of which was to address the territorial issues in the aftermath of World War II.

At this conference, the head of the Vietnamese delegation, Tran Van Huu, then prime minister under the regime of King Bao Dai, asserted Vietnam’s sovereignty over the Paracel and Spratly islands in the absence of protest from the 50 other participating delegations.

It is also interesting to note that at the same San Francisco conference, the proposed amendment that would have made the San Francisco Peace Treaty provide for a recognition of China’s sovereignty over, inter alia, the Paracel and Spratly islands was rejected by 46 of the 51 participants.

In addition, the participants at the 1954 Geneva Conference on the restoration of peace in Indochina — China being among them — confirmed their recognition of and respect for Vietnam’s independence and territorial integrity. As a participant in the conference, France complied with the San Francisco treaty and withdrew its forces from Vietnam in 1956. The Republic of Vietnam, following the withdrawal of France, resumed administration over these islands, undertook various acts and made several declarations to affirm its sovereignty over them.

There is no denying the fact that in 1974, China used force to occupy the Paracel Islands. This act of aggression violated a peremptory norm of international law (jus cogens), prohibiting the use of force in international relations as provided in Article 2(4) of the UN Charter.

Stemming from a grave breach of jus cogens, the current occupation of the Paracel Islands by China does not establish a valid title for China, regardless of how long the Chinese have been there and what measures they have employed to enforce their administration.

China itself endorsed this principle in an aide memoire of May 12, 1988, by China’s Foreign Affairs Ministry, which stated that aggression would never establish sovereignty. From a legal and historical perspective, China’s claim over the Paracel Islands is groundless. Liu’s insistence that the Paracel Islands belong to China is, therefore, a false argument.

Second, Liu was intentionally wrong in citing the letter dated Sept. 14, 1958, by then prime minister Dong, as public recognition of China’s sovereignty over, inter alia, the Paracel Islands.

In his letter, the prime minister did not mention one word about China’s territories, still less the Paracel and Spratly islands. He only noted and supported China’s claim of its 12-nautical-mile territorial sea. In addition, the fact that he did not mention these islands was appropriate in the historical context: These islands had been under the administration of the Republic of Vietnam since 1956, as referred to above.

China, as a participant at the Geneva Conference, was surely aware of the fact that the geographical scope of administration of Vietnam divided at the line of the 17th parallel, as stated in the 1954 Geneva agreement on Vietnam.

Moreover, China’s statements that there is no dispute over the Paracel Islands are contrary to what has been acknowledged by China’s leaders. For example, in September 1975, the then deputy prime minister, Deng Xiaoping, told the then first secretary-general of the Vietnam Workers’ Party, Le Duan, that the two sides (Vietnam and China) had different opinions about the Paracel and Spratly islands, which would be resolved through negotiations. This statement was recorded in the Chinese Foreign Affairs Ministry’s aide memoire dated May 12, 1988.

However, there is one point on which Liu is right, when he said, “We should not listen to only one side of the story.” I take this as an invitation to offer readers my side of the story.

The writer is Ambassador of Vietnam to Indonesia.

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Không thể để TQ muốn làm gì thì làm (Petro Times, 28/5/2014)


http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/khong-the-de-trung-quoc-muon-lam-gi-thi-lam.html


(PetroTimes) - Dư luận trong và ngoài khu vực đang quan tâm tới chuyến công du kéo dài 12 ngày tới Singapore và châu Âu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (từ 28/5) bởi theo người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kerby, ông Chuck Hagel sẽ tham dự diễn đàn an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Đối thoại Shangri-La), diễn ra từ 30/5 đến 1/6. Và đây là cơ hội quan trọng để Mỹ nhấn mạnh cam kết với các đồng minh và đối tác ở khu vực Thái Bình Dương.
Năng lượng Mới số 325
Phải kiềm chế tham vọng của Trung Quốc
Ngày 24/5, tờ The Epoch Times dẫn bình luận của nhiều nhà phân tích Mỹ cho rằng, việc Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là động thái báo hiệu cho Washington và các nước ASEAN, Trung Quốc có kế hoạch nắn gân các cam kết của Mỹ với đồng minh và đối tác của họ ở khu vực trước sự quyết đoán của Bắc Kinh.
Theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia về chính sách đối ngoại Trung Quốc từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng, Bắc Kinh quyết tâm khẳng định yêu sách ở Biển Đông và sẵn sàng chịu đựng một mức độ căng thẳng với các nước láng giềng. Bà Bonnie Glaser cho hay, Trung Quốc tin rằng những lợi ích mà các nước láng giềng của họ đạt được trong quan hệ với Bắc Kinh về kinh tế sẽ được ưu tiên và khu vực cuối cùng sẽ phải chấp nhận sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông?!
Tổng thống Philippines Benigno Aquino
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tại Philippines, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear đã hối thúc Việt Nam và Trung Quốc kiềm chế để không xảy ra cuộc xung đột lớn trên Biển Đông. Ông Samuel Locklear cho biết, Mỹ “quan ngại sâu sắc” về tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến Biển Đông vì những căng thẳng này tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tính toán sai lầm; đồng thời cho rằng, phải giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo luật pháp quốc tế.
Đô đốc Samuel Locklear cũng kêu gọi ASEAN và Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình thiết lập một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc để ngăn không cho các cuộc tranh chấp biến thành xung đột vũ trang, đe dọa những nền kinh tế đang phát triển năng động trong khu vực. Ông Samuel Locklear cảnh báo chiến lược “người thắng được tất cả” của Bắc Kinh.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel từng tuyên bố (20/5), biện pháp tốt nhất mà Mỹ và ASEAN có thể thực hiện để góp phần xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông là đối thoại ngoại giao mang tính xây dựng; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quốc tế chỉ trích Trung Quốc đơn phương âm mưu thay đổi hiện trạng tại Biển Đông. Hạ nghị sĩ Mỹ Madeleine Bordallo hy vọng, ASEAN có thể xây dựng khuôn khổ giải quyết hiệu quả các yêu sách và tranh chấp chủ quyền. Theo nhận định của nhà báo Pháp Bruno Philip, đặc phái viên Đông Nam Á của tờ Le Monde, Trung Quốc đang hành xử như thể họ được phép làm mọi thứ và đây là điều đáng lo ngại cho cả khu vực, thậm chí cả các nước bên ngoài khu vực.
Giáo sư, Tiến sĩ Abanti Bhattacharya, giảng viên tại Khoa Nghiên cứu về Đông Á, Trường đại học Tổng hợp Delhi, Ấn Độ cho rằng, các nước ASEAN phải tái thiết lập sự đoàn kết và đấu tranh chống lại sự thống trị của Trung Quốc; đồng thời khẳng định, hành động hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã thể hiện sự nổi lên không hòa bình và có tính gây chiến ngày càng tăng của Trung Quốc. Bà Abanti Bhattacharya cũng khẳng định, hành động này còn nhằm thử phản ứng của Mỹ, cũng như sự ủng hộ của Washington đối với Nhật Bản và các đồng minh.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
Trong bài viết trên trang tin Asia Sentinel, ông Bill Hayton cho rằng, việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam là một tính toán sai lầm, lợi bất cập hại. Đồng thời nhận định, cũng có thể coi hành động hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 nhằm gây sức ép về việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Theo ông Hillary Mann Leverett, chuyên gia của Trường đại học American, hành động đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam của Trung Quốc thực chất là muốn đẩy lùi sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương. Ngày 22/5, người phát ngôn Nhà Trắng Patrick Ventrell tuyên bố ủng hộ Việt Nam sử dụng biện pháp pháp lý với Trung Quốc để giải quyết căng thẳng sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 tại vùng biển Việt Nam.
Không thể mất cảnh giác
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, từng công tác tại Học viện Quốc phòng Australia, hiện làm việc tại Đại học New South Wales cho rằng, việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 tại vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam là việc chưa có tiền lệ. Theo ông Carl Thayer, Trung Quốc sẽ rút giàn khoan HD-981 về nước trong hoặc trước ngày 15/8 để tránh mùa bão lớn trên biển và đây sẽ cơ hội để Bắc Kinh xuống thang. Giáo sư Carl Thayer cũng cho rằng, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) từng từ chối đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam vì quá tốn kém. Nhưng sau đó CNOOC vẫn nhận lệnh tiến vào khu vực này với thông báo “hoạt động thăm dò dầu khí chỉ là phụ”.
Giáo sư Carl Thayer
Ngày 25/5, tờ Manila Standard Today dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin thừa nhận, Manila quan tâm đến việc tăng cường trao đổi thông tin tình báo và khả năng liên kết hoạt động với Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh một thỏa thuận như vậy không nhất thiết phải nhằm vào bất kỳ bên thứ 3 nào. Trước đó (22/5), khi trả lời phỏng vấn Hãng Bloomberg tại Manila, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết, mỗi khi thức dậy ông đều có chung một câu hỏi: Trung Quốc được lợi gì từ tất cả chuyện này?
Nhằm tăng cường khả năng bảo vệ không phận, ngày 21/5, Bộ Quốc phòng Philippines đã bắt đầu triển khai quá trình mua 2 máy bay tuần tiễu tầm xa (137 triệu USD) và 6 máy bay yểm trợ (114 triệu USD) cận chiến trên không mới. Được biết, 3 tàu chở dầu do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Philippines (PNOC) tài trợ, sẽ được trang bị vũ khí phòng thủ. Trước đó (26/3), PNOC và Hải quân Philippines đã ký biên bản ghi nhớ về việc chính thức tài trợ 3 tàu chở dầu cho hải quân tại căn cứ Hải quân Jose Andrada ở Manila.
Ngày 23/5, tờ Bưu điện Huffington đăng phân tích của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho rằng, Trung Quốc và Nga đã trở nên “hung hăng hơn” khi họ nhận thấy Mỹ đã lùi lại khỏi các vấn đề quốc tế. Ông Robert Gates cũng nhắc lại việc Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger đã “xử lý tổn thất của Mỹ tại Việt Nam” bằng cách tiếp cận với Liên Xô và Trung Quốc để thể hiện rõ rằng, Mỹ vẫn là một “ông lớn” trên thế giới. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kiến nghị, các nước Đông Nam Á cần hợp nhất và cùng với Mỹ chống lại sự xâm lược của Trung Quốc.
Trên diễn đàn Interpreter ngày 22/5, Giáo sư nghiên cứu chiến lược Hugh White thuộc Đại học quốc gia Australia cho rằng, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “hình mẫu mới” - giảm sức mạnh của Washington ở châu Á để thế vào vị trí này. Trung Quốc đang cố gắng xây dựng những gì mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gọi là “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới”. Giới phân tích cho rằng, việc Trung Quốc đề cao diễn đàn khu vực là để chống lại ảnh hưởng của Mỹ. Trong khi đó Tạp chí Quốc phòng Nga lại cho rằng, Mỹ đang có ý định lôi kéo các nước Châu Á - Thái Bình Dương xây dựng “lá chắn chống Trung Quốc” ở Tây Thái Bình Dương, đồng thời mở rộng nó đến phần lớn vùng biển Ấn Độ Dương.
Ngày 25/5, Hãng Kyodo dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera chỉ trích hành động của phi công Trung Quốc khi cho biết, 2 chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay sát một cách bất thường máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên vùng biển quốc tế thuộc biển Hoa Đông. Một trong số đó bay chỉ cách máy bay YS-11EB của Lực lượng Phòng vệ trên không trong phạm vi khoảng 30m. Một tiếng sau đó, một chiếc khác bay cách máy bay giám sát OP-3C của Lực lượng Phòng vệ trên biển 50m ở trong cùng một không phận.
Trung Quốc đang bị bắt nạt?
Ngày 23/5, tờ China Daily cho rằng, căng thẳng ở Châu Á - Thái Bình Dương đã “bước sang một bước ngoặt nguy hiểm” khi Trung Quốc đang bị “tấn công” bởi “những người bạn chí thân” của “một kẻ xúi bẩy bên ngoài”. Đồng thời đưa ra nhận định khiến dư luận nực cười khi cáo buộc Philippines, Việt Nam và Nhật Bản đang “bắt nạt Trung Quốc”. Cũng trong ngày 23/5, Trung Quốc còn cảnh báo Nhật Bản hãy tránh xa cuộc tranh chấp giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng ở Biển Đông. Ngày 22/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ quan ngại về những căng thẳng gần đây trong khu vực do Trung Quốc “đốt nóng” lên bằng hành động đơn phương đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Chuyên gia các vấn đề đối ngoại Trung Quốc Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)
Cùng ngày 23/5, tờ The Street Wall Journal đăng phân tích của học giả Michael Auslin đến từ Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ bình luận, cuộc đối đầu âm ỉ sau khi Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là một chiến thuật mới trong những hành vi hung hăng của Bắc Kinh ở Tây Thái Bình Dương. Nếu bắt nạt được Việt Nam trong vụ giàn khoan HD-981, đây sẽ trở thành khuôn mẫu cho sự xâm lược các vùng biển tranh chấp trong tương lai.
Trong cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 22/5, Chủ tịch Hạ viện Philippines Feliciano J.Belmonte cho biết, không chỉ ông, mà các nghị sĩ gốc Hoa tại Hạ viện Philipppines đều phẫn nộ với hành động Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam. Ngày 23/5, Tạp chí The Diplomat bình luận, Việt Nam và Philippines đang ngày càng thân thiết với nhau hơn sau những tuyên bố khiêu khích và hành động gây hấn của Bắc Kinh trên Biển Đông. Giáo sư Carl Thayer nói với Hãng Reuters rằng, quan hệ giữa Việt Nam và Philippines là hoàn toàn mới, chưa từng có tiền lệ. The Diplomat nhận định, chính Trung Quốc đã dồn ép Việt Nam và Philippines đưa ra lựa chọn này. Hãng Reuters từng cho rằng, Trung Quốc đã đẩy các nước Đông Nam Á lại với nhau khi quyết tâm độc chiếm Biển Đông bằng mọi giá.
Ông Carl Thayer cho rằng, không chỉ Philippines và Việt Nam phải cảnh giác, mà tất cả các quốc gia đều sẽ cảm thấy bị chèn ép sau khi Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 22/5, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono kêu gọi các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tránh sử dụng sức mạnh quân sự.
Ông Susilo Bambang Yudhoyono cho rằng, các bên cần tuân thủ DOC và đẩy nhanh đàm phán COC. Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Laura del Rosario cho biết, các bên đã bàn thảo về COC 7-8 năm, nhưng không có tiến triển. Theo nhận định của Giám đốc chương trình nghiên cứu Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Mỹ Brad Glosserman, Trung Quốc đang gây sự với các nước xung quanh và làm rối trật tự luật pháp quốc tế. Nhưng hành động gây căng thẳng ở Biển Đông của Trung Quốc đang tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách “xoay trục” của Mỹ.
Ngày 23/5, tờ Business Times dẫn lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại hội nghị Tương lai châu Á ở Tokyo khi ông cho rằng, châu Á có nguy cơ xảy ra chiến tranh nếu những căng thẳng trong khu vực không được giải quyết một cách có trách nhiệm. Theo ông Lý Hiển Long, châu Á có 2 viễn cảnh trong 2 thập niên tới - sẽ là khu vực hòa bình khi các nước cùng hợp tác và chia sẻ lợi ích chung, hoặc ngược lại sẽ bất ổn nếu bị chi phối bởi các tranh chấp lãnh thổ và bảo hộ trong nước.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng cho rằng, Mỹ không ngừng ủng hộ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) để kiềm chế Trung Quốc; và châu Á trong 20 năm tới sẽ trải qua thời kỳ “hòa bình, thịnh vượng” hay “chia rẽ, đối đầu” tùy thuộc vào quan hệ Mỹ - Trung.
Một công ty con của Tập đoàn Dầu khí Philex Petroleum (Philippines) đang lên kế hoạch khoan thêm 2 giếng khai thác dầu khí tại khu vực đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông bất chấp công ty này vẫn chưa tìm ra đối tác.
Hãng Reuters dẫn lời Chủ tịch Philex Manuel Pangilinan cho biết, Forum Energy PLC, một liên doanh giữa Philippines và Anh, nhiều khả năng sẽ bắt đầu khoan thăm dò tại mỏ khí đốt Sampaguita ở Bãi Cỏ Rong vào đầu năm 2016. Được biết, Philex Petroleum từng đàm phán sơ bộ với CNOOC về khả năng cùng thăm dò dầu khí và khí đốt tại khu vực bãi Cỏ Rong.

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh