Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Chuyện gì đang xảy ra dưới đáy biển Nhân Trạch (TT online 7/5/2016)

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160507/chuyen-gi-dang-xay-ra-duoi-day-bien-nhan-trach/1097008.html

Ngày 7-5, phóng viên báo Tuổi Trẻ đã cùng đội thợ lặn địa phương lặn xuống đáy biển Nhân Trạch để ghi lại những hình ảnh ở khu vực này. 
Chuyện gì đang xảy ra dưới đáy biển Nhân Trạch?
Thợ lặn mang từ đáy biển một số con ốc đã chết - Ảnh: Quốc Nam
Những ngày qua, trên nhiều phương tiện truyền thông xuất hiện một số thông tin cho biết khu vực đáy biển thuộc xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình trở thành một “nghĩa địa cá” với xác các loại cá xếp dày đặc.
Một số thông tin khác cho biết đáy biển vùng này xuất hiện một lớp bột màu trắng đục có mùi như chất giặt tẩy... Những thông tin này ít nhiều đã làm dư luận hoang mang.
Thực sự chuyện gì đang xảy ra dưới đáy biển Nhân Trạch? Để làm rõ điều này, ngày 7-5, phóng viên báo Tuổi Trẻ đã cùng đội thợ lặn địa phương lặn xuống đáy biển để ghi lại hình ảnh ở khu vực này.
Chúng tôi sẽ gửi đến quý độc giả những hình ảnh này trong ít phút nữa, mời bạn đọc đón xem.         
Chuyện gì đang xảy ra dưới đáy biển Nhân Trạch?
Một con ốc đã chết - Ảnh: Quốc Nam

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Bản đồ uy tín nhất thế giới từ 1827 đã thể hiện: Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam


Bản đồ uy tín nhất thế giới từ 1827 đã thể hiện: Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
(ANTV) - Bản đồ châu Âu xuất bản năm 1827 được nhận định có giá trị quan trọng trong khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bộ bản đồ minh chứng chủ quyền Việt Nam vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tiếp nhận và công bố tại Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ TT-TT tiếp nhận bản đồ châu Âu xuất bản năm 1827 
Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trong bộ Atlas được xuất bản năm 1827 này có tấm bản đồ Partie de la Cochichine, và trong tấm bản đồ đó Cực Nam Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18.
"Tấm bản đồ này cùng tổng thể bộ Atlas là một bằng chứng cực kỳ giá trị để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, ông Ngọc cho biết.
Theo ông Ngọc, Partie de la Cochinchine là bản đồ đầu tiên đã vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa.
Bản đồ đặt trong khu vực Cochinchine là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam, đã minh chứng một cách đầy đủ, rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được quốc tế ghi nhận.
Điều đặc biệt là có nhiều thư viện lớn ở châu Âu, châu Mỹ, thậm chí đã được ĐH Princeton (Hoa Kỳ) số hóa và đưa lên internet. "Như vậy tính khách quan và khoa học của nó đã được khẳng định và dễ dàng kiểm chứng cho tất cả mọi người", ông Ngọc nói.
Trong bộ Atlas này, Việt Nam được giới thiệu thông qua các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110. Partie de la Cochichine là tờ số 106, vẽ đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16.
Phía ngoài khơi, PARACELS (Hoàng Sa) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng từ vĩ độ 16 - 17 và kinh độ từ 109 - 111. Bên cạnh khu vực được xác định là PARACELS, bản đồ có một bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam (Empire d’An-nam).
PARACELS (Hoàng Sa) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng từ vĩ độ 16 - 17 và kinh độ từ 109 - 111
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc cho biết các mảnh bản đồ về Trung Quốc trong tập atlas này cũng thể hiện rõ xác định đảo Hải Nam là vùng cực Nam lãnh thổ Trung Quốc.
Cụ thể, tiếp liền Partie de la Cochinchine ở phía trên là tấm số 98 mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18 - 21 và kinh độ 106 - 114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực Nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18.
Theo ông Ngọc, tất cả các bản đồ của Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ XX trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ phương Tây không hề vẽ lãnh thổ cực nam của Trung Quốc vượt xuống dưới vĩ độ 18.
"Điều này không chỉ phản ánh tính khách quan, chuẩn xác của bộ Atlas, mà còn góp phần làm tăng thêm giá trị minh chứng chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được thể hiện trong Partie de la Cochinchine", giáo sư Ngọc nói.
Ông Ngọc xúc động nói:
"Tôi thực sự cảm kích tấm lòng và sự hỗ trợ của anh Dũng đã đem về cho quốc gia một tài sản quý liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Ở châu Âu họ còn lưu trữ nhiều ấn bản nên đồng ý bán cho mình. Về đến Việt Nam rồi thì đây là tài sản vô giá.
Nó không chỉ giúp nâng cao giá trị khoa học chuẩn mực của công cuộc tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo, mà còn là một bằng chứng hùng hồn, đích thực, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam".
 
Năm 1827 Philippe Vandermaelen (1795-1869), nhà Địa lý học kiệt xuất, thành viên Hội Địa lý Paris xuất bản bộ Atlas Thế giới gồm 6 tập với 7 bản đồ chung của 5 châu lục, 381 bản đồ chi tiết, 40 trang bảng thống kê và nhiều thông tin về địa lý tự nhiên, chính trị, khoáng sản.
Bộ Atlas được hoàn chỉnh trên cơ sở những tấm bản đồ tốt nhất thế giới lúc đó, cùng những thông tin từ quan sát thiên văn hay những chuyến du hành ở nhiều nơi trên trái đất và được vẽ thống nhất theo tỷ lệ 1/1641836, kích thước 53,5X37cm, có thể được ghép lại thành quả địa cầu đường kính 7,755m.
Đây là một cột mốc lớn đánh dấu giai đoạn phát triển trội vượt cuả công nghệ vẽ và in bản đồ hiện đại ở đầu thế kỷ XIX. Đã gần 200 năm nay, bộ Atlas đã trở nên hết sức nổi tiếng, được khai thác sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.
 
BT

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Tuyến du lịch khẳng định chủ quyền lãnh thổ của VN làm TQ tức giận (Reuters 05/06/2015)

Đọc ở đây: http://maritime-executive.com/article/vietnamese-sovereignty-cruise-angers-china

Trích dịch mấy đoạn gần cuối:
------------------
Chinese Foreign Ministry spokesman Hong Lei expressed anger at the move on Friday.
Hôm thứ sáu vừa qua, phát ngôn viên Bộ ngoại giao TQ Hồng Lỗi bày tỏ sự giận dữ đối với động thái trên.

"Vietnam's actions violate China's sovereignty. We demand that Vietnam respect China's sovereignty, not take actions that complicate or magnify the situation, and make proper efforts to safeguard the peace and stability of the South China Sea," he said.
 "Hành động của VN xâm phạm đến chủ quyền của TQ. Chúng tôi yêu cầu VN tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của TQ và không làm phức tạp hoặc trầm trọng thêm tình hình, và nỗ lực hơn nữa để bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực biển Đông", ông ta nói.

[...]
The cruise mirrors those offered by China on ships like its "Coconut Princess", and illustrates a growing civilian presence in the South China Sea as countries vie to cement their competing claims.
China has been criticized for extensive reclamation work and moves to turn submerged rocks into man-made structures. The United States last week said Beijing had placed mobile artillery systems in contested territory.
Tuyến du lịch này [của VN] cũng tương tự như những tuyến du lịch của TQ trên những chiếc tàu như tàu "Coconut Princess" và cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của thường dân trong khu vực biển Đông khi các quốc gia tranh nhau củng cố tuyên bố chủ quyền đang tranh chấp của mình ở khu vực. TQ đang bị lên án về hành động cải tạo đảo với quy mô lớn và những động thái khác nhằm biến các đảo đá ngầm thành những cấu trúc nhân tạo. Vào tuần trước, Hoa Kỳ đã cho biết Bắc Kinh đã đặt hệ thống pháo vào trong vùng lãnh thổ đang tranh chấp. 

Despite close party-to-party ties with Communist neighbor China and nearly $60 billion of annual trade, analysts say Vietnam has taken a harder line since a fresh territorial row erupted last year and wants to boost diplomatic and military alliances.
Mặc dù VN có quan hệ thân thiết giữa hai đảng với nước cộng sản láng giềng Trung Quốc và thương mại hàng năm chiếm gần 60 tỷ đô la, các nhà phân tích nói rằng Việt Nam đã thực hiện một đường lối cứng rắn hơn kể từ khi nổ ra một loạt những tranh chấp về lãnh thổ o năm trước, đang mong muốn thúc đẩy liên minh ngoại giao và quân sự với các nước khác.
 

Tư liệu: Toàn văn sách trắng về chiến lược quân sự của TQ 2015 (bản tiếng Anh)

Dẫn: 
Sau khi TQ ra sách trắng và phổ biến rộng rãi cả bằng 2 thứ tiếng Tàu và tiếng Anh về chiến lược quân sự 2015, nhấn mạnh sẽ mạnh mẽ hơn trong việc "bảo vệ chủ quyền trên biển" của TQ, và lôi rõ tên VN cùng Philippines vv ra để lên án và yêu cầu chấm dứt các hành động phi pháp (!) trên các đảo, các bãi đá thuộc chủ quyền của TQ (!), thì báo chí và dư luận Philippines đã ngay lập tức phản pháo mạnh mẽ. Tổng thống Philippines thậm chí đã công khai so sánh TQ với phát xít Đức và kêu gọi Mỹ phát huy vai trò siêu cường ở Biển Đông.

Ở VN, sau nhiều ngày im lặng không nhắc gì đến cuốn sách trắng (giờ không còn gì là bí mật) ấy, Quốc hội sẽ họp kín về vấn đề biển Đông trong nửa cuối phiên họp chiều nay.

Xin giới thiệu toàn văn cuốn sách trắng ấy đến các bạn. Xin xem trong link dưới đây. 

http://en.people.cn/n/2015/0526/c90785-8897779.html

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Trung Quốc: Người bảo vệ hòa bình thế giới?

Phát biểu khó tin nói trên chính là của ông Huang Jing, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á và toàn cầu hóa thuộc ĐH Quốc gia Singapore bên lề Đối thoại Shang-ri La. Phát biểu ấy đã được tờ The Strait Times đưa lên thành một phần của cái tựa của một mẩu tin được đăng vào chiều ngày hôm qua 30/5/2015. 

Phát biểu này của ông Huang nhằm đáp lại những phát biểu cứng rắn của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter rằng "Không có gì phải nghi ngờ nữa: nước Mỹ sẽ tiếp tục bay, lái tàu, và hoạt động bất cứ nơi nào mà luật lệ quốc tế cho phép, như các lực lượng của Mỹ vẫn đang làm ở khắp nơi trên thế giới. Nói cho cùng, việc biến các bãi đá thành phi trường không thể tạo ra chủ quyền hoặc cho phép ngăn cản việc đi lại trên hải phận hoặc không phận quốc tế."

Theo ông Huang,  sự kiện Biển Đông đang được các nước [ám chỉ Mỹ và phương Tây] cố tình quấy động lên, chẳng qua là do Trung Quốc đã mạnh lên. Trước đây,  do còn chưa mạnh nên TQ chỉ chú trọng bảo vệ chủ quyền trên đất liền, nhưng nay nước này đã có khả năng bảo vệ chủ quyền của mình trên biển.

Cũng theo ông Huang, từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay thì mọi cuộc xung đột trên thế giới đều do phương Tây gây ra chứ chưa bao giờ do TQ. Và tất cả mọi cuộc xung đột này đều dẫn đến chiến tranh mà không có một trường hợp ngoại lệ nào. Trong khi đó, theo ông Huang thì cách tốt nhất để giải quyết xung đột là thông qua thương lượng của chính các bên có tranh chấp, và sự có mặt của "những lực lượng bên ngoài" chỉ làm tình hình thêm phức tạp.

Trước đó, Bộ trưởng quốc phòng của Indonesia đã có bài phát biểu tại Hội nghị kêu gọi các bên thực hiện các cuộc tuần tra chung hòa bình, không loại trừ tham gia của Trung Quốc trong các cuộc tuần tra đó. Ông cũng cho rằng chính Trung Quốc sẽ là người chịu thiệt hại lớn nhất nếu tình hình ở khu vực bất ổn.


-----------
Nguồn: http://www.straitstimes.com/news/asia/east-asia/story/china-defender-peace-south-china-sea-issue-hyped-say-experts-and-officials




Huang Jing, director of the Centre on Asia and Globalisation at the National University of Singapore, said there have been many crises since the Cold War, such as Libya, Egypt, Kosovo and Ukraine, and many issues have also been seen across Asia, including the Korean nuclear issue and the territorial disputes in East China Sea and South China Sea. - See more at: http://www.straitstimes.com/news/asia/east-asia/story/china-defender-peace-south-china-sea-issue-hyped-say-experts-and-officials#sthash.oYfY4Kwq.edskB5uu.dpuf
Huang Jing, director of the Centre on Asia and Globalisation at the National University of Singapore, said there have been many crises since the Cold War, such as Libya, Egypt, Kosovo and Ukraine, and many issues have also been seen across Asia, including the Korean nuclear issue and the territorial disputes in East China Sea and South China Sea. - See more at: http://www.straitstimes.com/news/asia/east-asia/story/china-defender-peace-south-china-sea-issue-hyped-say-experts-and-officials#sthash.oYfY4Kwq.edskB5uu.dpuf

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: TQ cần hành xử đúng luật quốc tế

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: TQ cần hành xử đúng luật quốc tế

http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/240293/tuong-nguyen-chi-vinh--tq-can-hanh-xu-dung-luat-quoc-te.html# 

Nói với Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh quan ngại hành động xây dựng trái phép của TQ trên các đảo đá tại Trường Sa của VN.




Nguyễn Chí Vịnh, Đối thoại Shangri-La, Biển Đông, TQ, chủ quyền, Trường Sa
Cuộc gặp giữa đoàn Việt Nam và đoàn TQ

Thông điệp của Thứ trưởng Quốc phòng VN nêu trong cuộc gặp với đoàn TQ bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore. VOV thông tin trong cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ quan ngại về hành động xây dựng trái phép của TQ trên các đảo đá tại Trường Sa của VN và cho rằng, đây là lo ngại chung của nhân dân Việt Nam.

Do đó, phía TQ cần có cách hành xử đúng với luật pháp quốc tế, không làm tổn hại đến lợi ích và mối quan hệ của nhân dân hai nước. Phía VN cũng trao đổi một cách thẳng thắn, khách quan và chính xác về những gì xảy ra trên Biển Đông thời gian gần đây với tinh thần xây dựng và theo luật pháp quốc tế, cam kết của khu vực như Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông DOC…

Về phần mình, Trưởng đoàn TQ ghi nhận một cách tích cực và cho rằng, quan điểm hai bên còn có khác biệt về vấn đề này. Tuy nhiên, hai bên sẽ tiếp tục xây dựng tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác theo thỏa thuận cấp cao hai nước, trong đó có lĩnh vực quân sự, quốc phòng.

Hãng thông tấn Reuters đưa tin về cuộc gặp trích dẫn lời Thượng tướng Vịnh trong cuộc gặp đã yêu cầu TQ tôn trọng chủ quyền của VN.

"Chúng tôi là quân nhân nên rất rõ ràng và thẳng thắn", ông nói. "Chúng tôi đã rất rõ ràng về lập trường của mình là bảo vệ chủ quyền, tôn trọng luật pháp quốc tế và duy trì trách nhiệm giữa VN và TQ".

Tin TQ đưa pháo ra đảo nhân tạo là tín hiệu xấu
Trả lời báo chí bên lề Đối thoại, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh VN đánh giá cao diễn đàn này vì nó hướng đến mục tiêu hòa bình, ổn định. Dưới góc độ an ninh, các nước đều phải có trách nhiệm. Đối với vấn đề Biển Đông, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, đây không chỉ là mối quan tâm của riêng VN.

“Lần này, VN lắng nghe là chính, không phát biểu. Còn quan điểm trước sau như một của nhà nước ta về vấn đề chủ quyền, về hòa bình, ổn định, vấn đề luật pháp quốc tế, tác động của dư luận thế giới cũng như trách nhiệm của các quốc gia trong khu vực về tình hình Biển Đông là nhất quán. VN cũng cảm nhận những quan ngại rõ hơn của các nước về tình hình Biển Đông, mong muốn tìm được sự ổn định lâu dài trong khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế”, Thứ trưởng nêu rõ.

Trong cuộc trả lời hãng Reuters, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho hay thông tin TQ đưa pháo ra một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông nếu đúng sự thực thì đó là diễn biến rất đáng lo ngại.

"Nếu điều đó thực sự xảy ra thì đó là tín hiệu rất xấu cho tình hình vốn đã rất phức tạp ở Biển Đông", Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói với hãng Reuters trong cuộc phỏng vấn bên lề Đối thoại Shangri-La.

Các quan chức quốc phòng Mỹ trước đó thông tin TQ đã đưa xe pháo lớn ra một hòn đảo mà họ cải tạo ở Biển Đông. Động thái này theo mô tả của Lầu Năm Góc là tạo ra "sự bất ổn" trong bối cảnh căng thẳng leo thang trong 6 tháng nay kể từ khi các hình ảnh vệ tinh cho thấy những hoạt động cải tạo đảo quy mô lớn của TQ.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ: "Tôi luôn hy vọng rằng, cộng đồng quốc tế sẽ luôn có trách nhiệm với hòa bình, ổn định và phát triển khu vực, và cũng không bỏ qua những hành động vi phạm luật pháp quốc tế", ông nói.

Philippines lo ngại hành xử của TQ
Bên lề Đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh có cuộc gặp với trưởng đoàn Philipines. Hai bên bày tỏ hài lòng về những hợp tác quân sự, quốc phòng gần đây, nhất là các hoạt động giao lưu văn hóa- thể thao giữa lực lượng hai nước đóng quân trên các đảo ở Trường Sa, khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác trên lĩnh vực hải quân, an ninh biển, tăng cường hợp tác trong khuôn khổ ADMM (hợp tác quốc phòng ASEAN) cũng như các diễn đàn đa phương khác.

Philippines cũng bày tỏ lo ngại về cách hành xử của TQ gần đây trên Biển Đông và cho rằng, đó là hành động trái với luật pháp quốc tế và không phù hợp với các cam kết giữa ASEAN và TQ.

Cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã có các cuộc gặp với đại diện đoàn Singapore, Tây Ban Nha, Israel, Đức, New Zealand, Ấn Độ và tập đoàn Lockheed Martin, trao đổi về khả năng hợp tác quốc phòng giữa VN với các nước.

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Việt Nam bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về đường 9 đoạn (VNExpress, 11/12/2014)

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-nam-bac-bo-yeu-sach-cua-trung-quoc-ve-duong-9-doan-3119336.html

Thứ năm, 11/12/2014 | 18:08 GMT+7

Việt Nam bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về đường 9 đoạn


Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay một lần nữa bác bỏ yêu sách của Trung Quốc liên quan đến "đường đứt đoạn", và đề nghị Tòa án trọng tài quốc tế quan tâm thích đáng đến lợi ích của Việt Nam khi xử vụ kiện của Philippines.


"Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách 'các quyền lịch sử' của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong 'đường đứt đoạn' do Trung Quốc đơn phương đưa ra", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết hôm nay.

Đề cập tới Văn kiện lập trường của Trung Quốc hôm 7/12 về vụ kiện Trọng tài Biển Đông, ông Bình nhấn mạnh Việt Nam một lần nữa tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với các quyền và lợi ích pháp lý khác của Việt Nam ở Biển Đông.

Trung Quốc hôm 7/12 tái khẳng định sẽ không tham gia vụ kiện tranh chấp chủ quyền Biển Đông tại tòa án trọng tài quốc tế The Hague do Philippines đương đơn. Tuyên bố này được đưa ra chỉ ít ngày trước 15/12, thời hạn mà tòa án trọng tài yêu cầu Bắc Kinh đưa ra phản biện đối với vụ kiện.
Đề cập vụ kiện, ông Lê Hải Bình cho biết: "Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”.
bando-8027-1418097458-5672-1418295044.jp
Mỹ khẳng định một số phần trong đường 9 đoạn của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và các nước liên quan. Ảnh: Rappler

Trung Quốc hồi 2009 công bố yêu sách đường 9 đoạn chiếm gần 80% diện tích Biển Đông, xâm phạm nhiều khu vực thuộc chủ quyền của các quốc gia ven biển ở khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Gần đây Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo và xây dựng ở quần đảo Trường Sa để biến các đá thành các đảo nhân tạo, nhằm củng cố yêu sách đường 9 đoạn.
Yêu sách này không được bất cứ quốc gia nào công nhận. Trong nghiên cứu công bố hôm 6/12, Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông là mơ hồ, phần lớn các phần diễn giải yêu sách không tuân theo luật quốc tế.
Việt Anh