Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Bài học từ sự bế tắc với Việt Nam của Trung Quốc trong vụ giàn khoan dầu


Tìm hiểu các động lực đằng sau hành động khiêu khích của Bắc Kinh sẽ giúp Mỹ và các đối tác của mình biết đối phó với những sự cố trong tương lai.

HD_981-9421f-crop1399473594117p.jpg
HD-981
Vào ngày 02 tháng 5, Trung Quốc đơn phương đặt một giàn khoan dầu ở khu vực cách 120 dặm từ bờ biển Việt Nam - gần các hòn đảo tranh cấp giữa cả hai nước và cũng nằm trong phạm vi 200 dặm vùng biển được luật pháp quốc tế xem là khu vực đặc quyền kinh tế của Hà Nội. Ngay thoạt đầu, khoảng ba mươi tàu thuyền Việt Nam cố gắng can thiệp, nhưng đã bị hơn tám mươi tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan đẩy lui. Mặc dù giàn khoan đã định ở lại vị trí đến ngày 15 tháng 8, nhưng vào ngày 16 tháng Bảy, Trung Quốc lại kéo giàn khoan ra khỏi khu vực.

Hành động quá tay của Trung Quốc đã trả giá đắt. Cùng các hậu quả khác, hành động ấy làm tăng tốc cuộc chạy đua vũ đang ở châu Á và khuếch đại các lời kêu gọi đối phó với Bắc Kinh từ Washington và Tokyo. Tuy nhiên, Trung Quốc lại đạt được những thông tin hữu dụng để cải thiện chiến lược đang diễn ra ở Biển Đông. Việc hiểu được nguyên nhân tại sao Bắc Kinh đã hành động như thế và bài học kèm theo của nó sẽ giúp Washington và các đối tác đối phó với Trung Quốc.

Để đạt được vai trò hàng đầu ở châu Á, Bắc Kinh phải hất cẳng Washington. Vì quá yếu không thể đối đầu trực tiếp với Mỹ, Trung Quốc cố gắng mài mòn dần hiện trạng của khu vực thông qua những hành động khiêu khích các nước láng giềng ở mức độ thấp. Trong cá biệt, những hành động này không thể khiến các nước yếu hơn Trung Quốc tiến hành chiến tranh chống lại nó hoặc khiến Mỹ phải can thiệp nghiêm trọng; nhưng khi gom tất cả lại, các hành động này tất sẽ làm nghiêng thế cân bằng của châu Á về phía có lợi cho Trung Quốc. Bằng cách liên tục đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mình trong khu vực, Bắc Kinh phô trương được ưu thế quân sự của mình và buộc Washington phải đứng trước một lựa chọn khó khăn: (1) Hoặc hỗ trợ các nước này bất cứ khi nào bị Trung Quốc khiêu khích, có nguy cơ leo thang sức mạnh hạt nhân, mất kiểm soát Trung Quốc và đối tác thương mại quan trọng ; hoặc (2) vẫn duy trì không can dự, khiến sẽ hợp pháp hoá đòi hỏi của Trung Quốc với khu vực tranh chấp khi họ củng cố sự hiện diện của mình và làm giảm ham muốn trở thành đồng minh với Hoa Kỳ của các đối thủ mình bằng cách xói mòn các bảo đảm về an ninh của Mỹ. Nhưng nếu hành động quá mạnh tay, Bắc Kinh sẽ có nguy cơ lôi kéo và tạo nên một khối cân bằng ở Washington. Do đó, Trung Quốc tính toán và kềm chế hành động xâm lược để cố gắng áp dụng mức độ tối đa sức mạnh thích hợp với cách tiếp cận này.

Việc triển khai giàn khoan của Trung Quốc là một nỗ lực sử dụng chiến lược ấy vì Trung Quốc đã thử nghiệm được giới hạn của sự việc căn cứ vào bằng chứng mâu thuẫn về cách giải quyết của Mỹ. Một mặt, tối thiểu là sáu tháng trước khi bắt đầu cuộc đương đầu bế tắc, Mỹ đã hứa viện trợ hàng hải cho Việt Nam. Và trong tháng trước khi Bắc Kinh hành động, trong thời gian công du châu Á Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố rằng các đảo tranh chấp với Trung Quốc và Nhật Bản được bảo vệ bởi hiệp ước quốc phòng của Washington với Tokyo, kêu gọi Mỹ phải hỗ trợ quân sự cho Philippines (mà không giải thích rõ ràng cho thấy sự hỗ trợ ấy có mở rộng đến các hòn đảo đanh trang chấp bởi Bắc Kinh và Manila hay không), và mở ra những truy cập mới đến các căn cứ quân sự Philippines. Mặt khác, Trung Quốc đã chứng kiến phản ứng nhút nhát của Mỹ về các sự vụ chiếm đoạt quyền lực bất hợp pháp, bao gồm việc chỉ riêng trong tháng ba năm 2014, Nga sáp nhập Crimea và Trung Quốc ngăn chặn không cho đồng minh Philippines của Mỹ tiếp tế một con tàu mà họ đã duy trì giữa vùng biển tranh chấp trong mười lăm năm.

Bài học gì cho Hoa Kỳ? Dù không hiểu rõ phản ứng của Mỹ, Trung Quốc vẫn không sợ việc đi quá giới hạn. Do đó, Washington phải xác định rõ vai trò an ninh của mình và thường xuyên đáp trả cứng rắn với các hành động khiêu khích của Bắc Kinh. Thuyết phục trước cho phía Trung Quốc hiểu rằng những cuộc tấn công của họ có tổn thất thực sự và sẽ ngăn chặn họ trong việc dùng sức mạnh để thay đổi hiện trạng.

Việc Trung Quốc nhắm đến Việt Nam chứ không nhằm các đối thủ hàng hải chính của mình là Nhật Bản và Philippines cũng là một cố gắng lựa chọn có tính chiến lược. Trước tiên là vì giữa Mỹ và Việt Nam không có hiệp ước phòng thủ, cho nên Washington ít có áp lực phải thay mặt cho Hà Nội mà can thiệp hơn là khi Bắc Kinh đối đầu với Manila hay Tokyo. Thứ hai, so với Nhật Bản và Philippines, Trung Quốc có mối quan hệ gần gũi hơn và thông tin liên lạc chặt chẽ hơn với Việt Nam. Do đó, Bắc Kinh có thể dễ dàng xuống thang cuộc xung đột với Hà Nội. Thứ ba, vì cho đến nay Việt Nam yếu hơn nhiều so với Nhật Bản, Trung Quốc đo lường được khả năng của một đối thủ vừa phải để có thể giải quyết mà không phải tự mình đọ sức với một quân đội gần ngang ngửa và có liên minh chặt chẽ với Mỹ

thediplomat_2014-08-30_10-17-54-386x255.jpg
Biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam do sự kiện giàn khoan

Ở đây cũng có một bài học khác cho Mỹ. Washington phải gia tăng quan hệ quân sự, kinh tế và ngoại giao với các nước láng giềng của Trung Quốc, khuyến khích hợp tác đa phương của họ chống lại sự xâm lược của Bắc Kinh và kêu gọi Trung Quốc cùng các quốc gia này mở rộng các kênh thông tin liên lạc của họ (vào tháng trước, Nam Hàn và Trung Quốc đã đồng ý mở một đường dây nóng về quân sự và Nhật Bản đã tái duyệt lại một yêu cầu với Trung Quốc trong tháng). Các quốc gia này càng được mạnh mẽ và gần gũi với nhau và Mỹ chừng nào họ sẽ càng ít có khả năng bị Trung Quốc thách thức. Mặc dù vậy, Bắc Kinh sẽ đối đầu với các cường quốc và các đồng minh của Mỹ, như bằng chứng của việc họ đã cưỡng ép chủ quyền lãnh thổ với Tokyo và Manila. Tuy nhiên, mối căng thẳng giữa Trung Quốc với Việt Nam đã là áp lực hàng hải căng thẳng nhất trong lịch sử gần đây. Ví dụ, khi cuộc bế tắc trở nên căng thẳng hơn, Trung Quốc bảo vệ giàn khoan của mình bằng máy bay chiến đấu và hơn 100 con tàu, bao gồm cả chiến hạm (trái ngược với số lượng các lực lượng hàng hải dân sự nhỏ hơn mà họ thường triển khai). Trung Quốc liên tục đâm vào tàu Việt Nam và đã đánh chìm một chiếc (thường hăm dọa các mục tiêu của mình bằng cách triển khai một số lượng lớn các tàu và bắn vòi rồng vào họ). Mặc dù Mỹ và các đối tác của mình sẽ khó ngăn chặn các khiêu khích ở mức thấp của Trung Quốc, chương hồi này tiếp cận sự khiêu khích ở mức cao hơn và một nguy cơ leo thang. Can dự sâu sắc hơn của Mỹ và triển vọng của các phản ứng đa phương ở châu Á có thể dễ dàng ngăn chặn những cuộc xung đột như vậy, và sự giao tiếp tốt hơn sẽ giúp kiểm soát được chúng nếu có bùng nổ.

Bắc Kinh cũng đã học được bài học từ phân hồi này.

Đầu tiên, Trung Quốc có được sự chắc chắn hơn rằng Hoa Kỳ ghét không muốn can thiệp vào các cuộc xung đột. Sau khi Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải và các quy định của pháp luật bằng cách đặt giàn khoan bốn mươi tầng và một hạm đội suốt bảy mươi lăm ngày trong vùng biển Việt Nam, đánh chìm một tàu biển của Việt Nam và đưa giàn khoan thứ hai vào gần khu vực này, Mỹ đã hành động ít hơn những gì mà Trung Quốc gọi là "khiêu khích." Washington từ chối không hòa giải cuộc tranh chấp, không áp đặt một biện pháp trừng phạt nào, không triển khai hải quân đến vùng biển tranh chấp, và đã không đóng lại lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Hà Nội. Sự lãnh đạm của Mỹ đã thúc đẩy Trung Quốc, như từng thể hiện qua việc họ liên tục leo thang vụ bế tắc giàn khoan như thế nào.

Thứ hai, Trung Quốc thấy rằng dù phe chống lại sự vươn dậy của mình ở châu Á đang phát triển, nhưng họ không có lòng kiên định để đi đến mục đích. Tại cuộc họp ngay sau khi Trung Quốc triển khai giàn khoan, Hiệp hội các nước Đông Nam Á thất bại không xác định Trung Quốc là kẻ xâm lược. Vì vậy, ngay cả một Bắc Kinh ăn hiếp bắt nạt vẫn có thể duy trì đủ mức ảnh hưởng của mình đến các nước láng giềng yếu hơn để dọa nạt những nuớc lệ thuộc thương mại vào vòng quy phục. Và dù Hà Nội đang gần gũi hơn với Washington, đất nước này vẫn giới hạn mối quan hệ đó chỉ để cân bằng mối quan hệ của mình với Bắc Kinh - đối tác thương mại lớn nhất và người láng giềng mạnh mẽ hơn mà  mình có chung biên giới. Giữa cuộc bế tắc, một quan chức quân sự Việt Nam nêu ra rằng "Chúng ta nói chuyện với Mỹ, nhưng vẫn còn quá sớm để nói rằng những căng thẳng hiện nay sẽ thay đổi cách tiếp cận của chúng ta như thế nào" Thật vậy, kể từ thời điểm đó, Việt Nam tiếp tục hạn chế việc ghé cảng của Hải quân Mỹ bằng một lần duy nhất hàng năm, để ngăn cản các tàu hải quân Mỹ đang hoạt động không thể vào vịnh Cam Ranh (cảng nước sâu thượng hạng của Hà Nội), và từ chối không cho Washington truy cập vào các cơ sở quân sự của mình (các cuộc đàm phán bắt đầu vào đầu năm 2012).

Trung Quốc đang sử dụng những bài học này để làm đậm nét chiến lược thống trị châu Á của mình

Trước tiên, Bắc Kinh sẽ xuống nước một cách chiến lược (và tạm thời) khi có lợi. Trong vụ tranh chấp này Trung Quốc đã làm như thế bằng cách rút tháo giàn khoan đồng thời trả tự do cho các ngư dân Việt Nam mà họ đã bắt giữ trong thời gian tranh chấp. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã đạt được mục tiêu chính của việc phát thanh sang các nước láng giềng rằng một nước Việt Nam đứng dậy lẻ loi không thể ngăn chặn được mình và Mỹ sẽ không can thiệp. Giữ giàn khoan ở lại chỉ mang về mối lợi nhỏ nhưng có thể củng cố thêm hình ảnh Trung Quốc như một kẻ bắt nạt và sẽ làm suy yếu phe ủng hộ Trung Quốc của Việt Nam.

Kế đó, Trung Quốc sẽ cố gắng làm các nước láng giềng phụ thuộc sâu sắc hơn để làm suy giảm sự chống đối mình. Ví dụ, Trung Quốc đang đàm phán các hiệp định thương mại tự do với Australia, Nhật Bản (các nước có thương mại với Trung Quốc dự kiến sẽ gia tăng lần đầu tiên kể từ năm 2011), Hàn Quốc và Đài Loan. Và Trung Quốc đang phát triển cơ sở hạ tầng Ngân hàng Đầu tư châu Á để thay thế cho Ngân hàng Thế giới, trong đó Mỹ và Nhật Bản có quyền biểu quyết mạnh nhất. Từ đó Bắc Kinh sẽ có vị trí tốt hơn để khai thác công khai giữa các nước láng giềng bằng cách chia rẽ và chinh phục họ thông qua một kết hợp của cưỡng chế và hỗ trợ an ninh cùng các biện pháp kinh tế.

Việc rút giàn khoan của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang tái điều chỉnh để tìm mức áp lực thích hợp chứ không phải ngừng nghỉ chiến thuật của mình. Thật vậy, ngay sau khi kết thúc chương hồi này, Bắc Kinh đã gửi hai tàu khảo sát biển vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế có tiềm năng tài nguyên phong phú của Manila, ra lệnh cho nhiều giàn khoan dầu và tàu bảo vệ bờ biển vào biển Đông và công bố kế hoạch xây dựng hải đăng trên các đảo để nâng cao khẳng định lãnh hải của mình đối với Hà Nội.

Mỹ và các đối tác của mình phải tận dụng những bài học từ cuộc bế tắc giàn khoan này nếu họ mong muốn ngăn chặn - hoặc thậm chí làm trì trệ - các hành động khiêu khích của Trung Quốc.

Paul J. Leaf.jpg
Paul J. Leaf/The Diplomat
Tác giả Paul J. Leaf làm việc cho Hội đồng Chicago về vấn đề toàn cầu. Ông là nhà bình luận thường xuyên về chính sách đối ngoại và là luật sư tại một công ty luật quốc tế.



Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ

Bài báo nguyên gốc: Learning From China’s Oil Rig Standoff With Vietnam - By Paul J. Leaf - August 30, 2014


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét