Bài mới trên The Diplomat. Bản dịch vừa hoàn tất tối ngày 17/7/2014. Đã đăng trên trang ijavn.org.
------
Sáng thứ tư vừa qua TQ đã đưa ra một tuyên bố đáng giật mình, khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ là Hồng Lỗi (Hong Lei) thông báo với Tân Hoa Xã rằng giàn khoan dầu ngoài khơi mang tên HYSY 981 của Công ty dầu khí quốc gia TQ đang di chuyển khỏi vùng biển tranh chấp với VN tại quần đảo Hoàng Sa, nơi nó đã hạ đặt từ ngày 2/5 đến nay. Từ lúc được hạ đặt tại đây, giàn khoan đã trở thành một nguồn xung đột giữa VN và TQ, với những đụng độ trên biển diễn ra hầu như mỗi ngày giữa lực lượng cảnh sát biển và các tàu đánh cá của hai bên, và những cuộc biểu tình bạo động chống TQ tại VN. Mặc dù sự di chuyển giàn khoan đột ngột này thật đáng ngạc nhiên và có ý nghĩa xét theo nhiều lý do khác nhau, nhưng ông Hồng Lỗi đã nhấn mạnh rằng Tây Sa, tức Hoàng Sa theo cách gọi của VN, hiển nhiên là lãnh thổ của TQ, rằng "TQ cực lực lên án những hành động phá rối thiếu sáng suốt của VN và đã thực hiện những biện pháp an ninh cần thiết để đảm bảo cho giàn khoan hoạt động."
Quyết định di chuyển giàn khoan đến đảo Hải Nam một tháng trước kế hoạch đã gây ra nhiều câu hỏi khác nhau. Trước đây, CNPC đã từng tuyên bố rằng giàn khoan sẽ tiếp tục hoạt động tại vị trí hạ đặt đến ngày 15/8, nhưng hôm thứ ba vừa qua lại tuyên bố rằng việc thăm dò và khoan dầu đã hoàn tất. Phó giám đốc Văn phòng nghiên cứu chính sách của CNPC, ông Vương Chấn (Wang Zhen), cho biết những phân tích ban đầu cho thấy khu vực này "có những điều kiện và tiềm năng cho việc thăm dò dầu khí, nhưng việc thử nghiệm hút dầu chưa thể bắt đầu cho đến khi các số liệu được đánh giá một cách toàn diện." Như vậy TQ đã tự tạo cho mình một lý do để rút giàn khoan nếu nó muốn, nhưng việc TQ nêu ra một cách mơ hồ việc cần phải đánh giá thêm các số liệu trước khi quay lại khoan dầu có nghĩa là nước này có thể quyết định xem có sẽ trở lại khu vực tranh chấp với VN này hay không, và nếu có thì khi nào.
Việc TQ đột ngột rút giàn khoan trước thời hạn đã tuyên bố mà không hề báo trước và hầu như không kèn không trống dễ dẫn đến giả định logic rằng TQ đang muốn làm giảm căng thẳng với VN, và có lẽ đang thuận theo những áp lực của quốc tế đối với những yêu sách ngày càng tăng của nó đối với 90% Biển Đông, gây ra những tranh cãi ngày càng căng thẳng với cả Việt Nam lẫn Philippines. Rất có thể là như thế, nhưng TQ đã tạo ra cho mình cái cớ để có thể trở lại nếu như nó muốn.
Mặc dù không đưa ra một lý do chính thức cho việc rút sớm của mình, Tân Hoa Xã đã ghi nhận rằng những hoạt động thử nghiệm không thể tiến hành được ngay vì mùa bão đã đến. Một viên chức của ngành công nghiệp dầu khí có nhiều hiểu biết về hoạt động của giàn khoan khi phát biểu với hãng Reuters cũng ghi nhận rằng việc di chuyển sớm giúp cho giàn khoan có thể thực hiện các hợp đồng công việc khác. Với tư cách là giàn khoan dầu ngoài khơi mới nhất và tân tiến nhất, có khả năng khoan sâu gáp đôi các giàn khoan nước sâu khác, hai lý do nói trên có vẻ cũng có lý. TQ đã rút tất cả các tàu mà nó đã đưa đến để bảo vệ giàn khoan đồng thời bảo vệ yêu sách của nó trên vùng biển tranh chấp. Theo phát biểu của ông Lê Hà, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư, Việt Nam cũng đã rút 30 tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của mình về để tránh cơn bão Rammasun sắp đến.
Thật ngạc nhiên là TQ đã quyết định hầu như từ bỏ yêu sách của nó trên quần đảo Hoàng Sa vào lúc này, khi việc đâm tàu và bắn súng phun nước của TQ đối với VN đã khiến cho cuộc tranh chấp hầu như chỉ do một phía, vì phía VN đã bị thiệt hại 27 chiếc tàu và bị thương 15 kiểm ngư viên. Ngay cả những cuộc biểu tình phản đối TQ tại VN vốn đã lên đến đỉnh vào tháng Năm vừa qua đã hạ nhiệt sau khi gần như bị chính phủ dập tắt, có lẽ là do VN quá phụ thuộc vào những quan hệ kinh tế với TQ và hiểu được rằng hải quân của họ không thể nào sánh được với hải quân của TQ.
Với VN hầu như đã bị khống chế trong một tương lai gần, việc quyết định rút giàn khoan sớm hẳn chỉ do những căng thẳng lớn hơn trong khu vực. Việc TQ khẳng định đường chín đoạn tại Biển Đông mới đây với cả Vietnam lẫn Philippines đã là chất xúc tác cho nhiều hợp tác an ninh khu vực. Đối thủ lớn nhất của TQ trong khu vực là Nhật đã tận dụng cơ hội này để hứa cung cấp tàu cảnh sát biển và tăng cường các mối quan hệ quốc phòng với các nước có liên quan. TQ cũng là đích nhắm trong Đối thoại Shangri-La vào cuối tháng Năm vừa qua, trong đó cả Mỹ lẫn Nhật đều chỉ đích danh ý đồ thay đổi hiện trạng tại Biển Đông như là một xu hướng đáng quan tâm nhất trong khu vực.
Mặc dù TQ có vẻ như đang rút lui vào lúc này, nhưng có lẽ nó đang chơi một ván cờ kéo dài. Nó không hề nhượng bộ bất kỳ yêu sách nào, mà ngược lại đã tỏ ra rằng nó có thể khẳng định ý chí của mình (ít nhất là đối với quốc gia yếu hơn rất nhiều là VN) và hoàn tất các mục tiêu của nó bất chấp những lời phản đối trong khu vực và những va chạm hầu như mỗi ngày. TQ có lẽ sẽ xem đây là một tiền lệ thành công, trong đó nó có thể áp đặt những diễn giải của nó lên các đường ranh giới trong khu vực mà không bị ai phản ứng gì. Thay vì làm giảm sự quyết đoán của mình, rất có thể các nhà lãnh đạo của TQ cảm thấy mình có thể trở lại những vấn đề tương tự vào lúc nào và khi nào nó muốn trong tương lai, và sự cân bằng về an ninh trong khu vực sẽ không thay đổi hoặc được củng cố nhiều trong khoảng thời gian ấy. Nếu điều này là đúng, thì có nghĩa là một giàn khoan đã an toàn trở về vùng biển của mình, và TQ đã chứng tỏ nó có đủ sức để chịu đựng áp lực kéo dài trong khu vực.
------
Sáng thứ tư vừa qua TQ đã đưa ra một tuyên bố đáng giật mình, khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ là Hồng Lỗi (Hong Lei) thông báo với Tân Hoa Xã rằng giàn khoan dầu ngoài khơi mang tên HYSY 981 của Công ty dầu khí quốc gia TQ đang di chuyển khỏi vùng biển tranh chấp với VN tại quần đảo Hoàng Sa, nơi nó đã hạ đặt từ ngày 2/5 đến nay. Từ lúc được hạ đặt tại đây, giàn khoan đã trở thành một nguồn xung đột giữa VN và TQ, với những đụng độ trên biển diễn ra hầu như mỗi ngày giữa lực lượng cảnh sát biển và các tàu đánh cá của hai bên, và những cuộc biểu tình bạo động chống TQ tại VN. Mặc dù sự di chuyển giàn khoan đột ngột này thật đáng ngạc nhiên và có ý nghĩa xét theo nhiều lý do khác nhau, nhưng ông Hồng Lỗi đã nhấn mạnh rằng Tây Sa, tức Hoàng Sa theo cách gọi của VN, hiển nhiên là lãnh thổ của TQ, rằng "TQ cực lực lên án những hành động phá rối thiếu sáng suốt của VN và đã thực hiện những biện pháp an ninh cần thiết để đảm bảo cho giàn khoan hoạt động."
Quyết định di chuyển giàn khoan đến đảo Hải Nam một tháng trước kế hoạch đã gây ra nhiều câu hỏi khác nhau. Trước đây, CNPC đã từng tuyên bố rằng giàn khoan sẽ tiếp tục hoạt động tại vị trí hạ đặt đến ngày 15/8, nhưng hôm thứ ba vừa qua lại tuyên bố rằng việc thăm dò và khoan dầu đã hoàn tất. Phó giám đốc Văn phòng nghiên cứu chính sách của CNPC, ông Vương Chấn (Wang Zhen), cho biết những phân tích ban đầu cho thấy khu vực này "có những điều kiện và tiềm năng cho việc thăm dò dầu khí, nhưng việc thử nghiệm hút dầu chưa thể bắt đầu cho đến khi các số liệu được đánh giá một cách toàn diện." Như vậy TQ đã tự tạo cho mình một lý do để rút giàn khoan nếu nó muốn, nhưng việc TQ nêu ra một cách mơ hồ việc cần phải đánh giá thêm các số liệu trước khi quay lại khoan dầu có nghĩa là nước này có thể quyết định xem có sẽ trở lại khu vực tranh chấp với VN này hay không, và nếu có thì khi nào.
Việc TQ đột ngột rút giàn khoan trước thời hạn đã tuyên bố mà không hề báo trước và hầu như không kèn không trống dễ dẫn đến giả định logic rằng TQ đang muốn làm giảm căng thẳng với VN, và có lẽ đang thuận theo những áp lực của quốc tế đối với những yêu sách ngày càng tăng của nó đối với 90% Biển Đông, gây ra những tranh cãi ngày càng căng thẳng với cả Việt Nam lẫn Philippines. Rất có thể là như thế, nhưng TQ đã tạo ra cho mình cái cớ để có thể trở lại nếu như nó muốn.
Mặc dù không đưa ra một lý do chính thức cho việc rút sớm của mình, Tân Hoa Xã đã ghi nhận rằng những hoạt động thử nghiệm không thể tiến hành được ngay vì mùa bão đã đến. Một viên chức của ngành công nghiệp dầu khí có nhiều hiểu biết về hoạt động của giàn khoan khi phát biểu với hãng Reuters cũng ghi nhận rằng việc di chuyển sớm giúp cho giàn khoan có thể thực hiện các hợp đồng công việc khác. Với tư cách là giàn khoan dầu ngoài khơi mới nhất và tân tiến nhất, có khả năng khoan sâu gáp đôi các giàn khoan nước sâu khác, hai lý do nói trên có vẻ cũng có lý. TQ đã rút tất cả các tàu mà nó đã đưa đến để bảo vệ giàn khoan đồng thời bảo vệ yêu sách của nó trên vùng biển tranh chấp. Theo phát biểu của ông Lê Hà, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư, Việt Nam cũng đã rút 30 tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của mình về để tránh cơn bão Rammasun sắp đến.
Thật ngạc nhiên là TQ đã quyết định hầu như từ bỏ yêu sách của nó trên quần đảo Hoàng Sa vào lúc này, khi việc đâm tàu và bắn súng phun nước của TQ đối với VN đã khiến cho cuộc tranh chấp hầu như chỉ do một phía, vì phía VN đã bị thiệt hại 27 chiếc tàu và bị thương 15 kiểm ngư viên. Ngay cả những cuộc biểu tình phản đối TQ tại VN vốn đã lên đến đỉnh vào tháng Năm vừa qua đã hạ nhiệt sau khi gần như bị chính phủ dập tắt, có lẽ là do VN quá phụ thuộc vào những quan hệ kinh tế với TQ và hiểu được rằng hải quân của họ không thể nào sánh được với hải quân của TQ.
Với VN hầu như đã bị khống chế trong một tương lai gần, việc quyết định rút giàn khoan sớm hẳn chỉ do những căng thẳng lớn hơn trong khu vực. Việc TQ khẳng định đường chín đoạn tại Biển Đông mới đây với cả Vietnam lẫn Philippines đã là chất xúc tác cho nhiều hợp tác an ninh khu vực. Đối thủ lớn nhất của TQ trong khu vực là Nhật đã tận dụng cơ hội này để hứa cung cấp tàu cảnh sát biển và tăng cường các mối quan hệ quốc phòng với các nước có liên quan. TQ cũng là đích nhắm trong Đối thoại Shangri-La vào cuối tháng Năm vừa qua, trong đó cả Mỹ lẫn Nhật đều chỉ đích danh ý đồ thay đổi hiện trạng tại Biển Đông như là một xu hướng đáng quan tâm nhất trong khu vực.
Mặc dù TQ có vẻ như đang rút lui vào lúc này, nhưng có lẽ nó đang chơi một ván cờ kéo dài. Nó không hề nhượng bộ bất kỳ yêu sách nào, mà ngược lại đã tỏ ra rằng nó có thể khẳng định ý chí của mình (ít nhất là đối với quốc gia yếu hơn rất nhiều là VN) và hoàn tất các mục tiêu của nó bất chấp những lời phản đối trong khu vực và những va chạm hầu như mỗi ngày. TQ có lẽ sẽ xem đây là một tiền lệ thành công, trong đó nó có thể áp đặt những diễn giải của nó lên các đường ranh giới trong khu vực mà không bị ai phản ứng gì. Thay vì làm giảm sự quyết đoán của mình, rất có thể các nhà lãnh đạo của TQ cảm thấy mình có thể trở lại những vấn đề tương tự vào lúc nào và khi nào nó muốn trong tương lai, và sự cân bằng về an ninh trong khu vực sẽ không thay đổi hoặc được củng cố nhiều trong khoảng thời gian ấy. Nếu điều này là đúng, thì có nghĩa là một giàn khoan đã an toàn trở về vùng biển của mình, và TQ đã chứng tỏ nó có đủ sức để chịu đựng áp lực kéo dài trong khu vực.