Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Sự ngạo mạn đầy nguy hiểm của Bắc Kinh ở Biển Đông (South China Morning Post 18/5/2014)

SỰ NGẠO MẠN ĐẦY NGUY HIỂM CỦA BẮC KINH Ở BIỂN ĐÔNG


Ngườii dịch:Bút Lông Kim
Từ bài báo tiếng Anh: BEIJING'S DANGEROUS ARROGANCE IN THE SOUTH CHINA SEA
Tác giải: PHILIP BOWRING

Philip Bowring nói phức cảm tự tôn của Bắc Kinh và việc đọc có chọn lọc lịch sử Đông Nam Á đã trở thành thức uống dễ ngộ độc, đang thêm dầu vào lửa cho những căng thẳng ở Biển Đông.

Hành vi hiện tại của Trung Quốc trong tương quan với các nước láng giềng ở Biển Đông của mình là xâm lược, ngạo mạn và sặc mùi chủ nghĩa Sô vanh Đại Hán và chủ nghĩa chủng tộc tự đại. Khác xa với sự diễn đạt của niềm tự hào dân tộc, thì nó đang trao một cái tên xấu cho lòng yêu nước. Những người Hồng Kông yêu nước nên nhận ra nó thực sự nó là gì: là một mưu đồ đầy nguy hiểm.

Bắc Kinh không chỉ nhe răng bành trướng với Việt Nam và Philippines, mà họ bây giờ còn thành công trong việc chuyển dịch Indonesia từ vị trí cố hành xử như một điều phối viên giữa Trung Quốc và các quốc gia khác ở Biển Đông thành vị trí đối thủ. Hai lần trong những tháng gần đây, Indonesia đã cáo buộc Trung Quốc kêu đòi chủ quyền phần trong quần đảo Natuna của họ. Lắm thế rồi cho "chiêu trỗi dậy hòa bình" khi bạn chọc tức những láng giềng với dân số hơn 400 triệu, kẻ mà bạn giả định là yếu.

Tất cả những kêu đòi chủ quyền về biển của Trung Quốc thì được phủ bọc trong đường lưỡi bò chín đoạn mà duỗi dài hơn 1.000 hải lý tính từ bờ biển Quảng Đông và Hải Nam cho tới gần kề Borneo, là hòn đảo được chia sẻ bởi Malaysia, Indonesia và Brunei, và bao gồm hầu như tất cả các vùng biển giữa Việt Nam và Philippines. Sự kêu đòi chủ quyền này bao gồm hơn 90% vùng biển, ngay mặc dù Trung Quốc (bao gồm Đài Loan) chỉ có khoảng 20% đường bờ biển.

Tất cả điều này trên cơ sở những kêu đòi chủ quyền đối với lịch sử mà một cách tiện lợi đã phớt lờ sự tồn tại thực sự của các dân tộc khác và lịch sử của họ về sự đi biển và kinh doanh từ 2.000 năm qua và đã xảy xa trước mọi sự đầu cơ kinh doanh của Trung Quốc ở vùng biển phía nam và xa hơn. Indonesia đã đến châu Phi và đã biến Madagascar thành thuộc địa hơn 500 năm trước Trịnh Hòa. Đến lượt, các dân tộc Đông Nam Á hấp thụ nhiều hơn từ Ấn Độ và từ thế giới Hồi giáo so với từ Trung Quốc.

Trong vụ việc của vấn đề tranh tụng hiện tại với Việt Nam, được gây ra bởi hành động của Trung Quốc mang giàn khoan vào vùng biển ngay phía đông Đà Nẵng, thì Trung Quốc có một lí cớ nhỏ, rằng họ bây giờ đang sở hữu quần đảo Hoàng Sa, nơi gần gũi hơn với vị trí giàn khoan so với Việt Nam. Nhưng những hòn đảo ấy chính nó từ lâu đang ở trong sự tranh chấp giữa hai bên, một vấn đề được thiết định tạm thời bởi cuộc xâm chiếm vô cớ của Trung Quốc vào năm 1974.

Nhưng khi họ chưa bao giờ có sự thiết định lâu bền thì họ làm nên lí cớ yếu ớt cho sự hưởng được một vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý so với Việt Nam. Lịch sử cũng cho chúng ta biết rằng bờ biển này là trái tim của nhà nước thương mại của người Chăm, mà trong 1.000 năm đã là một nhà nghề hàng đầu trong thương mại khu vực.

Chắc chắn cách nào đó thì đáng nên có một lí cớ cho sự thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Malaysia và Thái Lan quản lý một nơi trên một khu vực giàu khí đốt giữa họ trong Vịnh Thái Lan. Những nhà nước khác trong khu vực - Indonesia, Singapore, Malaysia - đã đặt những vấn đề tranh tụng quyền sở hữu hòn đảo ra Tòa án Công lý Quốc tế và chấp nhận kết quả. Nhưng Trung Quốc vẫn bất sẵn lòng hoặc để thỏa hiệp hoặc đưa ra trọng tài phân xử. Trong khi đó, sự phát triển chung là không thể được bởi vì Trung Quốc làm nó thành điều kiện cho việc chấp nhận chủ quyền của mình.

Trong vụ việc của những bãi cạn ngoài khơi Philippines, thì lí cớ của Trung Quốc dựa trên sự pha trộn của lịch sử được hư cấu và cái thực tế mà họ lập hồ sơ những kêu đòi chủ quyền đầu tiên, một nền tảng nghèo nàn cho rằng họ đã không có sự hiện diện liên tục nơi ấy và rằng Philippines ban đầu được thừa hưởng một hiệp ước giữa hai cường quốc thực dân phương Tây. Những bãi cạn này và những đặc trưng khác được kêu đòi chủ quyền bởi Trung Quốc thì cách hiển nhiên nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Philippines và trong vùng biển dong buồm từ lâu bởi những tộc dân của quốc gia đó đến nỗi không đáng nên có sự tranh luận.

Bãi cạn Scarborough là khoảng 200 km từ Luzon, 650km từ Trung Quốc. Sự kêu đòi chủ quyền đối với bãi cạn Half Moon thậm chí còn xúc phạm hơn. Đó là rặng san hô nơi mà Philippines bắt giữ những ngư dân Trung Quốc bị cáo buộc về việc đánh bắt rùa khổng lồ, một loài được bảo vệ. Những cuộc biểu tình vô thức đã nổ ra từ Bắc Kinh. Cái rặng san hô ấy là 110km từ Palawan, gần như 1.500 km từ Trung Quốc.

Cái thực tế mà những kêu đòi chủ quyền phi lí ấy lấy từ thời kỳ Trung hoa Quốc Dân Đảng thì chẳng đâu vào đâu. Cũng chẳng luôn cả cái thực tế rằng những nhà nước trước đó e có thể thỉnh thoảng đã dâng vật cống nộp cho Bắc Kinh. Đối với những nhà nước kinh doanh này thì vật cống nộp chính là thuế, tức là phí tổn làm ăn với Trung Quốc, điều mà không hàm ý chủ quyền Trung Quốc. Và nếu Trung Quốc thỉnh thoảng đóng vai trò như một đế quốc trong khu vực thì điều đó chắc chắn là nguyên nhân cho mối quan ngại, chứ không phải là nền tảng cho cương vị chúa tể của biển người Mã Lai chiếm ưu thế. Nếu không thì người Thổ Nhĩ Kỳ có thể kêu đòi chủ quyền Ai Cập và người Nga kêu đòi chủ quyền tất cả Trung Á.

Một Trung Quốc hồi sinh muốn gồng cơ bắp của mình và phô trương ai là ông trùm trong khu vực – vừa giống như cách họ đã cố thử với Việt Nam vào năm 1979 - và muốn nhắc nhở Hoa Kỳ về sự yếu đuối của mình. Nhưng nơi ấy cũng có một sự bất đắc dĩ cơ bản để đối đãi những người láng giềng ngoại tộc Đại Hán như là những kẻ ngang hàng, những con người với lịch sử và nền văn hóa riêng của mình, mà ngoại trừ Việt Nam, chưa bao giờ bị lệ thuộc bởi sự ảnh hưởng lớn trọng nào thuộc Trung Hoa.

Lịch sử Trung Quốc của sự tự tôn ra vẻ ta đây, đặc biệt nhất đối với những kẻ có làn da sẫm màu hơn, là câu chuyện dài. Niềm tin vào thuyết ưu sinh và sự cần thiết để bảo vệ và đề cao đặc tính di truyền Đại Hán thì đã là rất mạnh trong thời kỳ Cộng hòa và đã tìm thấy những âm vọng trong những ý kiến và những chính sách xã hội của Lý Quang Diệu của Singapore. Nó từ lâu đã bị loại bỏ ở phương Tây và đã bị kết án dưới thời Mao Trạch Đông. Nhưng nó đã tìm lối trở lại trên lục địa, nơi mà một số học giả tìm thấy nó khó để chấp nhận rằng con người hiện đại được khởi phát từ châu Phi và rằng Trung Quốc như thế không phải là một nguồn độc đáo và riêng biệt của nhân loại.

Tác giả: Philip Bowring là một nhà báo và nhà bình luận ở Hồng Kông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét