Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Phải chăng China đang thay đổi chiến lược trong tranh chấp hàng hải? (The Diplomat 18/6/2014)

Phải chăng China đang thay đổi chiến lược trong tranh chấp hàng hải?
 


Dẫn: Bài viết này có quan điểm thân China và khuyên China không nên thay đổi chiến lược từ song phương sang hướng quốc tế hoá. Chúng ta cần đọc để có thông tin và phán đoán tình hình.
---------
Trung Quốc đang thay đổi chiến lược từ "kiên trì khẳng định" sang chủ động tham gia.
***
Từ lúc Nhật Bản đưa sự kiện tranh chấp trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thành vấn đề quốc gia vào năm 2012, China đã theo đuổi chính sách "kiên trì khẳng định" trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng - cho rằng hành động của các nước này là nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng và đưa ra những phản ứng mạnh mẽ nhưng ít nhiều hạn chế. Ông Stephen A. Orlins, chủ tịch Hội đồng quốc gia về quan hệ Mỹ - China, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Nhân dân nhật báo, đã phát biểu rằng nếu chúng ta phân tích kỹ về vụ Điếu Ngư/Sensaku và các tranh chấp ở Biển Đông, chúng ta sẽ thấy rằng China thực ra vô tội. Trong mỗi trường hợp, phía bên kia đơn phương thay đổi hiện trạng trước, buộc China phải phản ứng. Đáng tiếc là Mỹ và một số quốc gia khác đã bác bỏ phản ứng của China.


Tình hình căng thẳng hiện nay tiếp diễn khiến sự đối đầu cũng gia tăng. Trong khi Nhật Bản đang có những hành động cứng rắn để xoá bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chạm đến vết thương cũ khi phê phán việc ban hành tuyên bố Kono vào năm 1993, trong đó đưa ra lời xin lỗi việc lạm dụng “phụ nữ giải khuây” (comfort women) trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong khi đó, hành động của Việt Nam trên biển Đông trực tiếp hơn - nhiều tàu và đội người nhái có nguồn gốc quân sự đã được đưa ra để phá hoại giàn khoan của China. Hơn thế, hàng loạt các hành vi bạo động chống China đã gây thương tích và thiệt hại về kinh tế đối với nhiều doanh nghiệp của China, khiến 4 người China bị đánh chết và hàng trăm người bị thương.
 
Hiện nay, China đang đối đầu với sự gia tăng thách thức kép từ cả biển Hoa Đông lẫn biển Đông. Đã có sự phối hợp ngày càng tăng giữa Nhật Bản và Việt Nam (và cả Philippines), cả hai đều có ý định chiếm ưu thé bằng cách bắt tay với nhau. Xét hoàn cảnh hiện nay, có thể thấy China dường như tin rằng chiến lược và chiến thuật phản ứng thụ động không còn phù hợp mà thay vào đó phải là có sự tham gia toàn diện và chủ động hơn. Cụ thể, China có thể xem xét lại quan điểm trước đây là chống lại việc sử dụng các định chế đa phương trong các tranh chấp lãnh thổ với láng giềng mà trước đây China đã hoàn toàn bỏ qua do không muốn có sự can thiệp từ bên ngoài.

Đang có những dấu hiệu cho thấy China đang thay đổi lập trường. Đoàn đại biểu của China tại LHQ đã gửi bức thư có tên là “Hoạt động của giàn khoan HYSY 981 - Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của China” đến Tổng thư ký LHQ Ban Ky Moon, đề nghị chuyển bức thư này đến các nước thành viên LHQ. Trong khi đó, Nhật Bản và China đang vướng trong những lời cáo buộc liên quan đến việc suýt đụng độ bằng máy bay trên vùng biển Hoa Đông. Để đáp trả, China đã công bố một đoạn video trong đó một chiếc F-15 của Nhật bay sát một cách bất thường gần chiếc Tu-154 của China, mặc dù điều này không đủ để chấm dứt tranh cãi về việc khoảng cách giữa hai chiếc máy bay chính xác là bao nhiêu.

Điều đáng nói là khi căng thẳng tiếp tục kéo dài thì chắc chắn thái độ "kiên trì khẳng định" của China trước sau gì cũng sẽ thay đổi để trở thành chủ động hơn. Vẫn còn chưa rõ China sẽ quyết định một cách tiếp cận toàn diện hơn hoặc thậm chí liều lĩnh hơn để cân bằng những thách thức ở cả vùng biển Hoa Đông và biển Đông. Tuy nhiên, China dường như không có nhiều không gian chiến lược để xê dịch nếu vẫn tiếp tục giữ cách tiếp cận song phương trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ như từ trước đến nay. Điều này có thể thấy qua việc quân đội China ngày càng tham gia nhiều hơn, đặc biệt là trong các tranh chấp ở biển Đông. Ngay lúc này, China hẳn đang rất cần sự ủng hộ của dư luận quốc tế.

Mặc dù việc công bố thông tin về các cuộc tranh chấp một cách chủ động hơn và toàn diện hơn có thể mang lại cho China một sự thông cảm hoặc thậm chí một sự ủng hộ nào đó, nhưng nó cũng mang lại rủi ro. Bước đi này có thể gián tiếp giúp mở rộng và quốc tế hoá các tranh chấp, và đó chính là điều mà trước đây đã làm cho China lo lắng. Ngoài ra, China cũng cần giải quyết một quan niệm có sẵn/thành kiến trong chính trị thế giới, đó là: một quốc gia đang lên (rất thường là một cường quốc đang lên) sẽ nhìn những tranh chấp với các nước láng giềng nhỏ hơn như những cơ hội để mở rộng gia tăng sức mạnh của mình.
-------------------

China may be shifting its strategy from “reactive assertiveness” to proactive engagement. 

Since Japan nationalized the disputed Senkaku/Diaoyu islands in 2012, China has adopted a policy of “reactive assertiveness” on territorial disputes toward its neighbors – seeing their actions as unilateral changes to the status quo and making confident but more or less limited reactions. As Stephen A. Orlins, president of the National Committee on U.S.-China Relations, recently said in an interview with People’s Daily, if we fully analyze the Diaoyu/Senkaku issue and South China Sea disputes, we will find that China indeed is innocent. In each case, the other parties unilaterally changed the status quo first, compelling China to react. Unfortunately the U.S. and some other countries have rejected China’s responses.
 
As the current tension drags on, it has also become more confrontational. As Japan takes firm action to lift the ban on collective self-defense, Japanese Prime Minister Shinzo Abe has reopened old wounds by criticizing the issuing of the 1993 Kono Statement, which apologized for the abuse of “comfort women” during World War II. Meanwhile Vietnam’s actions in the South China Sea have been more direct – a number of ships and frogman teams with military background have been dispatched to sabotage China’s oil rig. Plus, waves of anti-Chinese violence have caused injuries and economic losses to a large number of businesses from China, leaving four Chinese citizens beaten to death and hundreds wounded.

For the moment, China faces intensified dual challenges in both the East and South China Seas. There has been a growing coordination between Japan and Vietnam (and the Philippines as well), both of which intend to gain the advantage by joining hands. Given the circumstances, China seems to believe that the strategy and tactics of passive reaction must be swapped out for more comprehensive and more proactive engagement. In particular, China may reconsider its previous aversion to publicizing its territorial disputes with its neighbors in multilateral institutions, which had previously been ruled out due to China’s concern over multilateral intervention.


There are recent signs that China is shifting its position. China’s UN delegation presented the document “The Operation of the HYSY 981 Drilling Rig – Vietnam’s Provocation and China’s Position” to UN Secretary-General Ban Ki-moon, and asked for this document to be circulated among all UN members. Meanwhile, Japan and China are entangled in verbal accusations over some close calls involving aircraft over the East China Sea. In response, China released a video clip which shows that the Japanese F-15 jets flew abnormally close to a Chinese Tu-154, although this may not stop this on-going technical brawl over the exact distances involved.


The point is that as long as the tension endures, China’s “reactive assertiveness” sooner or later must evolve into a more proactive approach. It is still not clear yet whether China has decided to take a more comprehensive or even more risky approach to counter challenges in both the East and South China Seas. However, China does not seem to have much strategic room to maneuver while staying strictly within its preferred bilateral approach to solving territorial disputes. This can also be observed through the PLA’s increasing involvement, especially in the South China Sea disputes. At this moment, China may particularly need a boost from international public opinion.


Although more proactively and more comprehensively publicizing the disputes to the international community may win China a certain degree of understanding or even support, there is also a risk. Such a move may indirectly help to further extend and internationalize the disputes, which is exactly what China has previously expressed concern about. Besides, China also needs to account for a certain preconception in world politics: that a rising state (quite often a great power) will see disputes with its smaller neighbors as opportunities to extend its growing power.

3 nhận xét:

  1. “trong đó đưa ra lời xin lỗi việc lạm dụng “gái làng chơi” trong Chiến tranh thế giới thứ hai” (which apologized for the abuse of “comfort women” during World War II.)
    Gọi là “ gái làng chơi” thì oan cho những người này. Họ là những phụ nữ, đại đa số là người Hoa và Hàn bị quân đội Nhật “ tuyển mộ” để “ giải khuây” ( offer comfort) cho binh lính Nhật . Họ được xem là nạn nhân của việc sử dụng nô lệ tình dục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, nhưng sẽ dịch những từ ấy như thế nào đây anh Tú Đoàn nhỉ? lạm dụng tình dục phụ nữ? Nhưng ... họ trả tiền, phải không?

      Xóa
    2. Vâng, con đường vào cái chỗ gọi là “trạm giải khuây”( comfort station) của những phụ nữ này khác với đường đến lầu xanh của Thúy Kiều. Theo các tài liệu và nhân chứng (những nạn nhân còn sống khi vụ việc trở nên ồn ào cuối thế kỷ trước khiến Nhật phải nhận lỗi và bồi thường, bây giờ không biết có ai còn sống không ?), phần lớn họ bị cưỡng bách, bắt cóc, hành hạ . Báo chí VN lúc ấy dùng chữ “nô lệ tình dục”, nhưng theo tôi, có thể dịch sát câu tiếng Anh: việc lạm dụng “ phụ nữ giải khuây”.

      Xóa