http://www.bienphong.com.vn/baobienphong/news/su-that-ve-duong-luoi-bo-va-am-muu-doc-chiem-bien-dong-cua-trung-quoc/25251.bbp
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công
ước Luật Biển 1982) và hướng dẫn về khoa học, kỹ thuật của Ủy ban Ranh
giới thềm lục địa Liên hợp quốc, ngày 6-5-2009, Việt Nam và Ma-lai-xi-a
đã nộp Báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực phía Nam
Biển Đông.
Tiếp đó, ngày 7-5-2009, Việt Nam nộp Báo cáo quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam (khu vực phía Bắc). Việt Nam trình các Báo cáo trên với Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc là một việc làm bình thường như bất cứ các quốc gia ven biển nào và hoàn toàn phù hợp với Công ước Luật Biển 1982.
Điều đó không ảnh hưởng đến vấn đề phân định biển và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ trương giải quyết mọi bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở Công ước Luật Biển 1982, Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC)...
Ngày 7-5-2009, cùng với Công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc phản đối Việt Nam nộp Báo cáo quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa, Trung Quốc đã gửi kèm một sơ đồ thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên Biển Đông.
Theo Công hàm của Trung Quốc thì "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và các vùng nước kế cận, có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó".
Nếu như xâu chuỗi lại các sự kiện trong thời gian gần đây, từ vụ Trung Quốc trắng trợn cắt cáp tàu Bình Minh 1, Bình Minh 2, tàu Viking 2 của Việt Nam, đến việc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, hay những vụ gây hấn đối với các quốc gia đã tuyên bố về chủ quyền trên Biển Đông cho thấy, Trung Quốc đã dựa vào cái gọi là Đường lưỡi bò hay Đường 9 đoạn để giải thích cho các hoạt động đơn phương và xa hơn nữa là ý đồ độc chiếm Biển Đông.
Để làm rõ vấn đề trên, bài viết này sẽ đề cập đến nguồn gốc của "đường lưỡi bò" trên Biển Đông và cơ sở pháp lý, lịch sử, thực tiễn của cái gọi là "biên giới trên biển của Trung Quốc".
Về nguồn gốc của "đường lưỡi bò" trên Biển Đông: "Đường đứt khúc", "đường chữ U" hoặc còn gọi bằng cái tên khác là "đường lưỡi bò" - đơn giản là nhìn trên bản đồ, nó giống hình lưỡi con bò liếm xuống Biển Đông và xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ do chính quyền Cộng hòa Trung Hoa xuất bản vào tháng 2-1948 dựa theo bản đồ của Bai Meichu.
Một viên chức Trung Hoa dân quốc đã trình bày đường này trong một atlas của riêng mình vào tháng 12-1947 để thể hiện quan điểm của mình khi nghe tin Pháp chiếm đóng các đảo Trường Sa.
Vì có lợi cho mình, chính quyền Cộng hòa Trung Hoa đã chính thức cho in bản đồ có "đường lưỡi bò". Trong bản đồ này, "đường lưỡi bò" là một đường đứt khúc có 11 đoạn, được thể hiện bao trùm xung quanh các nhóm đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông; trong đó, có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, chính quyền mới đã tiếp tục cho xuất bản bản đồ "đường lưỡi bò"... Năm 1953, Thủ tướng Chu Ân Lai đã phê chuẩn việc bỏ 2 đoạn đứt khúc trong vịnh Bắc Bộ.
Như vậy, bản đồ "đường lưỡi bò" do Trung Quốc xuất bản từ giai đoạn này chỉ còn có 9 đoạn; trong đó, có nhiều đoạn của đường yêu sách này được vẽ sát bờ biển Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin; trong đó, có đoạn chỉ cách bờ biển Việt Nam 50-100km...
Đầu năm 2013, cơ quan Đo đạc bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc cho công bố bản đồ "đường lưỡi bò" gồm 10 đoạn và khẳng định lần đầu tiên Trung Quốc đã thể hiện rõ các đảo ở Biển Đông trên tấm bản đồ này, nhưng không hề giải thích lý do tại sao "đường lưỡi bò" từ 9 đoạn thành 10 đoạn.
Về cơ sở pháp lý, lịch sử, thực tiễn của cái gọi là biên giới trên biển của Trung Quốc: Công hàm ngày 7-5-2009 là văn bản đầu tiên, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về yêu sách đường 9 đoạn (nay là 10 đoạn) và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố đường yêu sách này với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc.
Với công bố này, Trung Quốc yêu sách (đòi hỏi) cộng đồng quốc tế phải thừa nhận tính chất "lịch sử của đường lưỡi bò", coi Biển Đông như một "vịnh lịch sử" của Trung Quốc; "đường lưỡi bò" được hiểu như đường biên giới trên biển của Trung Quốc và như thế Trung Quốc sẽ độc chiếm 80% diện tích của Biển Đông và Biển Đông trở thành vùng nước "nội thủy" của Trung Quốc.
Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc đã bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế bác bỏ, coi "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đã thể hiện trên sơ đồ là không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.
Thứ nhất, không thể coi "đường lưỡi bò" là đường biên giới trên biển của Trung Quốc; bởi vì, theo nhiều án lệ quốc tế thì đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát; trong khi đó, "đường lưỡi bò" lại không có tính ổn định và xác định...
Đến nay, "đường lưỡi bò" vẫn chưa có tọa độ chính xác để có thể xác định một cách rõ ràng trên thực tế. Mặt khác, Trung Quốc đã phải tự bỏ đi 2 đoạn (từ 11 đoạn vào năm 1948, xuống còn 9 đoạn vào năm 1953), vì bản chất vô lý của nó. Một đường không có điểm cơ sở, không xác định cụ thể kinh độ, vĩ độ theo luật pháp quốc tế thì không thể gọi là đường biên giới quốc gia.
Thứ hai, càng không thể coi Biển Đông là "vịnh lịch sử của Trung Quốc"; bởi vì, theo Ủy ban Pháp luật quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử phải thỏa mãn tối thiểu 3 điều kiện: 1. Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng nước được yêu sách; 2. Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian; 3. Quan điểm của các quốc gia khác đối với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này.
Cả trên phương diện pháp lý, lịch sử và thực tiễn, Trung Quốc đã không đưa ra được bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách thực sự, liên tục, hòa bình...
Các chính quyền Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì sự quản lý độc tôn nào trong vùng biển này. Mặc dù trước đó, đường yêu sách này đã được thể hiện nhiều lần trên bản đồ Trung Quốc, nhưng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào về "đường lưỡi bò" của mình; thậm chí, trong những văn bản pháp lý quan trọng của Trung Quốc về các vùng biển (Tuyên bố về Lãnh hải 1958, Luật về Lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, Tuyên bố về đường cơ sở 1996; về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998) đều không hề nhắc đến đường yêu sách này.
Có thể khẳng định, từ khi xuất bản bản đồ thể hiện "đường lưỡi bò" trên Biển Đông cho đến trước ngày 7-5-2009 (Trung Quốc phản đối Báo cáo của Việt Nam về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam) thì cả chính quyền Trung Hoa dân quốc cũng như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều chưa bao giờ chính thức yêu sách hay có lời giải thích gì về "đường lưỡi bò".
Vì vậy, các quốc gia khác (có Việt Nam) đã không lên tiếng phản đối vấn đề này là lẽ đương nhiên. Sự im lặng này không được coi là "mặc nhiên thừa nhận".
Mặt khác, năm 1951, tại Hội nghị Xan Phran-xi-xcô, các nước tham dự đã bác đề nghị của Liên Xô (cũ) về việc trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... Thực tế, tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đòi hỏi của các nước khác trong vùng đối với một bộ phận của quần đảo Trường Sa đã chứng minh đường yêu sách của Trung Quốc chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.
Vì vậy, về mặt lịch sử, Trung Quốc không thể khẳng định yêu sách "đường lưỡi bò" do chính họ tự vẽ ra từ năm 1947, với lý do không có ai phản đối.
Thứ ba, Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Từ lâu, quần đảo này đã thuộc chủ quyền của Việt Nam, không phải là lãnh thổ vô chủ. Hơn nữa, trong Công hàm ngày 29-9-1932 của phái đoàn ngoại giao Trung Hoa dân quốc tại Pa-ri khẳng định các nhóm đảo Lưỡi Liềm, An Vĩnh của quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) "tạo thành lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam".
Như vậy, quần đảo Trường Sa chưa hề xuất hiện trên bản đồ chủ quyền của Trung Quốc. Lịch sử đã ghi nhận, các quốc gia trong khu vực vẫn tiến hành mọi hoạt động trên Biển Đông, như: Hàng hải, dầu khí, nghề cá… một cách bình thường mà không hề gặp phải sự ngăn cản nào của Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc không thể nói mình đã thực hiện chủ quyền thực sự một cách liên tục và hoà bình đối với Biển Đông từ năm 1947.
"Đường lưỡi bò" (còn gọi là đường 9 đoạn) được Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ đính kèm Công hàm ngày 7-5-2009 cũng không thể mang lại cho Trung Quốc quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển nằm phía trong đường này theo quy chế vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển 1982; bởi vì, bản chất tiến bộ của Công ước Luật Biển 1982 đã công nhận và mở rộng quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên gắn với lãnh thổ của mình; trong khi đó, "đường lưỡi bò" cách xa lục địa Trung Quốc hàng ngàn ki-lô-mét...
Rõ ràng, yêu sách của Trung Quốc không phù hợp các quy định của Công ước Luật Biển 1982. Theo luật pháp quốc tế, "đường yêu sách do Trung Quốc tự vẽ dựa theo bản đồ của một cá nhân là hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không có giá trị pháp lý quốc tế và không ai có thể chấp nhận được và nội dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông".
Việc Trung Quốc công khai đưa ra yêu sách về "đường lưỡi bò", hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhiều tàu hộ tống, bao gồm cả tàu quân sự xâm phạm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cản trở hoạt động của các lực lượng chấp pháp Việt Nam, cố tình sử dụng vũ lực đe dọa và xâm hại tính mạng, sức khỏe và tài sản của các lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông.
Đồng thời, làm cho tình hình trên Biển Đông ngày càng phức tạp, đi ngược lại nỗ lực của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế trong việc tìm giải pháp ổn định lâu dài, bền vững trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Có thể nói, các lập luận vô lý và các hành động đơn phương trắng trợn, vô nhân đạo của phía Trung Quốc đều nằm trong âm mưu và toan tính sâu xa của họ là độc chiếm Biển Đông. Trước âm mưu và hành động của Trung Quốc, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam không có cách lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả kiên quyết, hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Sự thật về "đường lưỡi bò" và âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc
10/06/2014 15:10
Biển Đông (vùng biển Đông Việt Nam) là một biển rìa lục địa,
một phần của Thái Bình Dương, kéo dài từ Xin-ga-po tới eo biển Đài Loan
được bao bọc bởi 9 quốc gia và một vùng lãnh thổ (Trung Quốc, Việt Nam,
Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan,
Cam-pu-chia, Xin-ga-po và Đài Loan) với diện tích khoảng 3.500.000km2…
Trong Biển Đông có rất nhiều đảo, tập hợp thành một số quần đảo; trong
đó, có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Do có vị
trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế nên vùng
biển này trở thành mục tiêu tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia xung
quanh.
Đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc giống như chiếc lưỡi bò trên Biển Đông vẽ sát vào bờ các nước ven Biển Đông. Đây là sơ đồ mà Trung Quốc gửi kèm công hàm của họ đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Nguồn: Tuoitreonline |
Tiếp đó, ngày 7-5-2009, Việt Nam nộp Báo cáo quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam (khu vực phía Bắc). Việt Nam trình các Báo cáo trên với Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc là một việc làm bình thường như bất cứ các quốc gia ven biển nào và hoàn toàn phù hợp với Công ước Luật Biển 1982.
Điều đó không ảnh hưởng đến vấn đề phân định biển và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ trương giải quyết mọi bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở Công ước Luật Biển 1982, Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC)...
Ngày 7-5-2009, cùng với Công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc phản đối Việt Nam nộp Báo cáo quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa, Trung Quốc đã gửi kèm một sơ đồ thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên Biển Đông.
Theo Công hàm của Trung Quốc thì "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và các vùng nước kế cận, có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó".
Nếu như xâu chuỗi lại các sự kiện trong thời gian gần đây, từ vụ Trung Quốc trắng trợn cắt cáp tàu Bình Minh 1, Bình Minh 2, tàu Viking 2 của Việt Nam, đến việc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, hay những vụ gây hấn đối với các quốc gia đã tuyên bố về chủ quyền trên Biển Đông cho thấy, Trung Quốc đã dựa vào cái gọi là Đường lưỡi bò hay Đường 9 đoạn để giải thích cho các hoạt động đơn phương và xa hơn nữa là ý đồ độc chiếm Biển Đông.
Để làm rõ vấn đề trên, bài viết này sẽ đề cập đến nguồn gốc của "đường lưỡi bò" trên Biển Đông và cơ sở pháp lý, lịch sử, thực tiễn của cái gọi là "biên giới trên biển của Trung Quốc".
Về nguồn gốc của "đường lưỡi bò" trên Biển Đông: "Đường đứt khúc", "đường chữ U" hoặc còn gọi bằng cái tên khác là "đường lưỡi bò" - đơn giản là nhìn trên bản đồ, nó giống hình lưỡi con bò liếm xuống Biển Đông và xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ do chính quyền Cộng hòa Trung Hoa xuất bản vào tháng 2-1948 dựa theo bản đồ của Bai Meichu.
Một viên chức Trung Hoa dân quốc đã trình bày đường này trong một atlas của riêng mình vào tháng 12-1947 để thể hiện quan điểm của mình khi nghe tin Pháp chiếm đóng các đảo Trường Sa.
Vì có lợi cho mình, chính quyền Cộng hòa Trung Hoa đã chính thức cho in bản đồ có "đường lưỡi bò". Trong bản đồ này, "đường lưỡi bò" là một đường đứt khúc có 11 đoạn, được thể hiện bao trùm xung quanh các nhóm đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông; trong đó, có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, chính quyền mới đã tiếp tục cho xuất bản bản đồ "đường lưỡi bò"... Năm 1953, Thủ tướng Chu Ân Lai đã phê chuẩn việc bỏ 2 đoạn đứt khúc trong vịnh Bắc Bộ.
Như vậy, bản đồ "đường lưỡi bò" do Trung Quốc xuất bản từ giai đoạn này chỉ còn có 9 đoạn; trong đó, có nhiều đoạn của đường yêu sách này được vẽ sát bờ biển Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin; trong đó, có đoạn chỉ cách bờ biển Việt Nam 50-100km...
Đầu năm 2013, cơ quan Đo đạc bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc cho công bố bản đồ "đường lưỡi bò" gồm 10 đoạn và khẳng định lần đầu tiên Trung Quốc đã thể hiện rõ các đảo ở Biển Đông trên tấm bản đồ này, nhưng không hề giải thích lý do tại sao "đường lưỡi bò" từ 9 đoạn thành 10 đoạn.
Về cơ sở pháp lý, lịch sử, thực tiễn của cái gọi là biên giới trên biển của Trung Quốc: Công hàm ngày 7-5-2009 là văn bản đầu tiên, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về yêu sách đường 9 đoạn (nay là 10 đoạn) và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố đường yêu sách này với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc.
Với công bố này, Trung Quốc yêu sách (đòi hỏi) cộng đồng quốc tế phải thừa nhận tính chất "lịch sử của đường lưỡi bò", coi Biển Đông như một "vịnh lịch sử" của Trung Quốc; "đường lưỡi bò" được hiểu như đường biên giới trên biển của Trung Quốc và như thế Trung Quốc sẽ độc chiếm 80% diện tích của Biển Đông và Biển Đông trở thành vùng nước "nội thủy" của Trung Quốc.
Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc đã bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế bác bỏ, coi "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đã thể hiện trên sơ đồ là không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.
Thứ nhất, không thể coi "đường lưỡi bò" là đường biên giới trên biển của Trung Quốc; bởi vì, theo nhiều án lệ quốc tế thì đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát; trong khi đó, "đường lưỡi bò" lại không có tính ổn định và xác định...
Đến nay, "đường lưỡi bò" vẫn chưa có tọa độ chính xác để có thể xác định một cách rõ ràng trên thực tế. Mặt khác, Trung Quốc đã phải tự bỏ đi 2 đoạn (từ 11 đoạn vào năm 1948, xuống còn 9 đoạn vào năm 1953), vì bản chất vô lý của nó. Một đường không có điểm cơ sở, không xác định cụ thể kinh độ, vĩ độ theo luật pháp quốc tế thì không thể gọi là đường biên giới quốc gia.
Thứ hai, càng không thể coi Biển Đông là "vịnh lịch sử của Trung Quốc"; bởi vì, theo Ủy ban Pháp luật quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử phải thỏa mãn tối thiểu 3 điều kiện: 1. Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng nước được yêu sách; 2. Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian; 3. Quan điểm của các quốc gia khác đối với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này.
Cả trên phương diện pháp lý, lịch sử và thực tiễn, Trung Quốc đã không đưa ra được bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách thực sự, liên tục, hòa bình...
Các chính quyền Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì sự quản lý độc tôn nào trong vùng biển này. Mặc dù trước đó, đường yêu sách này đã được thể hiện nhiều lần trên bản đồ Trung Quốc, nhưng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào về "đường lưỡi bò" của mình; thậm chí, trong những văn bản pháp lý quan trọng của Trung Quốc về các vùng biển (Tuyên bố về Lãnh hải 1958, Luật về Lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, Tuyên bố về đường cơ sở 1996; về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998) đều không hề nhắc đến đường yêu sách này.
Có thể khẳng định, từ khi xuất bản bản đồ thể hiện "đường lưỡi bò" trên Biển Đông cho đến trước ngày 7-5-2009 (Trung Quốc phản đối Báo cáo của Việt Nam về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam) thì cả chính quyền Trung Hoa dân quốc cũng như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều chưa bao giờ chính thức yêu sách hay có lời giải thích gì về "đường lưỡi bò".
Vì vậy, các quốc gia khác (có Việt Nam) đã không lên tiếng phản đối vấn đề này là lẽ đương nhiên. Sự im lặng này không được coi là "mặc nhiên thừa nhận".
Mặt khác, năm 1951, tại Hội nghị Xan Phran-xi-xcô, các nước tham dự đã bác đề nghị của Liên Xô (cũ) về việc trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... Thực tế, tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đòi hỏi của các nước khác trong vùng đối với một bộ phận của quần đảo Trường Sa đã chứng minh đường yêu sách của Trung Quốc chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.
Vì vậy, về mặt lịch sử, Trung Quốc không thể khẳng định yêu sách "đường lưỡi bò" do chính họ tự vẽ ra từ năm 1947, với lý do không có ai phản đối.
Thứ ba, Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Từ lâu, quần đảo này đã thuộc chủ quyền của Việt Nam, không phải là lãnh thổ vô chủ. Hơn nữa, trong Công hàm ngày 29-9-1932 của phái đoàn ngoại giao Trung Hoa dân quốc tại Pa-ri khẳng định các nhóm đảo Lưỡi Liềm, An Vĩnh của quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) "tạo thành lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam".
Như vậy, quần đảo Trường Sa chưa hề xuất hiện trên bản đồ chủ quyền của Trung Quốc. Lịch sử đã ghi nhận, các quốc gia trong khu vực vẫn tiến hành mọi hoạt động trên Biển Đông, như: Hàng hải, dầu khí, nghề cá… một cách bình thường mà không hề gặp phải sự ngăn cản nào của Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc không thể nói mình đã thực hiện chủ quyền thực sự một cách liên tục và hoà bình đối với Biển Đông từ năm 1947.
"Đường lưỡi bò" (còn gọi là đường 9 đoạn) được Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ đính kèm Công hàm ngày 7-5-2009 cũng không thể mang lại cho Trung Quốc quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển nằm phía trong đường này theo quy chế vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển 1982; bởi vì, bản chất tiến bộ của Công ước Luật Biển 1982 đã công nhận và mở rộng quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên gắn với lãnh thổ của mình; trong khi đó, "đường lưỡi bò" cách xa lục địa Trung Quốc hàng ngàn ki-lô-mét...
Rõ ràng, yêu sách của Trung Quốc không phù hợp các quy định của Công ước Luật Biển 1982. Theo luật pháp quốc tế, "đường yêu sách do Trung Quốc tự vẽ dựa theo bản đồ của một cá nhân là hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không có giá trị pháp lý quốc tế và không ai có thể chấp nhận được và nội dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông".
Việc Trung Quốc công khai đưa ra yêu sách về "đường lưỡi bò", hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhiều tàu hộ tống, bao gồm cả tàu quân sự xâm phạm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cản trở hoạt động của các lực lượng chấp pháp Việt Nam, cố tình sử dụng vũ lực đe dọa và xâm hại tính mạng, sức khỏe và tài sản của các lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông.
Đồng thời, làm cho tình hình trên Biển Đông ngày càng phức tạp, đi ngược lại nỗ lực của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế trong việc tìm giải pháp ổn định lâu dài, bền vững trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Có thể nói, các lập luận vô lý và các hành động đơn phương trắng trợn, vô nhân đạo của phía Trung Quốc đều nằm trong âm mưu và toan tính sâu xa của họ là độc chiếm Biển Đông. Trước âm mưu và hành động của Trung Quốc, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam không có cách lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả kiên quyết, hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
PGS, TS Phạm Công Chiển - ThS Nguyễn Xuân Quân - Học viện Biên phòng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét