Trung Quốc đã để cho các giàn khoan cất lên tiếng nói
Cuộc
họp với ASEAN đã đạt được rất ít tiến bộ trong việc giải quyết tranh chấp hàng hải ở Biển Đông.
Tác giả Luke
Hunt
Người dịch: Hải Minh
29 tháng 6 năm 2014
Cuộc họp diễn ra mà chẳng đạt
được một kết quả nào. Cuộc họp kéo dài hai ngày tại Bali trong tuần này được cho là để cải thiện
quan hệ giữa Trung Quốc và 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN). Nó được tán dương rộng rãi trên báo chí thân Trung Quốc, nhưng rốt cuộc thậm chí các tay bút nịnh hót của Bắc Kinh cũng chẳng có gì nhiều để viết.
Các quan
chức cấp cao đã có cuộc họp tại
một
hòn đảo của Indonesia trong khuôn khổ
một
nhóm làm việc chung nhằm tìm giải
pháp cho vấn đề tranh chấp hàng hải ở biển Nam Trung Hoa - được gọi là
Biển Đông ở Việt Nam và Biển Tây Philippines ở Manila.
Nhưng lập trường của Bắc Kinh trước cuộc họp đã làm cho cuộc gặp nhau lần thứ 11 giữa ASEAN
và Trung Quốc tỏ ra chẳng có ích lợi gì, một cuộc họp vốn nhằm xâm nhập sâu hơn vào các Quy
tắc ứng xử (CoC) được tán tụng rất
nhiều,
lần đầu tiên xác lập
vào năm 2002, và Tuyên bố về ứng xử của các bên (DoC) trong vùng biển Nam Trung Hoa.
"Trung Quốc đã tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên
tắc của DoC
và đã rất kiềm chế khi phải đối mặt với hành
động khiêu khích từ các nước khác như Philippines và Việt Nam", Zhang
Junshe, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Hải quân, cho biết như vậy trước cuộc họp.
"Chúng tôi hy vọng hai quốc gia này sẽ dừng các hành động khiêu khích chống lại
Trung Quốc."
Đường hướng ‘chiếm lấy hay vuột
mất’ của
Trung Quốc với tham vọng về lãnh
thổ đã trở nên cứng rắn kể từ khi họ thể hiện trước Liên
Hợp Quốc một yêu sách cách
đây năm năm về đường
chín đoạn, thể hiện sự phớt lờ
luật biển quốc tế, các công
ước hiện đại, và các công
nhận về đường biên giới chủ quyền.
Đó là một chính sách, nhai đi nhai lại bởi các đồ đệ của Đảng Cộng sản TQ, không có chỗ cho các cuộc đàm phán
trong khi lại thách
thức quyền của các quốc gia tiếp cận tự
do trên vùng đặc quyền kinh tế của họ, được mô tả là rộng 200 hải lý ngoài khơi tính từ bờ biển.
Việt Nam và Philippines đã phải đối diện với cuộc tranh chấp, với những tuyên bố lâu nay của họ trên quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Các tuyên
bố của Trung Quốc cũng xâm phạm vào các vùng lãnh thổ vốn được công nhận rộng rãi là thuộc về Malaysia,
Brunei và Indonesia.
Thái độ như vậy đã một lần nữa đặt quân đội Việt Nam
và Trung Quốc vào tình thế đề
cao cảnh giác sau khi Bắc Kinh cho biết sẽ triển khai thêm bốn giàn khoan dầu
trong vùng biển Nam Trung Quốc ngoài khơi
các
tỉnh Hải Nam và Quảng Đông, điều mà
phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, Hua Chunying, mô tả như là "các hoạt động bình thường."
Điều này lại diễn ra khi khu
vực vẫn còn trong tình trạng dầu soi lửa bỏng
sau
khi hai nước đã đụng độ trên biển vào cuối tháng Năm với việc triển khai một giàn khoan vào quần đảo
Hoàng Sa. Một cuộc
bạo loạn xảy ra sau đó, và cuộc
đàm phán giữa ủy viên hội đồng nhà nước Trung Quốc Dương Khiết Trì và Phan Bình
Minh, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, đã kết thúc tại Hà Nội vào ngày 19, thất
bại vì chẳng làm giảm bớt căng thẳng.
Năm ngày sau Việt Nam tuyên bố bảy tàu Trung Quốc đã
đâm một trong những tàu thuyền của mình, làm
hư hỏng nặng thân tàu; tuyên bố này bị Bắc Kinh bác bỏ, và Hua cáo buộc Việt Nam đã vi phạm hành lang an ninh.
Nếu các giàn khoan tiến thêm xa hơn về phía nam đến quần đảo Hoàng Sa và một
lần nữa lại hướng tới vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, thì căng thẳng dẫn đến chiến
tranh hoàn toàn có thể xảy ra.
Với cách
hành xử giống như một đế quốc
thực dân của thế
kỷ thứ 16 chứ không phải là một quốc gia đường hoàng ngang hàng với Hoa Kỳ,
Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền trên 90 phần trăm đối với các vùng biển tiếp giáp giữa Trung Quốc, các quốc gia trong đất liền của Đông
Nam Á, và các quốc gia thuộc phần
còn lại của ASEAN, nơi có khoảng
một nửa tổng lượng lưu thông thương mại của thế giới
đi qua.
Tuyên bố
của TQ là không có chỗ cho thương lượng, dù với bất kỳ ý niệm nào của Quy tắc CoC, hoặc của Tuyên bố DoC
còn khá non trẻ; và hầu như không đáng phải tốn vé máy bay cho các đoàn đại biểu đi đến Bali. Có lẽ đã đến lúc phải loại bỏ hết mọi đàm phán, chí ít là
cho đến khi Trung Quốc theo đuổi
một cách tiếp cận thực tế hơn, phù
hợp hơn với tư cách một cường quốc thế giới
đúng nghĩa của thế kỷ 21.
Hải Minh dịch,
30/6/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét