Xem kỳ 1 ở đây: http://vietnammaritime.blogspot.com/2014/06/quan-oi-trung-quoc-la-con-cop-giay-ky-1.html
(tiếp theo kỳ 1)
-----
An ninh công cộng
(tiếp theo kỳ 1)
-----
Chạy đua với lạm phát
Từ năm 1990, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng lên
ít nhất 10% mỗi năm, dẫn đến một sự gia tăng ngân sách tổng thể gấp mười lần chỉ
trong 24 năm. Một số nhà quan sát đã chỉ ra sự chi tiêu quân sự dường như rất lớn
đó của TQ như là bằng chứng về một dụng ý đe dọa.
Thế nhưng những động thái tăng ngân sách đó không thực sự lớn
như vậy.
Kinh tế của Trung Quốc trong hai thập kỷ rưỡi qua đã tăng
trưởng nhanh chóng, và đã cho phép nước này chi tiêu nhiều hơn cho một quân đội
hiện đại. Nhưng nếu xét về tỷ lệ đối với nền kinh tế,thì ngân sách quốc phòng của
Trung Quốc là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Và nếu tính thêm yếu tố lạm phát,thì mức tăng thực tế của
Trung Quốc trong chi tiêu quốc phòng hàng năm thực ra chỉ có một con số - [tức
là] khó lòng đạt tới dòng tiền mặt lớn đến nỗi đáng báo động.
Điều quan trọng là hãy nhìn lại cách chi xài cho vũ trang của
Trung Quốc trong toàn bộ bối cảnh lịch sử của họ. Một phần tư thế kỷ trước,
quân sự của Bắc Kinh thì lớn và công nghệ thấp. Năm 1989, quân đội Trung Quốc
đã có 3,9 triệu người trong biên chế-nhiều người chỉ chạy bộ, không có xe cơ giới
và vũ khí tinh vi. Chiếc xe tăng chính của quân đội bấy giờ là một phiên bản của
Liên Xô T-55, một mẫu thiết kế có tuổi vào đầu thập niên 50.
Lực lượng không quân và hải quân chỉ có khả năng duy nhất là
bảo vệ bờ biển. Trung Quốc đã có một tàu ngầm tên lửa hạt nhân duy nhất, mà có
tin đồn là nó đã bị cháy và chìm tại cảng.
Lúc đó Trung Quốc là một nước nghèo, với GDP 451 tỉ đô la,
so với GDP của Mỹ trong năm 1989 là 8,84 ngàn tỉ. Năm đó, Bắc Kinh đã chi 18,33
tỉ cho quốc phòng; so với Nhật cũng trong cùng năm đã dành ra 46,5 tỉ và nước New
Zealand nhỏ bé đã chi 1,8 tỷ USD.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 1989 tăng vọt lên mức
chi 4.615 Mỹ kim cho mỗi người lính. Trong khi đó,nước Mỹ dành khoảng 246.000
đô la cho mỗi cá nhân phục vụ trong quân ngũ.
Trong những năm cuối thập niên 80, học thuyết quân sự của TQ
vẫn nhấn mạnh "Chiến tranh nhân dân", một chiến lược phòng thủ để kéo
kẻ thù sâu vào bên trong lục địa và sau đó phá hủy anh ta bằng chiến tranh
thông thường và du kích.Điều đó là dựa trên kinh nghiệm chiến tranh của Trung
Quốc... và hoàn toàn không phù hợp.
Năm 1991, Bắc Kinh đã bị sốc và hoảng kinh khi được chứng kiến
một liên minh do Mỹ dẫn đầu đã dễ dàng đập tan quân Iraq của Saddam Hussein và đẩy
nó ra khỏi Kuwait. Một chiến dịch không quân kéo dài vài tuần và một cuộc tấn
công mặt đất chỉ kéo dài 100 giờ đã phá hủy đáng kểlực lượng quân Iraq thượng
thặng.
Bỗng nhiên,quân đội to lớn và kém chất lượng của TQ thành ra
giống như một yếu huyệt.
Bắc Kinh đã có rất nhiều việc phải làm để cải cách lực lượng
vũ trang. Điều đó đòi phải có tiền.Điều tốt lànhcho Trung Quốc là, nhờ vào một
nền kinh tế đang bùng nổ, nó thực sự không cần phải dành ra một phần sản lượng
quốc gia lớn hơn vào quốc phòng để đầu tư thêm vào các đội quân tinh nhuệ và vũ
khí hiện đại.
Một cách để nhìn vào chi tiêu quốc phòng là coi nó như là một
tỷ lệ phần trăm của GDP. Những láng giềng lớn của Trung Quốc, ngoại trừ Nhật Bản,
phân bổ nhiều hơn vào quân đội của họ theo một tỷ lệ phần trăm tương ứng với
GDP. Ấn Độ phân bổ 2,5%, Hàn Quốc 2,8% và Nga 4,1%. Hoa Kỳ, với quân đội trang
bị tốt nhất trên hành tinh, dành 3,8% GDP cho quốc phòng.
Nghịch lý ngân sách quân sự của Trung Quốc là chi tiêu đã
tăng ngay cả khi phần dành cho quốc phòng của nền kinh tế đã giảm.Nếu tính theo
tỷ lệ phần trăm của nền kinh tế,thì chi tiêu vũ khí của Trung Quốc đã thực sự
giảm hơn 20%.Năm 1989 Bắc Kinh đã chi 2,6 phần trăm GDP cho quốc phòng. Từ năm
2002 đến năm 2010, phần ngân sách này chiếm trung bình 2,1%. Trong năm 2013,
ngân sách quân sự của Trung Quốc chỉ chiếm hai phần trăm GDP.
Phần cắt ra từ chiếc bánh kinh tế mà quân đội Trung Quốc nhận
được thì nhỏ hơn. Chỉ có bản thân chiếc bánh thì lớn, lớn hơn nhiều so với chính
nó hồi 25 năm trước.
An ninh công cộng
Theo một số tính toán, năm 2013 Trung Quốc đã chi nhiều thêm
cho "trật tự công cộng"–như
kiểm duyệt Internet, lực lượng thi hành pháp luật và
cảnh sát vũ trang nhân dân bán quân sự - nhiều hơn so với đã chi cho quốc phòng
đối với bên ngoài. Ngân sách dành cho nội an của Trung Quốc trong năm 2014 là một
bí mật, dẫn đến suy đoán rằng, Đảng Cộng sản TQ lại đang chi tiêu nhiều hơn trong
việc bảo vệ chính mình [để đối phó] với người dân của họ hơn là để đối phó với các
nước khác.
Đảng biết những gì nó làm. Nhiều người TQ không hài lòngvì
phải sống dưới một chế độ độc tài toàn trị. Môi trường bị hủy hoại, lạm dụng
lao động, tham nhũng và cưỡng chiếm đất đai có thể- và quả thực đang–khiến tình
hình nhanh chóng leo thang thành bạo loạn.
Trên hết tất cả mọi điều là, Trung Quốc phải đấu tranh với
tình trạng bất ổn ở mức độ thấp ở miền viễn tây, tỉnh Tân Cương - nơi người sắc
tộc Duy Ngô Nhĩ đang phẫn nộ vì chính sách thực dân hóa bởi phần còn lại của TQ-
và ở Tây Tạng.
Theo hiện trạng, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác
ngoài việc phải chi tiêu thật nhiều vào trật tự trị an. Trong khi đó là điều tệ hại đối với người dân Trung Quốc,thì nó thực
sự là một điều tốt cho khu vực. Phần lớn những nguồn lực quân đội mà Bắc Kinh
mua hàng năm đều được hướng vào bên trong và chưa hề có dự ánnào là để phòng thủ
đối với bên ngoài cả.
Để tương xứng với chi tiêu quốc phòng theo tỷ lệ phần trăm với
GDP của Mỹ thì TQsẽ phải dành 5,8% cho cả hai mặt quốc phòng hướng nội và hướng
ngoại. Đó chỉ là một viễn cảnh không thực tế. [Trên thế giới] chỉ có ba quốc
gia dành phần nhiều của nền kinh tế của họ cho quân đội là Ả - rập Xê-út, Oman
và Nam Sudan.
Hơn nữa, những đồng đo la mà TQ thực chi cho quân lực hướng ngoại thì không kéo dài được lâu như hầu
hết các nhà quan sát đã giả định. "Trong suốt thời kỳ đổi mới sau năm
1978, những tác động thực tế của chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trên danh
nghĩa đã bị giảm đi rất nhiều bởi lạm phát không kềm chế, " Andrew
Erickson, một giáo sư tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ, đã viết.
Trong năm 2008, Trung Quốc đã chi thêm 14,9% cho quốc phòng
hơn so với năm 2007. Nhưng khoản tăng 14,9% đó lại trùng hợp với mức lạm phát
7,8%, kết quả là mức tăng ngân sách ròng cho quân sựchỉ có 7,1%. Trong năm
2010, chi tiêu quốc phòng tăng 7,8 phần trăm và đã bị nuốt chửng bởi tỷ lệ lạm
phát 6,7%,khiến mức tăng thực thụ chỉ là 1,1%.
Nếu thực hiện điều chỉnh cho lạm phát,thì từ năm 2004 đến
năm 2014, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng trung bình 8,3% theo giá trị
thực. Như thế vẫn là rất nhiều tiền, đặc biệt là khi chi tiêu quốc phòng đã giảm
ở hầu hết các nước phương Tây. Thế nhưng ngân sách của PLA không hề thực sự tăng
theo hai con số, như nhiều người đã báo động.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét