Kỳ 3: http://vietnammaritime.blogspot.com/2014/06/quan-oi-trung-quoc-la-con-cop-giay-ky-3.html
------
An ninh khu vực
Hành vi hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông và Nam TQ đã
khiến các nước láng giềng hợp nhất với nhau hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ của đồng
minh lớn hơn, mạnh hơn. Nhật Bản là trung tâm của rất nhiều các các thỏa thuận
hợp tác như thế.
Bị giới hạn về chính trị và hiến pháp trong những hành động
trực tiếp mà nó có thể làm để đối phó với TQ, Nhật Bản đang xây dựng mối quan hệ
với các nước láng giềng bất mãn khác của TQ và với các nước phương Tây. Tokyo
hiện đang đàm phán với Úc, Anh, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Canada
và Hoa Kỳ
Hợp tác về hậu cần, hợp tác phát triển thiết bị quân sự,
chia sẻ thông tin tình báo,tập trận chung và viện trợ những gì có liên quan tới
anh ninh… thảy đều được đặt ra.
Việt Nam, một kẻ thù lịch sử của TQ, đã bắt đầu xây dựng một
quân đội được thiết kế đặc biệt để chống lại quân đội TQ. Nước này đã mua máy
bay chiến đấu Su-27 và Su-30 của Nga và bốn tàu khu trục Gepard. Việt Nam thậm
chí còn mua những tàu ngầm đầutiên- là sáu chiếc Kilo cải tiến của Nga-vốn dĩ
hiện đại hơn những chiếc Kilo của hải
quân TQ nhiều.
Hà Nội đang tăng cường quan hệ ngoại giao. Ấn Độ sẽ đào tạo
người cho các tàu ngầm của Việt Nam. Việt Nam cũng đã ra tín hiệu, cho phep các
đội tàu nước ngoài sử dụng cảng tại Vịnh Cam Ranh, nhưng có khả năng họ sẽ rút
lại điều đó vì nó là một hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với Trung Quốc.
Philippines, bị mắc kẹt trong một bế tắc với Trung Quốc về
bãi ngầm Ayungin Shoal, đã bắt đầu xây dựng lại lực lượng hải quân và không
quân, mua những ca nô cũ của Tuần dương của Mỹ cho hải quân và hàng chục máy
bay chiến đấu ánh sáng TA- 50 của Hàn Quốc cho không quân. Manila đã đồng ý tiếp
nhận casc phương tiện-và quân đội-của Mỹ tại các căn cứ quân sự của mình.
Có lẽ châu Á sẽ không thiết lập được một liên minh mới giống
như NATO trong tương lai gần. Các đối thủ của Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận
kiểu hội nhập quân đội thân cận như vậy. Đa số họ không sẵn sàng để chiến đấu
cho người khác. Nhiều nước trong số này, dù vẫn đang lo âu vì sự hung hãn của
Trung Quốc, vẫn đang có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Bắc Kinh.
Dù vậy, mức độ hợp tác [của các nước châu Á] cũng sẽ khiến
cho mọi động thái quân sự của Trung Quốc trở nên phức tạp.Bắc kinh không nhất
thiết phải có ý xâm chiếm ai. Chưa hề. Quân sự, quyền lực ngoại giao và kinh tế
quyện chặt nhau với nhau cho phép một chính phủ hình tạo nên môi trường của nó một
cách hòa bình vàchống lại ý muốn của
kẻ đối nghịch.
Câu hỏi lớn là, khi nào Trung Quốc bắt kịp Mỹ về quân sự?
Không bao giờ.
"Trung Quốc sẽ bị già trước khi nó trở nên giàu có"
giờ đây đang là câu nói cửa miệng của các nhà quan sát TQ. Nhưng đó là sự thật.
Làn sóng cơ cấu dân số vốn dĩ đã ban tặng cho TQ một nguồn lực lao động dồi dào
sớm muọn gì cũng sẽ biến nước này trở thành nhà nghỉ hưu lớn nhất thế giới.
Chính sách "một con" của Bắc Kinh đã khiến xu hướng
này càng trở nên sắc cạnh. TQ ngày nay có 16 người về hưu trên 100 công nhân. Các
dự báo cho thấy đến năm 2015 con số này sẽ là 64 người về hưu trên 100 công
nhân, tạo nên một dân số đầu bạc cao hơn cả nước Mỹ.
Điều này có tác động gián tiếp- nhưng nghiêm trọng - đối với
quốc phòng của TQ.Đa số ngừoi TQ không có lợi ích hưu trí và khi về già phải sống
dựa vào tiền tiết kiệm của cá nhân hoặc gia đình... một tình huống nan giải khi
chỉ có một người con để chăm sóc song thân.
Nếu Bắc Kinh muốn bảo tồn sức sản xuất và tiền tiết kiệm của
các hộ gia đình,họ ắt phải xây dựng một mô hình phúc lợi xã hội nào đó. Và điều
này có nghĩa là là họ phải có những chọn lựa khó khăn.
Biên giới của Trung Quốc là an toàn. Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ
không thể hạ bệ chính phủ Trung Quốc. Nhưng hàng chục triệu gia đình tuyệt vọng
Trung Quốc thì có thể làm như vậy -và
họ chỉ có thể, nếu Bắc Kinh không tìm ra một phương cách nào đó để chăm sóc họ
khi họ về già.
Trung Quốc có vũ khí hạt nhân. Đất nước này được vận hành bởi
chủ nghĩa dân tộc sâu sắc, bởi một chế độ độc tài toàn trị với một lịch sử đối
xử tàn bạo với người dân của mình. Nó có những tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ
gây xung đột với các nước khác và một ngân sách quốc phòng tăng 8% mỗi năm. [Cho
nên] điều khôn ngoan là luôn phải ngó chừng xứ này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét