Nguồn: http://thediplomat.com/2014/06/chinese-vietnamese-coast-guard-boats-collide/
Hố ngăn cách giữa Trung Quốc và Việt Nam từ vụ hạ đặt giàn khoan trong vùng biển tranh chấp càng ngày càng bị khoét sâu khi vào thứ Ba vừa qua một chiếc tàu tuần duyên của Trung Quốc đã đâm vào một tàu Việt Nam. Theo Wall Street Journal, tàu cảnh sát biển của Việt Nam bị vài “vết rách” ở thân tàu. Tàu chưa bị chìm và không có thủy thủ nào bị thương. Vụ việc trên phản ánh một sự leo thang trong tình trạng xung đột hiện tại. Cuối tháng trước tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu dân sự Việt Nam (tàu cá) nhưng vụ va chạm mới nhất là cuộc đụng độ giữa hai tàu tuần duyên của hai quốc gia đang dấn sâu vào một cuộc đọ sức. Trong một vụ việc khác, tàu Trung Quốc đã bắn súng phun nước vào một tàu kiểm ngư của Việt Nam. Chưa có đụng độ giữa hải quân hai nước.
Cho đến nay các quan chức hai bên vẫn chưa có phát biểu nào về vụ việc. Bài báo của Wall Street Journal dẫn lại thông tin từ kênh truyền hình Việt Nam VTV1. Theo Wall Street Journal, “cảnh trong TV cho thấy một tàu chấp pháp Trung Quốc đang đuổi theo và phun nước xối xả vào một tàu Việt Nam trước khi đâm vào bên mạn trái của tàu này.” Trong tuyên bố mới nhất, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã quy trách nhiệm cho Hà Nội. “Trung Quốc đã liên tục yêu cầu Việt Nam chấm dứt ngay việc quấy nhiễu các hoạt động khoan thăm dò,” Hồng Lỗi nói. “Việt Nam vẫn tiếp tục tạo ra các hoạt động va chạm. Việt Nam gây nên căng thẳng và vi phạm luật pháp quốc tế.” Trung Quốc vẫn giữ quan điểm rằng các hoạt động khoan thăm dò của họ đang diễn ra trong vùng biển thuộc chủ quyền đường chín đoạn của Trung Quốc. Theo tuyên bố này, Trung Quốc cáo buộc Việt Nam là bên gây hấn.
Có lẽ một tuyên bố sắp tới của Việt Nam sẽ gọi vụ việc trên là một vụ đâm tàu. Ngày 26 tháng 5 vừa qua khi một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm, Việt Nam đã lên án Trung Quốc về “hành vi vô nhân đạo.” Vụ việc này chứng tỏ Trung Quốc chủ trương sử dụng lực lượng ở mức độ vừa phải chống lại các tàu dân sự và tàu tuần duyên Việt Nam. Đây có thể được xem là một sự leo thang nhưng xung đột vẫn chưa đến mức độ để cả hai nước nghĩ đến việc sử dụng hải quân. Trung Quốc vẫn duy trì một vài tàu quân sự tại gần khu vực giàn khoan trong khi đang thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Về phía mình, Việt Nam cũng có một lực lượng hải quân mạnh bao gồm những tàu ngầm Kilo của Nga.
Vụ va chạm này xảy ra ngay sau hội nghị Sangri-La tại Singapore diễn ra cuối tuần trước trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông. Theo các báo cáo ngoại giao, vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một động thái bất ngờ chưa từng có tiền lệ đã làm mất ổn định sâu sắc mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi chính phủ Việt Nam vẫn cố gắng kiềm chế không sử dụng các biện pháp quân sự, làn sóng phản đối Trung Quốc đã lan tỏa mạnh mẽ khắp cả nước và các quan chức Việt Nam đang lên kế hoạch giải quyết mâu thuẫn thông qua các luật pháp quốc tế.
Va chạm giữa tàu tuần duyên Trung Quốc và Việt Nam
By Ankit Panda
June 04, 2014
ĐLK dịch
ĐLK dịch
Một vụ va chạm giữa các tàu tuần duyên của hai nước TQ và VN cho thấy có dấu hiệu nhỏ của sự leo thang xung đột.
Hố ngăn cách giữa Trung Quốc và Việt Nam từ vụ hạ đặt giàn khoan trong vùng biển tranh chấp càng ngày càng bị khoét sâu khi vào thứ Ba vừa qua một chiếc tàu tuần duyên của Trung Quốc đã đâm vào một tàu Việt Nam. Theo Wall Street Journal, tàu cảnh sát biển của Việt Nam bị vài “vết rách” ở thân tàu. Tàu chưa bị chìm và không có thủy thủ nào bị thương. Vụ việc trên phản ánh một sự leo thang trong tình trạng xung đột hiện tại. Cuối tháng trước tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu dân sự Việt Nam (tàu cá) nhưng vụ va chạm mới nhất là cuộc đụng độ giữa hai tàu tuần duyên của hai quốc gia đang dấn sâu vào một cuộc đọ sức. Trong một vụ việc khác, tàu Trung Quốc đã bắn súng phun nước vào một tàu kiểm ngư của Việt Nam. Chưa có đụng độ giữa hải quân hai nước.
Cho đến nay các quan chức hai bên vẫn chưa có phát biểu nào về vụ việc. Bài báo của Wall Street Journal dẫn lại thông tin từ kênh truyền hình Việt Nam VTV1. Theo Wall Street Journal, “cảnh trong TV cho thấy một tàu chấp pháp Trung Quốc đang đuổi theo và phun nước xối xả vào một tàu Việt Nam trước khi đâm vào bên mạn trái của tàu này.” Trong tuyên bố mới nhất, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã quy trách nhiệm cho Hà Nội. “Trung Quốc đã liên tục yêu cầu Việt Nam chấm dứt ngay việc quấy nhiễu các hoạt động khoan thăm dò,” Hồng Lỗi nói. “Việt Nam vẫn tiếp tục tạo ra các hoạt động va chạm. Việt Nam gây nên căng thẳng và vi phạm luật pháp quốc tế.” Trung Quốc vẫn giữ quan điểm rằng các hoạt động khoan thăm dò của họ đang diễn ra trong vùng biển thuộc chủ quyền đường chín đoạn của Trung Quốc. Theo tuyên bố này, Trung Quốc cáo buộc Việt Nam là bên gây hấn.
Có lẽ một tuyên bố sắp tới của Việt Nam sẽ gọi vụ việc trên là một vụ đâm tàu. Ngày 26 tháng 5 vừa qua khi một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm, Việt Nam đã lên án Trung Quốc về “hành vi vô nhân đạo.” Vụ việc này chứng tỏ Trung Quốc chủ trương sử dụng lực lượng ở mức độ vừa phải chống lại các tàu dân sự và tàu tuần duyên Việt Nam. Đây có thể được xem là một sự leo thang nhưng xung đột vẫn chưa đến mức độ để cả hai nước nghĩ đến việc sử dụng hải quân. Trung Quốc vẫn duy trì một vài tàu quân sự tại gần khu vực giàn khoan trong khi đang thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Về phía mình, Việt Nam cũng có một lực lượng hải quân mạnh bao gồm những tàu ngầm Kilo của Nga.
Vụ va chạm này xảy ra ngay sau hội nghị Sangri-La tại Singapore diễn ra cuối tuần trước trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông. Theo các báo cáo ngoại giao, vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một động thái bất ngờ chưa từng có tiền lệ đã làm mất ổn định sâu sắc mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi chính phủ Việt Nam vẫn cố gắng kiềm chế không sử dụng các biện pháp quân sự, làn sóng phản đối Trung Quốc đã lan tỏa mạnh mẽ khắp cả nước và các quan chức Việt Nam đang lên kế hoạch giải quyết mâu thuẫn thông qua các luật pháp quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét