http://thediplomat.com/2014/06/chinas-campaign-against-vietnam/
Trung Quốc đang trở nên linh hoạt hơn trong việc bác bỏ những cáo buộc của Việt Nam về vụ khủng hoảng giàn khoan dầu.
Cuộc vận động của Trung Quốc chống lại Việt Nam Trung Quốc đang trở nên linh hoạt hơn trong việc bác bỏ những cáo buộc của Việt Nam về vụ khủng hoảng giàn khoan dầu. Đã hơn một tháng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển Việt Nam tuyên bố là một phần của vùng đặc quyền kinh tế của mình. Động thái này đã gây nên những cuộc đụng độ trên biển và biểu tình bạo lực chống Trung Quốc trong khi khủng hoảng chưa có dấu hiệu lắng dịu. Ngược lại, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đang gia tăng việc quay sang việc tranh thủ dư luận quốc tế.
Ngay từ khi sự kiện bắt đầu diễn ra, Việt Nam đã biết tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài và đó là minh chứng cho chủ trương của họ trong việc đối đầu với lực lượng hải quân Trung Quốc cũng như để giải quyết vấn đề. Các lãnh đạo Việt Nam, cụ thể là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã kiên quyết kêu gọi cộng đồng quốc tế “tiếp tục mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc” chấm dứt sự vi phạm luật pháp quốc tế về biển.
Trong gần một tháng qua Trung Quốc chỉ miễn cưỡng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam trong các cuộc họp báo thường lệ và trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc đang tăng cường những nỗ lực nhằm giành phần thắng trong cuộc chiến dư luận. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng tải một tài liệu dài dòng để biện minh cho tuyên bố của họ về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa đồng thời vu cáo Việt Nam khiêu khích. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã đề nghị Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho lưu hành tài liệu này tại tổng hành dinh Liên Hiệp Quốc. Đây có thể là một sự phản công trực diện đối với những nỗ lực của Việt Nam báo cáo vụ việc lên Liên Hiệp Quốc thông qua một công hàm ngoại giao.
Với sự đan xen các cáo buộc lẫn nhau, thật khó để nhận ra Việt Nam và Trung Quốc mô tả cùng một sự kiện. Việt Nam nói rằng các tàu hải quân Trung Quốc đang tuần tra ráo riết tại vùng biển gần giàn khoan, liên tiếp đâm va và quấy nhiễu tàu Việt Nam. Về phía mình, Trung Quốc thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã thẳng thừng bác bỏ việc có “tàu chiến” trong khu vực mặc dù vẫn thừa nhận có gửi “tàu của cơ quan chính phủ” đến “do Việt Nam liên tục quấy nhiễu bất hợp pháp.” Theo Trung Quốc, các tàu của Việt Nam phải chịu trách nhiệm đối với những vụ va chạm.
Trong cuộc chiến PR, Trung Quốc đang gia tăng việc lợi dụng những vụ bạo động chống Trung Quốc trong tháng 5 vừa qua tại Việt Nam để tạo lợi thế cho mình. Những cuộc phản đối chống Trung Quốc đã chuyển thành bạo lực khi người biểu tình cướp bóc và đốt phá các nhà máy nước ngoài (của Đài Loan và Hàn Quốc nhiều hơn của Trung Quốc). Sau khi các cuộc bạo động diễn ra, Trung Quốc chỉ yêu cầu Hà Nội phải có biện pháp bảo vệ công dân Trung Quốc cũng như bồi thường tổn thất cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, giờ đây bắt đầu trực tiếp cáo buộc chính phủ Việt Nam “bỏ mặc” đối với những vụ bạo động.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ đầu Trung Quốc đã cẩn thận kiểm soát thông tin về bạo động. Những thông tin từ Tân Hoa Xã luôn chậm hơn từ các cơ quan truyền thông của Đài Loan. Việc hiện nay Trung Quốc kiên quyết tố cáo Hà Nội về vụ bạo động (không chỉ là thất bại trong việc ngăn chặn, mà còn tích cực khuyến khích) đã làm lộ ra một bước mới trong chiến dịch tranh thủ dư luận quốc tế.
Không chỉ dùng việc tranh biện chống lại Việt Nam, tờ South China Morning Post còn công bố việc Bộ Thương mại Trung Quốc đã cấm các công ty quốc doanh Trung Quốc tham gia đấu thầu tại Việt Nam. Tuy nhiên động thái này không được quan trọng hóa khi bộ trưởng Giao thông Việt Nam nói rằng các công ty nước ngoài khác sẽ dễ dàng thay thế. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam nhưng đầu tư trực tiếp của họ lại khiêm tốn hơn, chỉ đứng thứ 11 trong danh sách các nước đầu tư tại Việt Nam năm 2012.
Có vẻ như chiến dịch chống lại Việt Nam không nhằm cố gắng thay đổi suy nghĩ của các nước khác. Bắc Kinh biết rõ rằng nhiều tay chơi khác tham gia, kể cả Nhật và Mỹ, sẽ không bị dao động bởi lý lẽ họ đưa ra. Địa chính trị là nhân tố chính tại đây mặc cho Bắc Kinh hay Hà Nội có đưa ra bao nhiêu lý lẽ chống lại nhau đi chăng nữa. Tuy nhiên, bằng việc phản công Việt Nam trong vấn đề này, Trung Quốc muốn nhắc nhở mọi người rằng chỉ có hai phía trong tranh chấp, đồng thời qua đó cung cấp cho những nước có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và chính trị với họ những luận cứ để ủng hộ Bắc Kinh trong vụ tranh chấp.
Cuộc vận động của Trung Quốc chống lại Việt Nam
Người dịch: ĐLKTrung Quốc đang trở nên linh hoạt hơn trong việc bác bỏ những cáo buộc của Việt Nam về vụ khủng hoảng giàn khoan dầu.
Cuộc vận động của Trung Quốc chống lại Việt Nam Trung Quốc đang trở nên linh hoạt hơn trong việc bác bỏ những cáo buộc của Việt Nam về vụ khủng hoảng giàn khoan dầu. Đã hơn một tháng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển Việt Nam tuyên bố là một phần của vùng đặc quyền kinh tế của mình. Động thái này đã gây nên những cuộc đụng độ trên biển và biểu tình bạo lực chống Trung Quốc trong khi khủng hoảng chưa có dấu hiệu lắng dịu. Ngược lại, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đang gia tăng việc quay sang việc tranh thủ dư luận quốc tế.
Ngay từ khi sự kiện bắt đầu diễn ra, Việt Nam đã biết tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài và đó là minh chứng cho chủ trương của họ trong việc đối đầu với lực lượng hải quân Trung Quốc cũng như để giải quyết vấn đề. Các lãnh đạo Việt Nam, cụ thể là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã kiên quyết kêu gọi cộng đồng quốc tế “tiếp tục mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc” chấm dứt sự vi phạm luật pháp quốc tế về biển.
Trong gần một tháng qua Trung Quốc chỉ miễn cưỡng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam trong các cuộc họp báo thường lệ và trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc đang tăng cường những nỗ lực nhằm giành phần thắng trong cuộc chiến dư luận. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng tải một tài liệu dài dòng để biện minh cho tuyên bố của họ về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa đồng thời vu cáo Việt Nam khiêu khích. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã đề nghị Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho lưu hành tài liệu này tại tổng hành dinh Liên Hiệp Quốc. Đây có thể là một sự phản công trực diện đối với những nỗ lực của Việt Nam báo cáo vụ việc lên Liên Hiệp Quốc thông qua một công hàm ngoại giao.
Với sự đan xen các cáo buộc lẫn nhau, thật khó để nhận ra Việt Nam và Trung Quốc mô tả cùng một sự kiện. Việt Nam nói rằng các tàu hải quân Trung Quốc đang tuần tra ráo riết tại vùng biển gần giàn khoan, liên tiếp đâm va và quấy nhiễu tàu Việt Nam. Về phía mình, Trung Quốc thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã thẳng thừng bác bỏ việc có “tàu chiến” trong khu vực mặc dù vẫn thừa nhận có gửi “tàu của cơ quan chính phủ” đến “do Việt Nam liên tục quấy nhiễu bất hợp pháp.” Theo Trung Quốc, các tàu của Việt Nam phải chịu trách nhiệm đối với những vụ va chạm.
Trong cuộc chiến PR, Trung Quốc đang gia tăng việc lợi dụng những vụ bạo động chống Trung Quốc trong tháng 5 vừa qua tại Việt Nam để tạo lợi thế cho mình. Những cuộc phản đối chống Trung Quốc đã chuyển thành bạo lực khi người biểu tình cướp bóc và đốt phá các nhà máy nước ngoài (của Đài Loan và Hàn Quốc nhiều hơn của Trung Quốc). Sau khi các cuộc bạo động diễn ra, Trung Quốc chỉ yêu cầu Hà Nội phải có biện pháp bảo vệ công dân Trung Quốc cũng như bồi thường tổn thất cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, giờ đây bắt đầu trực tiếp cáo buộc chính phủ Việt Nam “bỏ mặc” đối với những vụ bạo động.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ đầu Trung Quốc đã cẩn thận kiểm soát thông tin về bạo động. Những thông tin từ Tân Hoa Xã luôn chậm hơn từ các cơ quan truyền thông của Đài Loan. Việc hiện nay Trung Quốc kiên quyết tố cáo Hà Nội về vụ bạo động (không chỉ là thất bại trong việc ngăn chặn, mà còn tích cực khuyến khích) đã làm lộ ra một bước mới trong chiến dịch tranh thủ dư luận quốc tế.
Không chỉ dùng việc tranh biện chống lại Việt Nam, tờ South China Morning Post còn công bố việc Bộ Thương mại Trung Quốc đã cấm các công ty quốc doanh Trung Quốc tham gia đấu thầu tại Việt Nam. Tuy nhiên động thái này không được quan trọng hóa khi bộ trưởng Giao thông Việt Nam nói rằng các công ty nước ngoài khác sẽ dễ dàng thay thế. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam nhưng đầu tư trực tiếp của họ lại khiêm tốn hơn, chỉ đứng thứ 11 trong danh sách các nước đầu tư tại Việt Nam năm 2012.
Có vẻ như chiến dịch chống lại Việt Nam không nhằm cố gắng thay đổi suy nghĩ của các nước khác. Bắc Kinh biết rõ rằng nhiều tay chơi khác tham gia, kể cả Nhật và Mỹ, sẽ không bị dao động bởi lý lẽ họ đưa ra. Địa chính trị là nhân tố chính tại đây mặc cho Bắc Kinh hay Hà Nội có đưa ra bao nhiêu lý lẽ chống lại nhau đi chăng nữa. Tuy nhiên, bằng việc phản công Việt Nam trong vấn đề này, Trung Quốc muốn nhắc nhở mọi người rằng chỉ có hai phía trong tranh chấp, đồng thời qua đó cung cấp cho những nước có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và chính trị với họ những luận cứ để ủng hộ Bắc Kinh trong vụ tranh chấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét