Quốc tế hóa à? (Xã luận trên tờ Philippine Star 14/6/2014)
June 14, 2014 at 11:57am
Nguồn: http://www.philstar.com/opinion/2014/06/14/1334640/editorial-going-international
Phương Anh dịch
-------
Hãy thử xem ai vừa đưa vụ việc ra Liên hiệp quốc. China, vốn từ chối không chịu tham gia vào vụ kiện do Philippines khởi xướng về quyền hàng hải, giờ lại đang đem vụ tranh chấp lãnh thổ với VN ra Liên hiệp quốc.
Bắc Kinh không đi cùng con đường với Manila. Thay vào đó, Phó Đại sứ China tại LHQ nộp một thư khẳng định lập trường đến Tổng thư ký Ban Ki-moon, than thở rằng Việt Nam đang làm gián đoạn hoạt động của một giàn khoan mà China đã hạ đặt và tháng trước ở vùng biển "tranh chấp". Bắc Kinh kiên quyết khẳng định rằng Hà Nội đang xâm phạm chủ quyền của China trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa trong chuỗi đảo Trường Sa.
China đưa vụ việc ra LHQ trong lúc đoạn phim video quay cảnh thuyền cá của ngư dân Việt bị rượt đuổi và đâm bởi một chiếc tàu lớn hơn rất nhiều ở vùng biển "tranh chấp". Sau đó tàu China rời khu vực mà không thèm quan tâm cứu hộ bất cứ người nào trong chiếc thuyền cá bị đắm.
Vụ hạ đặt giàn khoan đã gây ra những cuộc bạo loạn nhắm vào các công ty China tại VN. Hà Nội được cho rằng đang xem xét áp dụng cùng một con đường của Philippines, quốc gia đã chọn tòa trọng tài của LHQ để xác định các quyền hàng hải trong Công ước của LHQ về Luật biển. China, một thành viên công nhận UNCLOS tương tự như Philippines, đã từ chối tham gia vụ kiện, khăng khăng rằng nó có chủ quyền không thể tranh cãi trên hầu hết vùng biển quanh nó. Còn tại sao một quốc gia lại có cái may mắn lạ kỳ đến thế thì không ai giải thích được.
Tuy vậy, việc Bắc Kinh giờ đây phải mất công đưa vụ việc của mình ra cộng đồng quốc tế vẫn là một dấu hiệu tích cực. China đã làm mất rất nhiều thiện cảm từ trong khu vực vì những yêu sách lãnh thổ quái gở vàcác động thái phô trương sức mạnh quân sự mới của mình. Nó vẫn còn kịp thay đổi thái độ để tiếp tục trấn an thế giới rằng một China "trỗi dậy hòa bình" chẳng có gì đáng sợ.
Nếu nó muốn LHQ có hành động pháp lý liên quan đến vụ "tranh chấp" với VN, thì vụ việc của China chỉ có thể bị yếu đi nhiều do việc nó từ chối tham gia vụ kiện ra tòa trọng tài do Philippines khởi xướng. Những việc này đòi hỏi phải có sự nhất quán. Một quốc gia không thể chạy đến với cộng đồng quốc tế chỉ những khi phù hợp với mục đích riêng của nó.
Phương Anh dịch
-------
Hãy thử xem ai vừa đưa vụ việc ra Liên hiệp quốc. China, vốn từ chối không chịu tham gia vào vụ kiện do Philippines khởi xướng về quyền hàng hải, giờ lại đang đem vụ tranh chấp lãnh thổ với VN ra Liên hiệp quốc.
Bắc Kinh không đi cùng con đường với Manila. Thay vào đó, Phó Đại sứ China tại LHQ nộp một thư khẳng định lập trường đến Tổng thư ký Ban Ki-moon, than thở rằng Việt Nam đang làm gián đoạn hoạt động của một giàn khoan mà China đã hạ đặt và tháng trước ở vùng biển "tranh chấp". Bắc Kinh kiên quyết khẳng định rằng Hà Nội đang xâm phạm chủ quyền của China trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa trong chuỗi đảo Trường Sa.
China đưa vụ việc ra LHQ trong lúc đoạn phim video quay cảnh thuyền cá của ngư dân Việt bị rượt đuổi và đâm bởi một chiếc tàu lớn hơn rất nhiều ở vùng biển "tranh chấp". Sau đó tàu China rời khu vực mà không thèm quan tâm cứu hộ bất cứ người nào trong chiếc thuyền cá bị đắm.
Vụ hạ đặt giàn khoan đã gây ra những cuộc bạo loạn nhắm vào các công ty China tại VN. Hà Nội được cho rằng đang xem xét áp dụng cùng một con đường của Philippines, quốc gia đã chọn tòa trọng tài của LHQ để xác định các quyền hàng hải trong Công ước của LHQ về Luật biển. China, một thành viên công nhận UNCLOS tương tự như Philippines, đã từ chối tham gia vụ kiện, khăng khăng rằng nó có chủ quyền không thể tranh cãi trên hầu hết vùng biển quanh nó. Còn tại sao một quốc gia lại có cái may mắn lạ kỳ đến thế thì không ai giải thích được.
Tuy vậy, việc Bắc Kinh giờ đây phải mất công đưa vụ việc của mình ra cộng đồng quốc tế vẫn là một dấu hiệu tích cực. China đã làm mất rất nhiều thiện cảm từ trong khu vực vì những yêu sách lãnh thổ quái gở vàcác động thái phô trương sức mạnh quân sự mới của mình. Nó vẫn còn kịp thay đổi thái độ để tiếp tục trấn an thế giới rằng một China "trỗi dậy hòa bình" chẳng có gì đáng sợ.
Nếu nó muốn LHQ có hành động pháp lý liên quan đến vụ "tranh chấp" với VN, thì vụ việc của China chỉ có thể bị yếu đi nhiều do việc nó từ chối tham gia vụ kiện ra tòa trọng tài do Philippines khởi xướng. Những việc này đòi hỏi phải có sự nhất quán. Một quốc gia không thể chạy đến với cộng đồng quốc tế chỉ những khi phù hợp với mục đích riêng của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét