SƠ
LƯỢC VỀ CÁC CĂNG THẲNG NƠI BIỂN ĐÔNG NAM Á
Hay:
CẨM NANG CÁC SỰ KIỆN CĂNG THẲNG NƠI BIỂN ĐÔNG NAM Á
Beina
Xu, 15/05/2014
Hà Nguyễn dịch
Trong
những năm gần đây, các tranh chấp chủ quyền đối với vùng lãnh hải và các quần đảo
trong biển ĐNA đã làm xáo trộn quan hệ giữa TQ với các nước như Philippines,
VN, Đài loan, Mã lai và Brunei; và căng thẳng tiếp tục leo
thang theo sau tuyên bố của TT HK Obama về “trục” trọng tâm đối với khu vực
này.
Một số quần đảo nằm trong phạm vi của vùng tranh chấp, tạo nên cái “đường lưỡi
bò” kéo dài qua hầu như toàn bộ biển ĐNA. Trong khu vực này có nhiều tài nguyên
thiên nhiên, những ngư trường đánh bắt hải sản, với những tuyến đường trao đổi
thương mại, và nhiều căn cứ quân sự - tất cả đều đang gặp nguy hiểm với tình
hình quan hệ ngoại giao bế tắc thường xuyên gia tăng. Tuyên bố chủ quyền phủ đầu
của TQ nhằm thống trị cả khu vực và sự chống đối mạnh mẽ của nước này trong việc
xử lý tranh chấp trên một sân chơi quốc tế đã gây khó khăn cho các nỗ lực giải
quyết khủng hoảng và khiến kích ứng những hành vi dân tộc chủ nghĩa ở các nước
có liên quan-cụ thể là VN và Philippines. Các chuyên gia nói rằng, cơ hội để mâu
thuẫn leo thang ở biển ĐNA-dù hiện nay có vẻ vẫn còn xa-đã thể hiện một khủng
hoảng đang diễn ra đối với khu vực, cũng như đối với những quyền lợi của HK ở
đây.
Những lãnh thổ nào có liên
quan tới tranh chấp?
Biển
ĐNA kéo dài khoảng 1,4 dặm vuông trong Thái Bình dương, bao trùm một vùng từ
Singapore và eo biển Malacca tới eo Đài loan, kéo dài qua phía tây Philippines
và phía đông của VN. Trong biển ĐNA có hàng trăm đảo và quần đảo, mặc dù những
lãnh thổ lớn nhất và đang có tranh cãi căng thẳng nhất chỉ là các quần đảo Trường
Sa (Spratley), Hoàng Sa (Paracels), quần đảo Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa),
bãi Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa) và bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough
Shoal, hay Scaborough Reef); và tất cả đều được 6 nước lớn ở ĐNA có những tuyên
bố chủ quyền khác nhau. Các quần đảo này hầu như không có người ở, và chưa hề
có một sắc dân bản địa nào sinh sống, khiến cho vấn đề chủ quyền lịch sử càng
thêm hóc búa.
Đã
vậy mà việc tranh chấp không chỉ giới hạn trong đất liền, mà mỗi quốc gia lại
có một vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone) được mô tả trong Công ước
LHQ về Luật biển năm 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea -UNCLOS);
theo đó thì mỗi nước có quyền khai thác và sản xuất năng lượng và tài nguyên biển
trong vùng EEZ của mình. Vùng EEZ bao trùm một khu vực hơn 200 hải lý từ bờ biển
của mỗi nước, và có thể bao gồm cả phần thềm lục địa bên ngoài giới hạn 200 hải
lý đó. Những vùng này đã trở thành quan trọng
trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo, như đã được
TQ thể hiện hồi năm 2012 đối với VN (theo báo Wall Street Journal) qua các hoạt
động khoan tìm dầu mỏ và đánh cá trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa.
Đường chín gạch (chín đoạn)
là gì?
Đường
chín đoạn là một đường phân chia đầy tranh cãi đã được TQ sử dụng để tuyên bố
chủ quyền lãnh thổ của mình nơi biển ĐNA, đáng chú ý nhất là đối với bãi cạn Hoàng
Nham (Scarborough shoal) và các quần đảo Trường sa và Hoàng Sa- hai quần đảo có
tranh chấp quan trọng nhất. Đường vạch bao gồm toàn bộ vùng biển ĐNA này đã bị
các nước Philippines, VN, Brunei, Mã lai, Đài loan phản đối; và gây tranh cãi tức
thì ngay khi TQ đệ trình một bản đồ cho Liên Hiệp quốc vào năm 2009 trong đó thể
hiện sự phân chia này. Việc Bắc kinh phát hành một mẫu giấy thông hành
(passport) vào cuối năm 2012 (theo Reuters) có hình bản đồ TQ với khu vực tranh
chấp dựa trên đường vạch này đã khiến dư luận quốc tế phản ứng và chỉ trích.
Các
nước ASEAN đã phản đối đường ranh giới này, nhưng TQ vẫn khăng khăng bảo vệ nó
bằng tính hợp pháp lịch sử dựa trên những khảo cứu về các hoạt động đánh bắt hải
sản và những chuyến tàu tuần dương từ mãi tận thế kỷ thứ 15, khiến nó trở nên
xa lạ với những đường biên giới mà UNCLOS đã ấn định cho khu vực từ hồi năm
1994.
Các nước tranh giành những
nguồn lợi gì trong khu vực này?
Nguyên
nhân thấy được ngay của mâu thuẫn là sự cạnh tranh đối với các nguồn tài
nguyên, David Rosenberg-giáo sư Khoa học Chính trị ở Middlebury nói. Ước khoảng
có hơn nửa tỉ người sinh sống trong phạm vi 100 dặm quanh các bờ biển ĐNA, và
lượng tàu thuyền qua lại trong vùng biển này đã tăng vọt sau khi TQ và các nước
ASEAN có sự gia tăng mậu dịch quốc tế và nhập khẩu dầu thô. Nhu cầu đối với các
nguồn tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và đánh bắt hải sản, cũng là những lĩnh vực
kinh tế có cạnh tranh khốc liệt, nhất là khi các vùng duyên hải TQ diễn ra đô
thị hóa nhanh chóng. “Nói cho cùng thì về bản chất đó chính là cách mạng công
nghiệp của châu Á,” Rosenberg nói. “Và biển ĐNA trở thành đầu mối quan trọng
cho việc này.”
Theo
Ngân hàng Thế giới, biển ĐNA có nguồn dầu mỏ trữ lượng ít nhất 7 tỷ thùng, và
khoảng 900 nghìn tỷ cubic feet khí tự nhiên, là cơ hội kinh tế to lớn cho các
nước nhỏ hơn như Mã Lai, Philippines và VN, và an toàn năng lượng cho nền kinh
tế Trung Hoa to lớn và đang tăng trưởng. Vào tháng 12 năm 2012, Ban Quản lý
Năng lượng quốc gia TQ đã đặt tên cho các vùng biển có tranh chấp là “vị trí chủ
yếu ngoài khơi” để sản xuất khí tự nhiên, và một công ty năng lượng lớn của TQ
đã bắt đầu thực hiện khoan nước sâu nơi bờ biển phía nam. Căng thẳng gia tăng
khi tập đoàn Dầu khí của chính phủ Ấn Độ tuyên bố cộng tác với Petro VN để phát
triển khai thác dầu nơi vùng tranh chấp. Tháng 06 2011, VN cáo buộc một tàu
đánh cá TQ đã cắt đứt dây cáp của một tàu khai thác trong khu vực EEZ của họ. Thù
địch lại nổi lên vào tháng 05/2014, khi một tàu TQ phun nước vòi rồng vào một đội
tàu nhỏ của VN cáo buộc rằng họ đã cố ý lại gần một giàn khoan lớn của TQ gần
quần đảo Hoàng sa. Chuỗi sự kiện này đã gây ảnh hưởng đến thị trường chứng
khoán VN, khiến nó giảm mạnh ngay sau sự việc xảy ra.
Những
vụ việc liên quan tới các tàu đánh cá quy mô nhỏ đã trở thành trọng tâm của sự đối
đầu trên biển khi mà việc suy giảm của trữ lượng cá đã khiến
ngư dân đi xa hơn vào khu vực tranh chấp để đánh bắt, cũng như để tìm kiếm trái
phép những loài sinh vật biển mang lại lợi nhuận cao. Trong lần đụng độ gần đây
nhất, lực lượng hải quân Philippines đã chặn bắt 8 tàu đánh cá TQ ở bãi cạn Scabourough vào tháng 04/2012 và phát hiện
trên các tàu này những sinh vật biển vốn dĩ đã bị cấm săn bắt. Việc bắt giữ những
người săn trộm này đã dẫn đến bế tắc kéo dài cả hai tháng giữa hai nước.
Những
vụ bắt giữ ngư dân và các lệnh cấm đánh cá hàng năm là đại biểu tiện ích cho
các tuyên bố chủ quyền vì chúng có thể được sử dụng như nỗ lực pháp lý để thực
thi việc bảo vệ nguồn tài nguyên biển, một báo cáo của Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng
Quốc tế viết. “Đây là vấn đề tuy không được quan tâm hàng đầu, nhưng lại ảnh hưởng
tới 1 tỷ rưỡi người sinh sống quanh đó
và lệ thuộc nặng nề vào hoạt động đánh cá để tìm kiếm thực phẩm và việc làm,”
Rosenberg nói. “Đó là nơi phần lớn mâu thuẫn diễn ra, và phần lớn trong số đó
đã đang được giải quyết trên cơ sở xử lý mâu thuẫn theo thông lệ.”
Tranh chấp ảnh hưởng các tuyến
đường giao thương trên biển như thế nào?
Có
khoảng 50% các chuyến hàng chở dầu thô của thế giới đi ngang qua biển ĐNA, nhiều
gấp ba lần so với lượng tàu chở dầu đi qua kênh đào Suez và gấp năm lần so với
kênh Panama, khiến đây là một trong những vùng biển có các tuyến giao thương
hàng hải tấp nập nhất thế giới. Hơn một nửa các cảng tàu trong số mười cảng
hàng đầu của thế giới được đặt trong và quanh vùng biển ĐNA, theo Hiệp hội Cảng
và Hải cảng Quốc tế. từ khi thương mại trong nội bộ ASEAN tăng vọt từ 29% tổng
lượng mậu dịch của ASEAN năm 1980 lên 41% vào năm 2009 thì việc duy trì tự do
hàng hải trở nên hết sức quan trọng đối với khu vực này.
“Điều
này rất là quan trọng, và đã trở thành mối quan ngại chính của Nhật Bản, Hoa Kỳ
và thậm chí bây giờ đến cả EU,” Tiến sĩ Tống Yến Huy (Yann-Huei Song) Viện sĩ Viện Hàn
lâm Sinica ở Đài loan nói.
Tuy nhiên ông Tống nói, khó có khả năngTQ kích động gây gián đoạn giao thương
trong khu vực vì bản thân quyền lợi làm ăn, khai thác, và nhập phẩu của họ cũng
hoàn toàn dựa vào tự do hàng hải. Các chuyên gia tranh luận rằng quyền lợi qua
lại của các bên trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực sẽ tạo nên một thuận
lợi cực kỳ tốt đẹp cho những hợp tác về tài nguyên, bảo tồn (sinh vật biển và môi trường), và các động thái an ninh
trong khu vực, theo một tờ báo ra hàng quý của Havard.
Các rủi ro quân sự là gì?
Đế
đáp ứng với sức mạnh đang tăng tiến của TQ, hoạt động quân sự hóa trong khu vực
cũng gia tăng, khiến nguy cơ của một mâu thuẫn có vũ trang càng lớn thêm lên và
xung đột càng thêm khó giải quyết. VN và Mã Lai đã dẫn đầu trong việc tăng dần
khả năng quân sự của mình và đẩy mạnh mua bán vũ khí với các nước như Nga và Ấn
Độ, trong khi đó Phipippines đã tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng năm 2011 và cam kết hợp tác diễn tập quân sự
năm năm với Mỹ. Philippines cũng bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa trị giá 1 tỷ đô la chủ yếu là mua ca nô
và các phi cơ có khả năng chiến đấu của Mỹ. Vào tháng 04/2014 nước này đã ký một
hiệp ước quân sự mới, có giá trị trong mười năm với Mỹ, cho phép quân đội Hoa Kỳ
được hiện diện nhiều hơn, cũng như được ra vào các căn cứ quân sự trong cả nước.
Tàu
thuyền thường can dự nhiều nhất vào những tranh chấp hải quân, như đã thấy
trong vụ Bãi Hoàng Nham (Scaborough Shoal) tháng 04/2012 khi Philippines nói rằng
một chiếc tàu chiến lớn nhất của họ (nhận được từ Hoa Kỳ) đã gặp bế tắc với những
đội tàu hải giám của TQ sau khi chiếc này cố bắt giữ các ngư dân TQ nhưng
đã bị chặn lại bởi đội giám sát. Việc
dính líu của hải quân càng khiến cho các thỏa hiệp chính trị gặp nhiều khó khăn
thêm, nhóm nghiên cứu Khủng hoàng Quốc tế (International Crisis Group – ICG)
nói.
“Không
hề giống NATO chút nào, và đó chính là điều đáng lo,” Rosenberg nói. “Không như
Mỹ và Cộng đồng Chung Châu Âu, vốn dĩ chỉ dính líu vào những vùng khác trên thế
giới, các nước ĐNA bắt buộc phải xuất tiền
ra để bảo vệ những quyền lợi trước mắt của họ. Đây không hề là chiến tranh lạnh
dù trên bất cứ phương diện nào, mà họ vẫn chưa công khai cho nhau biết về việc hiện đại hóa quân sự của
mình.”
Những gì đang được thực hiện
để giải quyết tranh chấp?
Một
trong những bế tắc lớn nhất để đi tới một giải pháp là TQ nhất quyết thực hiện
chính sách ngoại giao của họ trên cơ sở song phương, cây bút Stewart Patrick của
Hội đồng Quan hệ Hải ngoại (Council of Foreign Relations-CFR) nhận định. Chủ
nghĩa dân tộc cũng tiếp thêm nhiên liệu cho các thế cờ bí này. Những tòa án quốc
tế, thí dụ như Tòa án Quốc tế về Luật biển đều có sẵn, nhưng các quốc gia đã chỉ
sử dụng tới một cách chọn lọc như những chi nhánh chính trị nội địa có tiềm năng
khi có hòa giải. TQ còn nhiều lần phủ quyết cơ chế trọng tài do Liên Hiệp quốc
cung cấp.
Một
hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 07/2012 đã nỗ lực vạch ra những hướng đi để giải
quyết mâu thuẫn nhưng cuối cùng chẳng đi tới đâu-một số chuyên gia đã cho rằng điều
này nhấn mạnh những khó khăn để khu vực có được những tiếp cận đa phương. Tuyên
bố sáu điểm của ASEAN hồi tháng bảy đã không nhắc nhở gì cụ thể tới một sự việc
nào, và chỉ phác thảo một thỏa thuận để thực hiện một quy tắc hành động chung
trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế, và tự kềm chế. Vào tháng 08/2012 Josh
Kurlantzick của CFR nói rằng, trong khi ASEAN là lộ trình thích hợp để giải hòa
thì nó vẫn chưa tìm thấy vị trí của mình trong việc chuyển hóa thành một “tổ chức
hội nhập có nhiều quyền lực hơn để có thể lãnh đạo được.” Trong một nghiên cứu thực
hiện hồi tháng 11/2012 của ICG, Kurlantzick đã quan sát cách ASEAN có thể gia cố
vai trò của mình để đáp ứng được với những thách thức như kiểu ở biển ĐNA.
Đồng
thời, việc đồng quản lý tài nguyên cũng đã được nhiều chuyên viên coi là cách tốt
nhất để làm dịu căng thẳng hiện tại, cũng theo ICG. TQ và VN đã sắp xếp để thoả
thuận về một ngư trường chung ở vịnh Bắc Bộ, nơi mà cả hai quốc gia này đều có
tuyên bố chủ quyền chính xác và có hoạt động đánh bắt hải sản thường xuyên. Tuy
nhiên, phát triển (thăm dò và khai thác) dầu vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi rất
nhiều, khi mà cả TQ lẫn VN đều đã có những dự án khai thác khí (PDF) với các
công ty nước ngoài tại các vùng tranh chấp.
Chính sách chuyển trục của
Hoa Kỳ đối với châu Á là gì?
Sự
chuyển trục của nước Mỹ vào khu vực này, đi kèm với vô số các mâu thuẫn ở đây,
đã làm dấy lên mối quan ngại về tương lai của quyền lợi của nước Mỹ ở ĐNA.
Chính phủ Mỹ đã không chỉ nỗ lực để thắt chặt quan hệ với ASEAN, mà còn đẩy mạnh
quan hệ với từng nước khác như Miến Điện, nơi mà HK đã mới phát triển trọng tâm
chú ý và chiến lược can thiệp. Chính phủ Mỹ cũng thúc đẩy hợp tác an ninh với
VN, trong khi Mã Lai và Singapore cũng bật tín hiệu mong muốn được gia tăng hợp
tác an ninh.
Một
tài liệu John Hopskin năm 2012 đã ghi nhận rằng ĐNA đã biến chuyển nhiều trong
hai thập niên vừa qua, trở thành một khu vực mà quyền lực và tham vọng về chiến
lược của TQ sẽ khiêu khích sự hiện diện sẵn có của quân đội Mỹ, và cũng là nơi
mà sự chấp nhận TQ đối với tình hình biển ĐNA thì về căn bản lại xa lạ đối với
sự hòa ái đã hình thành từ lâu giữa các nhà nước có biển.
Các
chuyên gia nói rằng HK đang đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan và
khó mà hành động sao cho cân bằng trong khu vực, khi mà có nhiều nước ASEAN muốn
đóng vai trò quyền lực hơn để phản ứng lại sự hung hăng của TQ, trong khi có những
nước khác thì lại muốn HK ít can thiệp vào. Ưu tiên hàng đầu mà tất cả các bên
đều muốn là tránh đụng độ quân sự, theo ý kiến của Bonnie Glaser thuộc Trung
tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế; ngay cả khi TQ gây gổ với các láng giềng ĐNA,
vì nước này đang trở thành đối tác thương mại lớn nhất và là một trong các nhà
đầu tư trực tiếp lớn nhất trong các nước ĐNA kể từ khi hiệp định thương mại tự
do ASEAN-TQ có hiệu lực.
Cám ơn người dịch và chính chủ blog; xin góp vài ý nhỏ;
Trả lờiXóa1.với sự tỉnh giấc của TT HK Obama thể hiện qua tuyên bố về “trục” trọng tâm đối với khu vực này ( in the wake of U.S. President Barack Obama’s announced “pivot” of focus to the region); in the wake of…….= theo sau / do việc Obama tuyên bố ….
2.những quan tâm của HK ( U.S. interests); chỗ này có lẽ nên dịch là “ quyền lợi”.
3. trở thành nơi tranh chấp chủ quyền biển đảo; come into play during disputes = trở nên quan trọng trong các tranh chấp….
4. đầu mối của sự đối đầu; the hub of maritime confrontation= trọng tâm của sự đối đầu.
5. thị trường chứng khoán ngành cá fish stocks= trữ lượng cá
6. mà họ rất công khai cho nhau biết but they’re still not very open with each other = mà họ vẫn chưa công khai….
7 ( only joking) the “cow’s tongue, cái chữ này mà nói / đọc theo giọng Việt thì là “cao tăng”; có lẽ thay bằng chữ “ox” cho nó thành “ác tăng”?
Cám ơn anh Tú Đoàn. Đã chuyển đến người dịch để xem lại. Một lần nữa xin cám ơn những góp ý xác đáng của anh.
XóaKính gửi anh Tú Đoàn:
Xóa1. Xin chuyển anh lời nhắn của dịch giả dưới đây:
---
Nhờ chị gửi lời cảm ơn, và xin lỗi, đến người góp ý. Cũng xin chị nhận lời tạ lỗi của em! Em xin chấp nhận hết cả 6 điều góp ý, trừ điều thứ 7-joking.
---
2. Bản dịch đã được sửa lại theo góp ý. Cám ơn anh TĐ đã đóng vai "siêu biên tập" cho trang blog này.