Không, cuộc tấn công trên biển Đông của Bắc Kinh không phải vì dầu khí và ngư nghiệp...
May 14, 2014 at 7:41pm
... Trái với các thông tin lan truyền rộng rãi. Và đó là lý do tại sao cuộc xung đột quan trọng đối vớingười Mỹ.
PhilipBowring/Global Post
Lê Quốc Tuấn dịch Việt ngữ
Gần đây, các cuộc xung đột giữa Trung Quốcvà các nước láng giềng trên vùng biển Đông Nam Á trên các bãi đá, cát ngầm và đảo nhỏ ở Biển Đông đã leo thang.
Tuần trước, Hà Nội đưa ra đoạn băngvideo cho thấy các tàu biển của mình bị cảnh sát biển Trung Quốc đâm vào khi Việt Nam cố ngăn chặn việc Trung Quốc khởi sự khoan tìm hydrocarbon ở ngoài khơi bờbiển miền Trung Việt Nam. Trung Quốc cũng phản đối Philippines đã bắt giữ ngư dân mình, do cáo buộc đã săn bắt giống rùa biển hiếm quý gần tuyệt chủng ở bãi cát ngầm 60 dặm ngoài khơi bờ biển phía tây nam ngày 09 tháng năm của Phi.
Thoạt nhìn, các vụ đụng độ có vẻ như một cuộc tranh dành về năng lượng và nguồn lợi thủy sản. Và chúng thường được báo cáo như vậy.
Nhưng chúng thực quan trọng hơn thế nhiều.
Thềm lục địa chắc chắn có khoáng sản đã từngđược các bên có liên quan khai thác trên bờ biển của mình. Nhưng những trữ lượngnày chủ yếu là nhỏ. Dù đáng kể về kinh tế đối với Malaysia và Việt Nam, nhưngchúng không hẳn là có khả năng mang lại nguồn tài nguyên trên một quy mô có ýnghĩa đối với Trung Quốc.
Thay vào đó, dối với Bắc Kinh, tầm quantrọng của lãnh thổ mới là chiến lược có tính chủ yếu. Do đó, đây là vấn đề có tầm quan trọng rất lớn đối với Hoa Kỳ - khi đất nước này từng nhấn mạnh rằng vùng biển này là một phần của vùng biển quốc tế - và các quốc gia khác như Nhật Bản, nơi biểnmang lại sự liên kết quan trọng với phương Tây, Trung Đông, phần lớn miền Namvà Đông Nam Á.
Quả thực trong hai thiên niên kỷ, vùng biểnnày đã là một nguồn tạo năng lượng của thương mại toàn cầu bằng cách cung cấp các liên kết giữa Trung Quốc và Đông Bắc Á, các gia vị và đảo rừng của Đông NamÁ. Và trên một mặt khác, với Ấn Độ, Iran, thế giới Ả Rập, Tây Âu và Châu Phi.
Khẳng định của Trung Quốc được đại diện bởi một dòng chín đoạn trên bản đồ và trong các hộ chiếu của đất nước này, mở rộngkhoảng 1.080 hải lý (hoặc 18 vĩ độ ) về phía nam từ bờ biển của mình đến phạmvi một vài dặm đảo Borneo của Mã Lai và gần như bao gồm tất cả các vùng biển và các đặc điểm giữa Việt Nam với Philippines. Liên tục và đặc biệt trong hai năm qua, Trung Quốc đã dùng vũ lực để thực hiện một số khẳng định này.
Nói cho rõ ràng, chắc chắn là Trung Quốckhông có tư cách gì để tranh dành việc sử dụng vùng biển cho thương mại quốc tế và không bao giờ có thể làm được như thế. Thế nhưng sau đó, đất nước này đã khẳngđịnh vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) bao gồm gần như tất cả các đảo, đá, xung quanh. Điều này cung cấpmột cơ sở để chuyển vùng biển này thành một vùng "hồ của Trung Quốc".
Việt Nam lập tức là một điểm trọng tâm vìsự gần gũi và lịch sử kháng cự với Trung Quốc.
Các sự kiện gần đây là một lời nhắc nhởcho người Việt Nam về cuộc xâm lược năm 1979 của Trung Quốc, và về cuộc chiếmgiữ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, chính những quần đảo hiện đang cung cấp lời biện giải cho phía Trung Quốc để khoan dầu trong vùng biển ngoài khơi Đà Nẵng mà ViệtNam xem là vùng EEZ của mình. Trung Quốc cũng muốn đảm bảo truy cập nước sâucho các căn cứ tàu ngầm của mình ở vùng đảo Hải Nam.
Philippines là một mục tiêu bởi vì đất nước này bị xem là yếu. Gây áp lực với Philippines cũng là một cách để thăm dò camkết của Mỹ với thuộc địa cũ của họ. Năm ngoái Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, mang hiện diện hải quân của mình đến trong vòng 110 hải lý của Subic Bay, nơi đã từng và là tương lai cho trung tâm sức mạnh của hải quân Mỹtrong khu vực.
Các hành động của Trung Quốc đã đưa đến một thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới giữa Mỹ- Philippines, được khẳng định trongchuyến thăm gần đây của Tổng thống Obama đến Manila. Các nước khác như Malaysiavà Indonesia cũng đang gia tăng các liên kết quân sự của họ với Mỹ.
Nhưng không ai biết "trục chuyển"về châu Á của Mỹ sẽ đi đến mức nào. Mỹ đã tuyên bố bản thân mình trung lập đối với các cuộc tranh chấp đảo bất chấp sự thật rằng không một quần đảo nào từng có người sống thường trực và gần như tất cả đều nằm xa Trung Quốc hơn so với các nước khác.
Đối với các nước láng giềng trên biển củaTrung Quốc, điều này đại diện cho một giả định của quyền bá chủ trên một khu vực mà các nước từng một thời phải thường xuyên cống nạp cho hoàng đế ở Bắc Kinh.
Thực tế, những chi trả của các nước bán buôn "man rợ" này là chỉ nhằm thúc đẩy thương mại chứ không phải để xác nhận chủ quyền.
Nhưng việc "cống nạp" đã được một giới lãnh đạo Trung Quốc ngày càng tự hào dân tộc dễ dàng hiểu được, để phản ánh niềm tin rằng Trung Quốc không chỉ lớn hơn nhiều so với các nước láng giềng nhưng còn siêu việt hơn về văn hóa và thậm chí cả truyền thống nữa. Trung Quốc ủng hộ các khẳng định trên các đặc điểm như vùng bãi cạn Scarborough với bằng chứng là thủy thủ Trung Quốc từng đến đây từ hàng trăm năm trước.
Nghĩa là hoàn toàn bỏ qua việc những ngườidân tộc Mã Lai của các vùng biển mà hiện Việt Nam, Philippines và Indonesia đãtừng đi lại trước cả người Trung Quốc.
Nhưng trong khi nỗi oán giận Trung Quốcdâng cao, có rất ít khả năng để có thể làm được gì nhiều hơn trong thực tế ngoàiviệc gây tiếng vang ồn ào trên quốc tế và tìm một số khả năng tự vệ. Các quốcgia liên quan có dân số kết hợp gần 500triệu nhưng lại bị giới hạn về mục đích thống nhất và sự gia tăng phụ thuộc vềthương mại, đầu tư với Trung Quốc.
Trung Quốc từ chối không bàn bạc về cácvấn đề trừ khi nói chuyện song phương. Việt Nam bị kẹt giữa bản năng yêu nước vàmột đảng cộng sản đang tìm cách mô phỏng đối tác Trung Quốc của mình bằng cách tự do hóa nền kinh tế nhưng không tự do hóa chính trị. Malaysia đã cúi đầu trong hy vọng rằng Trung Quốc sẽ để mình được yên và lo lắng rằng Trung Quốc có thể tìm cách can thiệp nhân danh thiểu số người Hoa đông đảo trong đất nước mình,Indonesia đã, cho đến gần đây, tránh đối đầu với Trung Quốc, mục đích để được lãnh đạo ASEAN (10 thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) . Mặc dù từ năm 2000Trung Quốc và ASEAN đã thảo luận về quy tắc ứng xử để đối phó với các tranh chấpbiển, nhưng không có gì đã từng được cụ thể hóa - vì Trung Quốc không muốn.
Còn đối với ASEAN, khối này vẫn chia rẽ giữa quyền lợi của các nước ven biển và những nước khác, đặc biệt là Lào và Campuchia, vốn lúc nào cũng chống lại những chỉ trích về Trung Quốc. Singapore, đất nước với đa số người Hoa, thường là một đồng minh thân cận của Mỹ, cũng khuyên bảo ASEAN nên "trung lập" - một lối nói có ý rằng không nên xúcphạm Trung Quốc .
Không một nước nào noi gương Philippines, đất nước từng đưa vấn đề này ra Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague năm ngoái, tố cáo hành động của Trung Quốc là vi phạm UNCLOS. Trung Quốc đã từ chối không tham dự. Vụ việc này đến 2015 mới có thể có kết quả. Và thậm chí không rõ là tòa án có chấp nhận rằng mình có thẩm quyền giải quyết hay không.
Một phán quyết đứng về phía Philippines chắc chắn sẽ khuyến khích những nước khác. Cũng có thể lúc này, và như đã từng xảyra trong quá khứ, Trung Quốc sẽ tránh đối đầu hơn để không làm khó chịu các nướcláng giềng và chờ đợi một vài năm để lại vồ một đảo đá khác hoặc dựng một giàn khoan gần bờ biển của họ. Nhưng vấn đề Biển Đông sẽ vẫn còn là một đặc điểm chínhvì các liên quan của nó với các nước láng giềng và cấu hình quyền lực trong khuvực Đông Á.
------------
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/tuan-le/kh%C3%B4ng-cu%E1%BB%99c-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-tr%C3%AAn-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%AFc-kinh-kh%C3%B4ng-ph%E1%BA%A3i-v%C3%AC-d%E1%BA%A7u-kh%C3%AD-v%C3%A0-ng%C6%B0-ngh/762883997078926
PhilipBowring/Global Post
Lê Quốc Tuấn dịch Việt ngữ
Gần đây, các cuộc xung đột giữa Trung Quốcvà các nước láng giềng trên vùng biển Đông Nam Á trên các bãi đá, cát ngầm và đảo nhỏ ở Biển Đông đã leo thang.
Tuần trước, Hà Nội đưa ra đoạn băngvideo cho thấy các tàu biển của mình bị cảnh sát biển Trung Quốc đâm vào khi Việt Nam cố ngăn chặn việc Trung Quốc khởi sự khoan tìm hydrocarbon ở ngoài khơi bờbiển miền Trung Việt Nam. Trung Quốc cũng phản đối Philippines đã bắt giữ ngư dân mình, do cáo buộc đã săn bắt giống rùa biển hiếm quý gần tuyệt chủng ở bãi cát ngầm 60 dặm ngoài khơi bờ biển phía tây nam ngày 09 tháng năm của Phi.
Thoạt nhìn, các vụ đụng độ có vẻ như một cuộc tranh dành về năng lượng và nguồn lợi thủy sản. Và chúng thường được báo cáo như vậy.
Nhưng chúng thực quan trọng hơn thế nhiều.
Thềm lục địa chắc chắn có khoáng sản đã từngđược các bên có liên quan khai thác trên bờ biển của mình. Nhưng những trữ lượngnày chủ yếu là nhỏ. Dù đáng kể về kinh tế đối với Malaysia và Việt Nam, nhưngchúng không hẳn là có khả năng mang lại nguồn tài nguyên trên một quy mô có ýnghĩa đối với Trung Quốc.
Thay vào đó, dối với Bắc Kinh, tầm quantrọng của lãnh thổ mới là chiến lược có tính chủ yếu. Do đó, đây là vấn đề có tầm quan trọng rất lớn đối với Hoa Kỳ - khi đất nước này từng nhấn mạnh rằng vùng biển này là một phần của vùng biển quốc tế - và các quốc gia khác như Nhật Bản, nơi biểnmang lại sự liên kết quan trọng với phương Tây, Trung Đông, phần lớn miền Namvà Đông Nam Á.
Quả thực trong hai thiên niên kỷ, vùng biểnnày đã là một nguồn tạo năng lượng của thương mại toàn cầu bằng cách cung cấp các liên kết giữa Trung Quốc và Đông Bắc Á, các gia vị và đảo rừng của Đông NamÁ. Và trên một mặt khác, với Ấn Độ, Iran, thế giới Ả Rập, Tây Âu và Châu Phi.
Khẳng định của Trung Quốc được đại diện bởi một dòng chín đoạn trên bản đồ và trong các hộ chiếu của đất nước này, mở rộngkhoảng 1.080 hải lý (hoặc 18 vĩ độ ) về phía nam từ bờ biển của mình đến phạmvi một vài dặm đảo Borneo của Mã Lai và gần như bao gồm tất cả các vùng biển và các đặc điểm giữa Việt Nam với Philippines. Liên tục và đặc biệt trong hai năm qua, Trung Quốc đã dùng vũ lực để thực hiện một số khẳng định này.
Nói cho rõ ràng, chắc chắn là Trung Quốckhông có tư cách gì để tranh dành việc sử dụng vùng biển cho thương mại quốc tế và không bao giờ có thể làm được như thế. Thế nhưng sau đó, đất nước này đã khẳngđịnh vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) bao gồm gần như tất cả các đảo, đá, xung quanh. Điều này cung cấpmột cơ sở để chuyển vùng biển này thành một vùng "hồ của Trung Quốc".
Việt Nam lập tức là một điểm trọng tâm vìsự gần gũi và lịch sử kháng cự với Trung Quốc.
Các sự kiện gần đây là một lời nhắc nhởcho người Việt Nam về cuộc xâm lược năm 1979 của Trung Quốc, và về cuộc chiếmgiữ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, chính những quần đảo hiện đang cung cấp lời biện giải cho phía Trung Quốc để khoan dầu trong vùng biển ngoài khơi Đà Nẵng mà ViệtNam xem là vùng EEZ của mình. Trung Quốc cũng muốn đảm bảo truy cập nước sâucho các căn cứ tàu ngầm của mình ở vùng đảo Hải Nam.
Philippines là một mục tiêu bởi vì đất nước này bị xem là yếu. Gây áp lực với Philippines cũng là một cách để thăm dò camkết của Mỹ với thuộc địa cũ của họ. Năm ngoái Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, mang hiện diện hải quân của mình đến trong vòng 110 hải lý của Subic Bay, nơi đã từng và là tương lai cho trung tâm sức mạnh của hải quân Mỹtrong khu vực.
Các hành động của Trung Quốc đã đưa đến một thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới giữa Mỹ- Philippines, được khẳng định trongchuyến thăm gần đây của Tổng thống Obama đến Manila. Các nước khác như Malaysiavà Indonesia cũng đang gia tăng các liên kết quân sự của họ với Mỹ.
Nhưng không ai biết "trục chuyển"về châu Á của Mỹ sẽ đi đến mức nào. Mỹ đã tuyên bố bản thân mình trung lập đối với các cuộc tranh chấp đảo bất chấp sự thật rằng không một quần đảo nào từng có người sống thường trực và gần như tất cả đều nằm xa Trung Quốc hơn so với các nước khác.
Đối với các nước láng giềng trên biển củaTrung Quốc, điều này đại diện cho một giả định của quyền bá chủ trên một khu vực mà các nước từng một thời phải thường xuyên cống nạp cho hoàng đế ở Bắc Kinh.
Thực tế, những chi trả của các nước bán buôn "man rợ" này là chỉ nhằm thúc đẩy thương mại chứ không phải để xác nhận chủ quyền.
Nhưng việc "cống nạp" đã được một giới lãnh đạo Trung Quốc ngày càng tự hào dân tộc dễ dàng hiểu được, để phản ánh niềm tin rằng Trung Quốc không chỉ lớn hơn nhiều so với các nước láng giềng nhưng còn siêu việt hơn về văn hóa và thậm chí cả truyền thống nữa. Trung Quốc ủng hộ các khẳng định trên các đặc điểm như vùng bãi cạn Scarborough với bằng chứng là thủy thủ Trung Quốc từng đến đây từ hàng trăm năm trước.
Nghĩa là hoàn toàn bỏ qua việc những ngườidân tộc Mã Lai của các vùng biển mà hiện Việt Nam, Philippines và Indonesia đãtừng đi lại trước cả người Trung Quốc.
Nhưng trong khi nỗi oán giận Trung Quốcdâng cao, có rất ít khả năng để có thể làm được gì nhiều hơn trong thực tế ngoàiviệc gây tiếng vang ồn ào trên quốc tế và tìm một số khả năng tự vệ. Các quốcgia liên quan có dân số kết hợp gần 500triệu nhưng lại bị giới hạn về mục đích thống nhất và sự gia tăng phụ thuộc vềthương mại, đầu tư với Trung Quốc.
Trung Quốc từ chối không bàn bạc về cácvấn đề trừ khi nói chuyện song phương. Việt Nam bị kẹt giữa bản năng yêu nước vàmột đảng cộng sản đang tìm cách mô phỏng đối tác Trung Quốc của mình bằng cách tự do hóa nền kinh tế nhưng không tự do hóa chính trị. Malaysia đã cúi đầu trong hy vọng rằng Trung Quốc sẽ để mình được yên và lo lắng rằng Trung Quốc có thể tìm cách can thiệp nhân danh thiểu số người Hoa đông đảo trong đất nước mình,Indonesia đã, cho đến gần đây, tránh đối đầu với Trung Quốc, mục đích để được lãnh đạo ASEAN (10 thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) . Mặc dù từ năm 2000Trung Quốc và ASEAN đã thảo luận về quy tắc ứng xử để đối phó với các tranh chấpbiển, nhưng không có gì đã từng được cụ thể hóa - vì Trung Quốc không muốn.
Còn đối với ASEAN, khối này vẫn chia rẽ giữa quyền lợi của các nước ven biển và những nước khác, đặc biệt là Lào và Campuchia, vốn lúc nào cũng chống lại những chỉ trích về Trung Quốc. Singapore, đất nước với đa số người Hoa, thường là một đồng minh thân cận của Mỹ, cũng khuyên bảo ASEAN nên "trung lập" - một lối nói có ý rằng không nên xúcphạm Trung Quốc .
Không một nước nào noi gương Philippines, đất nước từng đưa vấn đề này ra Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague năm ngoái, tố cáo hành động của Trung Quốc là vi phạm UNCLOS. Trung Quốc đã từ chối không tham dự. Vụ việc này đến 2015 mới có thể có kết quả. Và thậm chí không rõ là tòa án có chấp nhận rằng mình có thẩm quyền giải quyết hay không.
Một phán quyết đứng về phía Philippines chắc chắn sẽ khuyến khích những nước khác. Cũng có thể lúc này, và như đã từng xảyra trong quá khứ, Trung Quốc sẽ tránh đối đầu hơn để không làm khó chịu các nướcláng giềng và chờ đợi một vài năm để lại vồ một đảo đá khác hoặc dựng một giàn khoan gần bờ biển của họ. Nhưng vấn đề Biển Đông sẽ vẫn còn là một đặc điểm chínhvì các liên quan của nó với các nước láng giềng và cấu hình quyền lực trong khuvực Đông Á.
------------
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/tuan-le/kh%C3%B4ng-cu%E1%BB%99c-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-tr%C3%AAn-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%AFc-kinh-kh%C3%B4ng-ph%E1%BA%A3i-v%C3%AC-d%E1%BA%A7u-kh%C3%AD-v%C3%A0-ng%C6%B0-ngh/762883997078926
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét