Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Điểm báo quốc tế về tình hình Biển Đông 16/5/2014


Cập nhật đến 13 giờ . Tin mới nhất được đặt trên cùng. Hôm nay tin về bạo loạn do công nhân biểu tình "tự phát" đã giảm xuống.
-----------------
8. Trung Quốc vẫn giữ thái độ ngang ngược khi Mỹ cảnh báo về vụ đụng độ với Việt Nam. Tin trên trang Channel News Asia đăng ngày 16/6/2014.
http://www.channelnewsasia.com/news/asiapacific/china-defiant-as-us-warns/1109380.html

Nhận định dưới đây của Bill Hayton rất đáng quan tâm:

Beijing, which claims almost the whole of the South China Sea, appears to have "miscalculated" the reaction to the oil rig deployment, said Bill Hayton, author of "Vietnam: Rising Dragon".

"It has simultaneously outraged Vietnamese public opinion, hardened attitudes in the Vietnamese government, revitalised the 'China Threat' narrative in Southeast Asia and made the region more receptive to the United States' 'pivot' to Asia", he said.

Bắc Kinh, kẻ đã tuyên bố chủ quyền trên gần trọn Biển Đông, dường như đã "tính toán sai" về những phản ứng đối với việc triển khai giàn khoan, Bill Hayton - tác giả của cuốn sách "VN - con rồng đang lên" nhận xét.

"Sự việc này đã cùng một lúc làm cho công chúng phẫn nộ, làm cho nhà cầm quyền VN có thái độ cứng rắn hơn, làm sống lại câu truyện về 'mối đe dọa từ TQ' và làm cho khu vực này trở nên dễ chấp nhận chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ hơn."


7. Báo TQ nhận định quan hệ VN - TQ đang xấu đi do sự khiêu khích của VN trên Biển Đông (!). Tin đăng trên trang China Daily Asia ngày 16/5/2014.
http://www.chinadailyasia.com/opinion/2014-05/16/content_15135501.html


6. Tướng TQ thề sẽ tiếp tục hoạt động của giàn khoan mặc cho sự phản đối của Việt Nam. Tin đăng trên Channel News Asia hôm nay 16/5/2014.
http://www.channelnewsasia.com/news/asiapacific/china-vows-to-keep/1108554.html

5. Báo TQ ủng hộ việc sử dụng biện pháp "phi hòa bình" đối với Việt Nam. Tin đăng trên trang The Standard của Hongkong ngày 16/5/2014. 
http://www.thestandard.com.hk/breaking_news_detail.asp?id=49625

"The South China Sea disputes should be settled in a peaceful manner, but that doesn't mean China can't resort to non-peaceful measures in the face of provocation from Vietnam and the Philippines,'' the Global Times newspaper, which often takes a nationalistic tone, wrote in an editorial. 

"Many people believe that a forced war would convince some countries of China's sincerely peaceful intentions,'' the paper added. 

"Tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết bằng con đường hòa bình, nhưng điều đó không có nghĩa là TQ không thể sử dụng các biện pháp 'phi hòa bình' trước những khiêu khích của Việt Nam và Philippines", tờ Hoàn cầu thời báo, với giọng điệu dân tộc chủ nghĩa thường thấy, viết trong một bài xã luận.

"Nhiều người tin rằng một cuộc chiến tranh bắt buộc (?) sẽ giúp thuyết phục một một số quốc gia về ý định hòa bình chân thành của TQ," tờ báo này viết thêm.


4. Xung đột trên Biển Đông. Bài ở trang Straight của Canada, đăng ngày 15/5/2014.
http://www.straight.com/news/646096/gwynne-dyer-trouble-south-china-sea

If you were running China, and you wanted to distract your own population from economic woes at home by pushing one of your many territorial disputes with your neighbours into open conflict, which one would you choose?

Not Japan, even though most Chinese people really dislike and distrust Japan: it’s allied to the United States, and China is not yet ready for a military confrontation with the U.S. Navy. Not the Philippines, either, for the same reason.

But Vietnam, a Communist state, is all alone with no allies. It’s perfect for the role, and it will play its part well.

Nếu bạn là người lãnh đạo TQ, và bạn muốn làm cho người dân quên đi những vấn đề về kinh tế ở trong nước bằng cách đẩy mạnh những tranh chấp lãnh thổ với các nước xung quanh trở thành các cuộc xung đột, bạn sẽ chọn ai?

Chắc chắn không phải là Nhật Bản, dù đa số người TQ thực ghét và không tin người Nhật: quốc gia này là đồng minh của Mỹ, và TQ thì chưa thực sự sẵn sàng đối đầu về quân sự với hải quân Mỹ. Cũng chẳng phải là Philippines, với cùng một lý do.

Nhưng VN, một quốc gia cộng sản, thì hoàn toàn cô đơn chẳng có đồng minh. Nó đóng vai này rất hợp, và nó nhập vai cũng rất tốt.

3. Sự leo thang chiến tranh chưa từng có của TQ ở Biển Đông. Bài đăng trên trang Business Insider ngày 15/5/2014
http://www.businessinsider.com/chinas-unprecedented-escalation-in-the-south-china-sea-2014-5

2. VN và TQ: Dầu sôi lửa bỏng trên vùng biển tranh chấp. Bài đăng trên tờ The Economist bản giấy ra ngày 17/5, phiên bản online truy cập ngày 16/5.
http://www.economist.com/news/asia/21602269-south-china-sea-stand-has-domestic-repercussions-vietnam-hot-oil-troubled-waters

UNTIL this month relations between Vietnam and China seemed only to be improving. Business deals were being done and trade was humming. The Communist neighbours were discussing the possibility that they might jointly prospect for oil in the South China Sea, where they have long disagreed over conflicting territorial claims.

But the calculus changed abruptly when China National Offshore Oil Corporation towed a $1 billion oil rig into waters just 120 nautical miles (220 kilometres) off central Vietnam’s coast. 
[…]
Vietnam’s Communist Party built its legitimacy on robust economic growth, and it fears alienating foreign investors. It is unclear how far continuing unrest will harm the economy or affect back-channels with the Chinese government (Vietnam’s urgent request that China agree to receive a top-ranking envoy in Beijing over the oil rig appears to have been rebuffed). But a drawn-out dispute will not help political factions allied to the president, Truong Tan Sang, or to the party secretary-general, Nguyen Phu Trong, both reckoned to be generally pro-China. If anything, the row may be strengthening the hands of party reformers who chafe at the China-friendly status quo.

Cho đến cuối tháng 4 thì quan hệ VN – TQ vẫn tỏ ra đang được cải thiện. Các hợp đồng kinh doanh đang được thực hiện và việc giao thương rất sôi động. Hai quốc gia cộng sản đang thảo luận khả năng cùng hợp tác khai thác dầu khí trên Biển Đông, nơi hai nước đã từ lâu có những bất đồng về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ mâu thuẫn với nhau.

Nhưng những tính toán nói trên bỗng đột ngột thay đổi khi Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia của TQ kéo một giàn khoan trị giá 1 tỷ đô la vào vùng biển chỉ cách bờ biển VN có 120 hải lý (220 km).
[…].
Đảng CSVN xây dựng tính chính danh trên cơ sở phát triển kinh tế, và nó lo sợ sẽ làm cho các nhà đầu tư ngoại quốc rời bỏ đất nước. Không rõ những bất ổn kéo dài này sẽ ảnh hưởng xấu như thế nào đến nền kinh tế hoặc những mối quan hệ bí mật với nhà cầm quyền TQ (đề nghị khẩn cấp của VN đề nghị nước này tiếp một đoàn đại biểu cao cấp tại Bắc Kinh liên quan đến dàn khoan có vẻ là đã bị bác bỏ). Nhưng một cuộc tranh chấp kéo dài rõ ràng là không cso ích lợi cho những nhóm chính trị liên minh với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cả hai người đều được cho là có khuynh hướng ủng hộ TQ. Nếu có tác động gì  ra thì cuộc tranh cãi này chính là đang làm tăng sức mạnh của những nhà cải cách trong đẩng, những người đang thách thức hiện trạng thân Trung Quốc của VN.

1. Lần cuối cùng đánh nhau với VN là một thảm họa cho phía TQ. Bài đăng trên báo Time ngày 15/4/2014
http://time.com/100417/china-vietnam-sino-vietnamese-war-south-china-sea/

Official memories in Vietnam, however, are far more selective. While the country proudly celebrates its victorious wars against French and American forces, Hanoi remains largely quiet about the about the Sino-Vietnamese War. (China’s official stance is even more muted.) But that hasn’t kept the Vietnamese people from simmering with animosity toward their historic foe.

Trí nhớ của nhà cầm quyền Việt Nam về cuộc chiến này thì lại rất chọn lọc. Trong khi cả nước tự hào ăn mừng chiến thắng các lực lượng của Pháp và Mỹ thì Hà Nội nhìn chung lại khá im lặng về cuộc chiến tranh Trung-Việt. (Thái độ của nhà cầm quyền TQ thậm chí lại càng im lặng hơn.) Nhưng điều này không làm cho người VN giảm đi sự sôi sục căm ghét đối với kẻ thù lịch sử mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét