Bài viết dưới đây là của CNN ngày 9/5/2014 do tôi dịch vào cùng ngày để phục vụ nhu cầu thông tin của chính mình và của mọi người. Đã đăng tạm bên trang ncgdvn.blogspot.com là trang chuyên viết về giáo dục của tôi, nay đưa về đây cho đúng chỗ.
-----------------
-----------------
Hồng Kông (CNN) - Căng thẳng đang gia tăng tại khu vực Biển Đông
trong tuần qua sau khi Trung Quốc, Việt Nam và Philippines tham gia vào một
loạt các cuộc đối đầu có khả năng bùng nổ trên vùng lãnh thổ tranh chấp.
Các quan chức Việt Nam nói rằng tàu quân sự và dân sự Trung Quốc
đã đe dọa tàu của VN gần quần đảo Hoàng Sa - hiện do Bắc Kinh chiếm đóng nhưng
được Hà Nội tuyên bố chủ quyền - kể từ Chủ nhật, thậm chí cáo buộc Trung Quốc
liên tục phun vòi rồng và đâm vào tàu của VN.
Nhưng Trung Quốc thì cáo buộc Việt Nam dùng vũ lực để làm gián
đoạn các hoạt động của dàn khoan, và yêu cầu VN rút tất cả các tàu từ khu vực
này, ông Yi Xianliang (Dịch Tiên Lương?), Phó Tổng giám đốc của Cục các vấn đề
về biên giới và biển đảo đã cho biết trong một cuộc họp báo ngày hôm qua.
Trong khi đó, một tàu đánh cá của Trung Quốc và 11 thành viên của
thủy thủ đoàn đã bị bắt hôm thứ Ba bởi nhà chức trách Philippines gần quần đảo
Trường Sa, một khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Các quan chức Philippines
nói con tàu này chở theo một số lượng lớn các loài thủy hải sản có nguy tuyệt
chủng, và họ bắt giữ tàu "để duy trì quyền chủ quyền của Philippines"
trong vùng biển tranh chấp.
"Có khả năng xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang, nhưng không
phải là một cuộc chiến tranh toàn diện. Tình hình đối với Việt Nam khá nghiêm
trọng -trầm trọng hơn tình hình đối với Philippines," M. Taylor Fravel,
giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho biết. "Trung
Quốc đã kiểm soát nửa phía bắc của quần đảo Hoàng Sa từ những năm 1950 và nửa
phía nam từ năm 1974. Không giống như quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cho rằng
không có tranh chấp tồn tại trên quần đảo Hoàng Sa. Vì vậy, chúng ta có thể
thấy rằng Trung Quốc tin rằng tuyên bố của họ là khá mạnh," ông nói thêm.
Vùng đặc quyền
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trở nên căng thẳng vào
ngày thứ Sáu, khi Trung Quốc bắt đầu khoan dầu ở gần quần đảo Hoàng Sa. Dàn
khoan có số hiệu HD981 thuộc CT dầu khí nhà nước CNOOC.
Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc (MSAC) tuyên bố một khu vực đặc
quyền 3 dặm xung quanh giàn khoan, trong khi các tàu quân sự đã được triển khai
để tuần tra khu vực. "Hiện nay, số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc
đã đạt 60, bao gồm cả tàu quân sự," Trần Duy Hải, Phó Chủ tịch của Ủy ban
Biên giới Quốc gia của Việt Nam, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư.
Những chiếc tàu này đã cố ý đâm vào và va chạm với các con tàu
thực thi pháp luật của Việt Nam, bao gồm cả Cảnh sát biển và Cục Kiểm ngư, gây
thiệt hại về con người và tài sản" (nguyên văn). Trung Quốc cho rằng các
hoạt động khoan hiện tại của mình là hợp pháp và lên án phía Việt Nam đã kích
động xung đột. "Các hoạt động của dàn khoan nằm trong vùng lãnh hải
của Trung Quốc. Sự sách nhiễu từ phía Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Trung
Quốc", bà Hoa Xuân Anh (Hua Chunying), phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung
Quốc cho biết. Bà cũng không xác nhận có những va chạm giữa hai bên. Theo
CNOOC, một phần ba nguồn tài nguyên dầu khí của Trung Quốc đang nằm Biển Đông,
mà nước này tuyên bố hầu hết là mình, và bác bỏ các tuyên bố chủ quyền từ phía
Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia, và Brunei.
"Phá hoại hòa bình"
Tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đã lên
án hành động của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa. "Hành động đơn
phương này dường như là một phần của kiểu cách ứng xử chung của Trung Quốc nhằm
thúc đẩy tuyên bố chủ quyền trên vùng lãnh thổ tranh chấp theo một phong cách
có thể suy yếu hòa bình và ổn định trong khu vực", Psaki tuyên bố.
Phát ngôn viên của phía Trung Quốc là bà Hoa Xuân Anh đã đáp trả
lại bằng cách khẳng định các hoạt động dàn khoan Trung Quốc "không liên
can gì đến Việt Nam, nói gì đến Mỹ" Trong khi đó, Bộ Ngoại giao
Philippines cho biết sẽ đối xử với các ngư dân bị bắt giữ "một cách công
bằng, nhân đạo và nhanh chóng." Cảnh sát Philippines tuyên bố chiếc tàu
đánh cá bị bắt giữ đang chở theo 350 loài rùa đang bị đe dọa tuyệt chủng khi nó
bị giữ lại ở gần một khu vực do Philippines kiểm soát có tên gọi là Half Moon
Shoal (bãi đá Bán Nguyệt).
TQ đang thúc giục Manila "ngăn chặn ngay những hành động
có tính khiêu khích."
"Rất có thể là Philippines đã được khuyến
khích bởi các thỏa thuận quốc phòng gần đây mà quốc gia này đạt được
với Hoa Kỳ. Trung Quốc và Philippines đang cố gắng tranh chấp
nhằm kiểm soát các vùng biển trong khu vực nơi xảy ra vụ bắt
giữ," GS Fravel từ trường ĐH MIT cho biết. Các vụ bắt giữ xảy ra sau
chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Philippines vào
đầu tuần này để khởi động các cuộc tập trận quân sự thường niên tổ
chức phối hợp của lực lượng Hoa Kỳ và Philippines. Trong
chuyến thăm này, Mỹ và Philippines đã ký Hiệp định Hợp
tác Quốc phòng nâng cao; đó là một hiệp ước an ninh kéo dài 10 năm
cho phép Mỹ có sự hiện diện quân sự trong khu vực.
(CNN, 9/5/2014)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét