Điều có thể
xảy ra khi xung đột VN - TQ trở nên nóng
Xung đột TQ-VN là giữa
bên nặng cân và kẻ yếu thế
Kyle Mizokami (War is Boring)
Hà Nguyễn dịch
--------------
23-05-2014
Một trong những mối kình địch lâu đời nhất trên hành tinh
này đã bùng lên một lần nữa, và tất cả chỉ là do TQ đã đặt một giàn khoan dầu ở
biển ĐNA Nam Á.
Vị trí của một giàn khoan dầu có vẻ không thể đủ để bắt đầu
một cuộc chiến tranh. Nhưng hai nước đang ở trong tình trạng bế tắc gầm ghè
nhau mà do bởi các diễn biến chính trị trong khu vực và do việc có chung lịch sử,
các bế tắc này có khả năng chuyển thành bạo lực.
Nhưng để hiểu những gì có thể xảy ra kế tiếp, điều quan trọng
là nhìn vào lịch sử xung đột giữa TQ và VN, và quân lực mà cả hai bên có được
khi cần.
Có đủ dữ liệu để nói là, về quân lực thì không cân xứng.
Nhưng Hà Nội đang nhanh chóng xây dựng lực lượng quân sự của mình. Cuộc đụng độ
TQ và VN cũng không có khả năng chấm dứt nếu ngày mai có một bên chịu tuyên bố
thua cuộc. Sau đây là lý do tại sao.
Tình thế nguy hiểm
Trước tiên, vụ đụng độ gần đây nhất bắt đầu khi HD -981, một
giàn khoan dầu thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia TQ, được
đưa đến chỗ cách khoảng 180 dặm về phía nam của đảo Hải Nam của TQ vào ngày
01/05.
Lúc đầu Hà Nội cho rằng giàn khoan đã chỉ đơn giản là đi qua
khu đặc quyền kinh tế của VN, điều vẫn được cho phép theo các quy định quản lý
khu vực.
Nhưng trước sự ngạc nhiên của VN, giàn khoan ấy đã dừng lại.
Bảo vệ bờ biển VN được điều động để ngăn chặn giàn khoan và
yêu cầu nó rời lãnh hải VN, nhưng bảo vệ bờ biển TQ đã đẩy ngược trở lại. Có
khi hành động “đẩy” đã mang nghĩa đen- cả hai bên đều cho rằng bảo vệ bờ biển của bên kia đã đâm vào t àu cuả mình, gây nhiều
thiệt hại. Tàu bảo vệ bờ biển TQ cũng đã bắn nước vòi rồng vào tàu VN.
Hơn 100 tàu của cả hai bên được báo cáo là đang chạy quanh
giàn khoan. Có khoảng 35 tàu VN so với hơn 90 tàu của TQ. Ít nhất một máy bay
chiến đấu, một "Flounder" JH-7 – vốn rất có thể là từ Hải quân của Quân
đội Giải phóng Nhân dân [Trung Hoa]-đã quần đảo bầu trời khu vực.
Cuộc đối đầu trên biển đã kích ứng các cuộc biểu tình kiểu
chủ nghĩa dân tộc ở VN, dẫn đến hành vi đốt phá đối với tài sản của TQ. Ít nhất
21 người đã thiệt mạng trong các cuộc bạo loạn-bao gồm cả công dân TQ, và hơn
100 người bị thương.
Hơn 600 công dân TQ đã vượt qua biên giới từ VN để trở lại TQ.
Bắc Kinh cũng đã gửi tàu và máy bay để sơ tán công dân TQ, và cả những người bị
thương trong các cuộc biểu tình.
Thật đáng mừng là cuộc khủng hoảng đã không leo thang hơn nữa. Kiểu sự việc như thế này trước kia đã dẫn đến đổ máu.
Nhiều thiên niên kỷ
chơi xấu
TQ đã thống trị VN bốn lần trong 2.000 năm qua, xưa nhất là
hồi thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Trong thời gian đó, VN là một nước chư hầu
của TQ một cách hiệu quả. VN phải nộp sưu cao thuế nặng cho TQ, và bị lệ thuộc
chính trị, văn hóa và kinh tế.
TQ xâm lược VN vào năm 1979. Đó là một thảm họa. Quân đội Giải
phóng nhân dân [Trung Hoa], vốn đã bị nội thương do bởi những cuộc thanh trừng
chính trị trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, thì quá tơi tả để tiến hành thậm chí
một cuộc chiến tranh ngắn hạn.
Trong khi đó thì VN đã chiến đấu gần như không ngừng nghỉ,
dưới dạng này hay dạng khác kể từ khi sau Thế chiến II kết thúc. Nỗ lực của TQ
để đánh nhanh thắng lẹ với sự yểm trợ xâm lược của QĐGPND (PLA: People’s Liberation
Army) lại mau chóng trở thành chậm như rùa bò. Bắc Kinh bị mất 9.000 binh sĩ
trong gần một tháng chiến đấu.
Năm 1988, VN và lực lượng hải quân TQ đã đụng độ ở Johnson
South Reef ở phía Nam Biển ĐNA. Cả hai nước đều tuyên bố rạn san hô là của mình,
và Hải quân Quân đội Giải phóng nhân dân nổ súng khi quân đội VN đã cố gắng phất
cờ nước mình trên đảo nhỏ này.
Đó là một sự cố đặc biệt xấu. Quân TQ giết chết 70 thủy thủ
và thủy quân lục chiến VN, và đánh chìm hai tàu vận tải bọc thép.
Mối quan hệ giữa hai nước trong những năm gần đây -so với 2000
năm trước đó - thì khá tốt. Hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991.
TQ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của VN. Thương mại
song phương đạt 50,21 tỉ đô la vào năm 2013, tăng 22% trong một năm. Ba phần tư
các trao đổi mậu dịch là dưới hình thức nhập khẩu từ TQ, khiến VN trở thành một
thị trường quan trọng cho các công ty TQ.
Điều đáng quan ngại ở đây là những thù hận lẫn nhau có thể
khiến một bên tính toán sai và sử dụng vũ lực. Bất kỳ cuộc đụng độ nào giữa TQ
và VN cũng sẽ có khả năng xảy ra trên biển, trong và xung quanh chính cái giàn
khoan dầu nọ. Với ý nghĩ đó, chúng ta hãy nhìn vào lực lượng của đôi bên.
TQ: Gã mập nặng ký trong vùng
Gần như chắc chắn là, hạm đội Nam Hải -Hải quân Quân đội Giải
phóng Nhân dân (People’s
Liberation Army Navy –PLAN) sẽ dẫn đầu bất kỳ hoạt động hải chiến nào chống
lại VN.
Có căn cứ tại Trạm Giang trên bờ biển phía nam của TQ, hạm đội
Nam Hải được đặt ở đó là để hướng về biển Nam Trung Hoa và Đài Loan. Đây là lực
lượng tấn công nòng cốt của Hải quân QĐGPND (PLAN) trong khu vực. Hạm đội đã thực
hiện nhiều cuộc tuần tra chống cướp biển ở Vịnh Aden, nhờ đó được có thêm kinh
nghiệm (chiến đấu) trên mặt biển.
Hạm đội Nam Hải có tổng cộng 29 chiến hạm. Để có khái niệm về
điều này, hãy nhớ rằng như vậy là nhiều hơn cả toàn bộ Hải quân Hoàng gia Anh.
Trong số đó có bao gồm 14 tàu hiện đại nhất của PLAN: ba tàu khu trục phòng
không loại 052, tám tàu khu trục Loại 054A và ba chiếc tàu hộ tống Loại 056.
Loại 052 được cho là tàu khu trục tiên tiến nhất của Bắc
Kinh. Được gọi là "tàu khu trục Aegis của TQ," chiếc này sử dụng giàn-ăng-ten-có-
định-pha tương tự như những chiếc khu trục Arleigh kiểu Burke của Mỹ để tầm
soát gắt gao tên lửa và máy bay. Hạm đội Nam Hải còn có thêm 15 tàu khu trục và
tàu khu trục nhỏ kiểu cũ thì tuy sẽ ít hữu ích, nhưng vẫn được trang bị tên lửa
chống hạm hiện đại YJ -82 và YJ-83.
Hạm đội Nam Hải cũng là nơi mà cả ba tàu chiến đổ bộ mới Kiểu
071 của TQ được gọi về. Mỗi chiếc này có thể chứa được từ 400 đến 800 thủy quân
lục chiến đi kèm với máy bay trực thăng và thủy phi cơ.
Trong tháng ba, cả ba tàu tiến hành một bài tập đổ bộ trong
biển Nam Trung Hoa mô phỏng một cuộc tấn công đổ bộ trên một hòn đảo nhỏ. Hai
trong số mấy chiếc này được báo cáo là đã có mặt trong khu vực lân cận giàn
khoan dầu.
Lực lượng hải quân TQ sẽ được hỗ trợ bởi không quân của PLAN.
Hạm đội Nam Hải có hai đơn vị chiến đấu, với tổng sức mạnh của 40 máy bay chiến
đấu và 40 máy bay ném bom như JH-7 vốn đang quần ở phía trên giàn khoan. Ngoài
ra còn có 300 hoặc hơn máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của không quân; và 40
máy bay ném bom cỡ trung nằm trong những khu vực quân sự của TQ dọc theo biên
giới với VN.
Tổng cộng, TQ có gần 300 máy bay chiến đấu hiện đại và hơn
1.000 máy bay chiến đấu cổ điển các loại. Thế nhưng không gian hạn chế ở các căn
cứ không quân trong khu vực và gánh nặng về hậu cần sẽ có nghĩa là không phải tất
cả những phương tiện này có thể chiến đấu cùng một lúc.
VN: kẻ yếu
VN cũng đã được chuẩn bị cho loại kịch bản này. Chi tiêu quốc
phòng của VN đã tăng hơn hai lần kể từ năm 2004. Sau nhiều năm bỏ bê quân sự, VN
gần đây đã đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng vũ trang, bắt đầu với không quân QĐNDVN
và Hải quân nhân dân.
VN biết rằng nó không thể sánh được với người hàng xóm lớn
hơn của mình về trang thiết bị -ngân sách quân sự của nó chỉ bằng 1/60 so với
ngân sách của TQ. Thay vào đó Hà Nội đang lo thâu tóm các yếu tố thực hiên chiến
lược “Chống truy cập, chống xâm nhập” (Anti-Access/Area Denial, thường gọi tắt
là A2/AD).
Nếu được thực thi một cách khéo léo, một chiến lược như vậy
sẽ làm cho nhiều vùng biển ĐNA trở thành những khu vực không-đi-được đối với
tàu chiến TQ.
Một phần quan trọng của chiến lược mới này liên quan đến việc
VN mua chiếc tàu ngầm đúng cỡ đầu tiên của mình. Trong năm 2009, VN đã đồng ý một
thỏa thuận với Nga để cải tiến sáu tàu ngầm loại Kilo. Đây là những phiên bản đã
cải thiện của những tàu ngầm tương tự mà TQ mua của Nga vào giữa đến cuối thập
niên 90.
Một tàu ngầm, chiếc Hà Nội HQ- 182, đã có mặt sẵn trong hải
quân VN. Năm chiếc khác thì còn đang trong giai đoạn thử nghiệm trên biển hoặc
đang được đóng.
Sau nhiều thập kỷ dựa vào những tàu Liên Xô và Mỹ già cỗi, cuối
cùng VN cũng đang đầu tư vào các tàu khu trục mới và tàu hộ tống.
Năm 2011 Hải quân nhân dân VN đã nhận hai tàu khu trục kiểu
Gepard của Nga. Khi được trang bị đầy đủ thì có thể di chuyển được gần 2.000 tấn
và chứa được tám tên lửa chống tàu kiểu Switchblade -N- 25 SS, các khu trục Gepards
được tối ưu hóa cho các cuộc hải chiến. VN cũng đang đặt đóng hai tàu hộ tống kiểu
Sigma cấp hiện đại của Hà Lan nhưng phải mất nhiều năm nữa mới được giao hàng.
Không quân nhân dân của Hà Nội là một phần của chiến lược chống
truy cập. VN có 12 máy bay chiến đấu ưu thế trên không Su-27 của Nga và tới 36 chiếc
máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30 - chiếc này lại cũng chỉ hiện hữu trong
kho của TQ. Những chiếc Sukhois của VN [nhập từ Nga] sẽ cố gắng để duy trì ưu
thế trên không, nhưng loại máy bay này Hà Nội lại không có bao nhiêu.
Phần còn lại của Không quân nhân dân bao gồm 38 máy bay Su-
22 máy bay tấn công mặt đất và 144 máy bay chiến đấu MiG- 21Bis, cả hai đều thuộc
dòng cổ điển thập niên 80. Những máy bay này có thể được sử dụng để tấn công
các tàu hải quân TQ trong vùng biển tranh chấp, nhưng các tàu khu trục phòng
không 052C và O52D của Hạm đội Nam Hải có thể khiến phi công VN khó lòng sống
yên.
Xung đột vũ trang?
Liệu một đụng độ giữa TQ và VN tại Biển ĐNA có thể thực sự xảy
ra? Có thể, nhưng có một vài diễn biến phức tạp.
Hãy đối diện với điều này: Cuộc đối đầu gần đây nhất thực sự rất
nguy hiểm. Đây là lúc TQ đang tiến hành một kiểu tiếp cận đối đầu bất thường với
VN.
Trong khi TQ và Nhật Bản đã sẵn sàng đối đầu nhau tại quần đảo
Senkaku (Điếu Ngư) ở Biển Đông TH, thì cuộc đối đầu này lại tương đối nhẹ. Cả TQ
và Nhật Bản đều đã không sử dụng vòi rồng bắn vào nhau, không hề có choảng nhau
và thiếu vắng hẳn những bộ đông phục quân đội TQ trong bức tranh xô xát.
Tại thời điểm này, có vẻ như bên có nhiều khả năng
leo thang [chiến tranh] sẽ là VN. Hà Nội tin rằng giàn khoan TQ đã xâm nhập vào
lãnh thổ VN, trong khi TQ đã thiết lập sự hiện diện của mình trong khu vực rồi.
Về cơ bản, TQ đang nỗ lực để tạo ra một hiện trạng mới trong khu vực mà không cần
phải nổ súng vào ai cả, và sẽ thành công phần nào do cách VN tuyên bố thua cuộc.
VN có thể tuyên bố thua cuộc-ít ra là bây giờ. Hầu hết các hạm
đội mà Hà Nội mới gần đây cho chính mình vẫn còn đang được đóng trong nhà máy,
và những tàu mà họ đang có sẽ chẳng đáng kể gì so với Hạm đội Nam Hải. Không
quân và hải quân của VN sẽ không có cơ hội [để chiến thắng].
Thời gian giờ đây đang thuộc về phía TQ. TQ đã lấy đi những
sáng kiến và chỉ để lại cho VN một với lựa chọn. Cơ hội được cuộc tốt nhất của
VN là lựa chọn pháp lý, nộp đơn khiếu nại với Tòa án Quốc tế về Luật biển về
hành động xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của mình của TQ. Hồi đầu năm Philippines
cũng đã đệ đơn tương tự để kiện TQ liên quan đến Biển ĐNA.
Tất nhiên, TQ đã phớt lờ tuyên bố chủ quyền của Philippines,
và có khả năng sẽ phớt lờ tuyên bố của VN nữa. Nhưng nếu TQ lờ hết mọi quyết định
pháp lý chống lại nó, thì điều này sẽ đưa VN đến đâu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét