Dẫn: Mặc dù bài viết này không liên quan đến
Biển Đông mà liên quan đến tình hình quốc nội của Trung Quốc, nhưng việc
hiểu rõ nội tình của nước này cũng giúp ta đánh giá được những động
thái tiếp theo có thể có của TQ trên Biển Đông. Vì vậy chúng tôi vẫn cho
dịch bài này để giới thiệu với các bạn.
-----------------------------
Chiến lược “Hướng Tây” của Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại?
James Leibold
ĐLK dịch
Nguồn: http://nationalinterest.org/feature/chinas-go-west-strategy-doomed-10542
Cuộc tấn công vào một khu chợ bình dân tại Urumqi tuần trước đã làm 42 người
chết và gần 100 người đi chợ vô tội khác bị thương xảy ra một ngày sau khi Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp, Tổng thống Nga Vladimir Putin,
ký một thỏa thuận về khí đốt thời hạn 30 năm trị giá 400 tỷ USD tại Thượng Hải.
Urumqi, thủ phủ của khu Tự trị Tân Cương miền Viễn tây Trung Quốc, giờ đây sẽ
là điểm nối giữa Thượng Hải và Moscow thông qua một hệ thống đường bộ, đường
sắt và ống dẫn khí đốt và đóng vai trò là cửa sau của Trung Quốc mở ra Trung Á.
Trong bối cảnh Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và với chính sách xoay trục về châu Á của siêu cường bên kia đại dương, Trung Quốc đã có chính sách đối phó với chiến lược xoay trục của riêng mình. Giờ đây Tân Cương đang nổi lên như là một cứ địa quan trọng dành cho những thị trường và các nguồn năng lượng mới ở Trung Á, và trên hết, đó là “cây cầu đường bộ” Á – Âu giúp Trung Quốc đào thoát khỏi bất cứ chiến lược bao vây ngăn chặn trên biển nào ở phía Đông.
Những vụ khủng bố gần đây nhất nói lên một sự phản kháng sâu sắc đối với cốt lõi của chính sách của Bắc Kinh về Tân Cương. Tham vọng tăng cường cải cách kinh tế và mở rộng giao thương toàn cầu của một Trung Quốc độc đảng lại mâu thuẫn với những khẩu hiệu hiện tại của họ về “giữ vững sự ổn định xã hội và đạt được nền hòa bình lâu dài” tại Tân Cương.
Như những lần trước đây, nhà cầm quyền Bắc Kinh ngay lập tức “dán nhãn” cho cuộc tấn công vừa qua tại Urumqi là “một vụ khủng bố” và sẽ có hành động “kiên quyết trừng phạt nghiêm khắc bọn khủng bố và không dung thứ cho những hành vi chống đối để gìn giữ sự ổn định” như lời ông Tập Cận Bình.Tuy nhiên, việc kiểm soát các chu kỳ bạo lực tôn giáo và sắc tộc tại Urumqi dường như không được Đảng CS Trung Quốc chú ý. Thống kê nội bộ của chính quyền nói rằng có 248 “trường hợp bạo lực và khủng bố” tại Tân Cương” trong năm 2013, với đa số những vụ việc trên là người thiểu số Duy Ngô Nhĩ chống lại tình trạng bị thống trị ngày càng tăng bởi một chính quyền người Hán cùng với số lượng người Hán chiếm đa số tại đây.
Theo Tân Hoa Xã, tháng 12 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã có một bài phát biểu quan trọng về vấn đề Tân Cương trước 25 ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc về một “kế hoạch vĩ đại” mới dành cho khu vực này. Trong khi bài phát biểu chưa được công bố, Tân Cương đã là trung tâm đối với toàn bộ chính sách của ông Tập Cận Bình với việc tăng cường gìn giữ và phát triển khu vực kể từ khi ông lên làm Chủ tịch nước sau Đại hội Đảng lần thứ 18 vào tháng 10 năm 2012.
Trong một bài phát biểu tại thủ đô Astana của Kazakhstan vào tháng 9 năm 2013, ông Tập Cận Bình kêu gọi xây dựng một “vành đai kinh tế Con đường tơ lụa mới”, đồng thời vạch ra những kế hoạch quan trọng để tăng cường giao thông, thông tin và thương mại cũng như quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và châu Âu thông qua Trung Á. Thỏa thuận khí đốt khổng lồ vừa qua với Nga là thỏa thuận mới nhất trong chuỗi những thỏa thuận song phương và đa phương của Trung Quốc với Kazakhstan, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Pakistan, Iran và các quốc gia Trung Á và Trung Đông trong vài năm trở lại đây.
Dấu ấn của nền kinh tế đang phát triển mạnh của Trung Quốc trong khu vực đang được củng cố thêm với chính sách mạnh bạo hơn khi ông Tập Cận Bình cố gắng sử dụng những diễn đàn đa phương như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) để tăng cường lợi ích quốc gia tại Trung Á.
Tướng Lưu Á Châu, Chính ủy của Học viện Quốc phòng Trung quốc, đã từng nhận định vùng Trung Á là “miếng bánh dày nhất và béo bở nhất từ thiên đàng dành cho nhân dân Trung Quốc hiện nay.” Là một dạng đồng chí “vua con” với mối quan hệ họ hàng thân thuộc và được sự ủng hộ của Tập Cận Bình, ông Lưu Á Châu nổi tiếng với cương vị một cố vấn cá nhân thân cận. Trong nhiều thập kỷ qua, Lưu Á Châu và những nhân vật khác là những người ủng hộ cho chiến lược “Hướng Tây” của Trung Quốc.
Giờ đây Tân Cương là vấn đề cốt yếu. Là “bản lề” cho sự xoay trục về tây của Trung Quốc, sự ổn định của Tân Cương có tầm quan trọng sống còn theo nhận định của Lưu Á Châu. Và điều này có nghĩa phải tìm kiếm một giải pháp cho những vấn đề tôn giáo và sắc tộc đã gây xáo trộn cho khu vực trung nhiều thế kỷ qua. Năm 2001, trong một bài viết nhan đề “Chiến lược vĩ đại của quốc gia,” Lưu Á Châu vạch ra một kế hoạch 3 giai đoạn để hướng Tây bao gồm việc phân chia Tân Cương thành các đơn vị hành chính nhỏ nhằm cô lập những người ly khai và quá khích ra khỏi địa phương của họ.
Việc này có thể đi kèm với việc gia tăng sự di dân người Hán đến khu vực, gia tăng tỷ lệ 40% dân số của họ tại Tân Cương. Kể từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã hai lần đến thăm Tân Cương. Những ủy viên tối cao trong Bộ Chính trị cũng đã đến khu vực này thường xuyên hơn, bao gồm cả Tây Tạng. Theo Tân Hoa Xã, ông Tập Cận Bình đã có 7 lần gặp gỡ ở cấp cao cũng như đưa ra hơn 30 chỉ thị về vấn đề Tân Cương kể từ sau Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ 18.
Tháng 4 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc đã đến thăm Tân Cương. Tại đây, ông đã phát biểu: “Sự ổn định lâu dài của Tân Cương là rất quan trọng đối với công cuộc đổi mới, sự phát triển và ổn định của đất nước; đối với sự thống nhất, hòa hợp dân tộc và anh ninh quốc gia cũng như đối với sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc.”
Không giống như người tiền nhiệm với chính sách tập trung vào việc “phát triển nhảy vọt,” Tập Cận Bình nhận thấy tiền bạc không cần thiết mua tình cảm, và thay vì vậy nên cố gắng chinh phục “tình cảm và lý trí” của những người Duy Ngô Nhĩ bình thường với một chuỗi những đối sách mới. Vào tháng 3 năm nay, chính quyền khu Tự trị Tân Cương đã triển khai việc cử những cán bộ Đảng cấp cao xuống sống ở những làng và cộng đồng nông thôn trong đó nhắm đến những ngôi làng nghèo và có đa số người Duy Ngô Nhĩ tại miền nam Tân Cương.
Những cán bộ này được đưa xuống cơ sở với nhiệm vụ “ổn định” quần chúng bằng cách ghé thăm các hộ gia đình và cho tiền họ, đồng thời làm triệt tiêu những hành vi quá khích và chống đối chính quyền, bao gồm việc mang khăn trùm đầu, “trang phục quái dị”, để râu dài hoặc phạm vào số 26 “hành vi tôn giáo bất hợp pháp.” Chiến dịch trị giá hàng tỷ USD này sẽ bao phủ 200,000 làng mạc trong 3 năm, với gần 75,000 cán bộ đang cố gắng “hoàn thành việc bao phủ các làng nông thôn” trong năm nay, Bí thư tỉnh ủy Tân Cương, ông Trương Xuân Hiền cho biết.
Kiểu “hòa nhập cưỡng chế” này đã tạo ra một phản ứng mạnh mẽ. Trong khi hầu hết người Duy Ngô Nhĩ đang chật vật sinh tồn trong một quốc gia mà họ thường xuyên cảm thấy là kẻ ngoài lề, thì có những nhóm nhỏ người đã nương tựa vào Hồi giáo cực đoan. Ở những nơi khác chúng tôi đã chứng kiến sự lạc lõng văn hóa và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan là một hợp chất dễ cháy, đặc biệt khi chúng phải đương đầu với cấu trúc nhà nước đơn đảng lạm quyền – một công thức hoàn hảo cho những hành vi tàn ác trong tuyệt vọng như cuộc tấn công tại Urumqi vừa qua.
Một khi Đảng và Nhà nước Trung Quốc tăng cường thâm nhập mạnh mẽ vào xã hội Tân Cương, những cuộc phản kháng bạo lực là không thể tránh khỏi. Chủ trương tấn công phủ đầu của nhà nước sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Điều cần thiết là ở hình thức xây dựng cộng đồng một cách dần dần: những nỗ lực chậm rãi nhưng chắc chắn trong việc xây dựng lòng tin, sự khoan dung và tôn trọng lẫn nhau bên cạnh việc mở ra một hình thái chính trị công bằng, dân chủ và phổ quát hơn.
Ông Tập Cận Bình có lẽ phải nắm rõ vấn đề và tầm quan trọng của vấn đề. Tuy nhiên, vì sự an toàn cho Đảng, cụ thể là nhu cầu đối phó một cách thô bạo và quyết đoán với những hành vi khủng bố nhằm tái đảm bảo cho cộng đồng đa số người Hán mạnh bạo và không đáng tin cậy, đã làm cho chính sách kinh tế nhằm nâng cao mức thu nhập và việc làm cho người Duy Ngô Nhĩ trở nên hầu như bất khả thi. Theo diễn biến hiện tại, cộng đồng người Hán ở Tân Cương sẽ giữ độc quyền đối với bất cứ vành đai kinh tế con đường Tơ Lụa nào có thể có trong khi người Duy Ngô Nhĩ vẫn bị mắc kẹt dưới sự giám sát đang ngày càng gắt gao và sự kỳ thị tại nơi làm việc.
Ông Đặng Tiểu Bình từng nói rằng “Nếu mở cửa sổ để đón không khí trong lành, chắc chắn bạn phải chịu cảnh vài con ruồi bay vào.” Giải pháp của Trung Quốc đối với tình trạng bạo lực sắc tộc đang diễn ra ở Tân Cương không nằm giữa một cái vỉ đập ruồi hay cái cửa sổ đóng chặt mà rơi vào một nơi nảy sinh của những nguồn lực nhức nhối của sự bất bình đẳng sẽ nuôi dưỡng những con ruồi bạo lực. Nói một cách khác, việc xoay trục hướng Tây của Trung Quốc sẽ kết thúc ở Urumqi.
---------------
James Leibold là giảng viên chính về Chính trị và Nghiên cứu châu Á ở Đại học La Trobe – Australia. Ông là tác giả cuốn sách Chính sách Sắc tộc ở Trung Quốc: Đổi mới là điều không thể tránh? (East-West Center, 2013).
-----------------------------
Chiến lược “Hướng Tây” của Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại?
James Leibold
ĐLK dịch
Nguồn: http://nationalinterest.org/feature/chinas-go-west-strategy-doomed-10542
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có những kế hoạch lớn đối với Tân Cương và Trung Á. Nhưng những làn sóng bạo lực gần đây có thể gây phương hại đến nỗ lực của Bắc Kinh. |
Trong bối cảnh Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và với chính sách xoay trục về châu Á của siêu cường bên kia đại dương, Trung Quốc đã có chính sách đối phó với chiến lược xoay trục của riêng mình. Giờ đây Tân Cương đang nổi lên như là một cứ địa quan trọng dành cho những thị trường và các nguồn năng lượng mới ở Trung Á, và trên hết, đó là “cây cầu đường bộ” Á – Âu giúp Trung Quốc đào thoát khỏi bất cứ chiến lược bao vây ngăn chặn trên biển nào ở phía Đông.
Những vụ khủng bố gần đây nhất nói lên một sự phản kháng sâu sắc đối với cốt lõi của chính sách của Bắc Kinh về Tân Cương. Tham vọng tăng cường cải cách kinh tế và mở rộng giao thương toàn cầu của một Trung Quốc độc đảng lại mâu thuẫn với những khẩu hiệu hiện tại của họ về “giữ vững sự ổn định xã hội và đạt được nền hòa bình lâu dài” tại Tân Cương.
Như những lần trước đây, nhà cầm quyền Bắc Kinh ngay lập tức “dán nhãn” cho cuộc tấn công vừa qua tại Urumqi là “một vụ khủng bố” và sẽ có hành động “kiên quyết trừng phạt nghiêm khắc bọn khủng bố và không dung thứ cho những hành vi chống đối để gìn giữ sự ổn định” như lời ông Tập Cận Bình.Tuy nhiên, việc kiểm soát các chu kỳ bạo lực tôn giáo và sắc tộc tại Urumqi dường như không được Đảng CS Trung Quốc chú ý. Thống kê nội bộ của chính quyền nói rằng có 248 “trường hợp bạo lực và khủng bố” tại Tân Cương” trong năm 2013, với đa số những vụ việc trên là người thiểu số Duy Ngô Nhĩ chống lại tình trạng bị thống trị ngày càng tăng bởi một chính quyền người Hán cùng với số lượng người Hán chiếm đa số tại đây.
Theo Tân Hoa Xã, tháng 12 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã có một bài phát biểu quan trọng về vấn đề Tân Cương trước 25 ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc về một “kế hoạch vĩ đại” mới dành cho khu vực này. Trong khi bài phát biểu chưa được công bố, Tân Cương đã là trung tâm đối với toàn bộ chính sách của ông Tập Cận Bình với việc tăng cường gìn giữ và phát triển khu vực kể từ khi ông lên làm Chủ tịch nước sau Đại hội Đảng lần thứ 18 vào tháng 10 năm 2012.
Trong một bài phát biểu tại thủ đô Astana của Kazakhstan vào tháng 9 năm 2013, ông Tập Cận Bình kêu gọi xây dựng một “vành đai kinh tế Con đường tơ lụa mới”, đồng thời vạch ra những kế hoạch quan trọng để tăng cường giao thông, thông tin và thương mại cũng như quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và châu Âu thông qua Trung Á. Thỏa thuận khí đốt khổng lồ vừa qua với Nga là thỏa thuận mới nhất trong chuỗi những thỏa thuận song phương và đa phương của Trung Quốc với Kazakhstan, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Pakistan, Iran và các quốc gia Trung Á và Trung Đông trong vài năm trở lại đây.
Dấu ấn của nền kinh tế đang phát triển mạnh của Trung Quốc trong khu vực đang được củng cố thêm với chính sách mạnh bạo hơn khi ông Tập Cận Bình cố gắng sử dụng những diễn đàn đa phương như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) để tăng cường lợi ích quốc gia tại Trung Á.
Tướng Lưu Á Châu, Chính ủy của Học viện Quốc phòng Trung quốc, đã từng nhận định vùng Trung Á là “miếng bánh dày nhất và béo bở nhất từ thiên đàng dành cho nhân dân Trung Quốc hiện nay.” Là một dạng đồng chí “vua con” với mối quan hệ họ hàng thân thuộc và được sự ủng hộ của Tập Cận Bình, ông Lưu Á Châu nổi tiếng với cương vị một cố vấn cá nhân thân cận. Trong nhiều thập kỷ qua, Lưu Á Châu và những nhân vật khác là những người ủng hộ cho chiến lược “Hướng Tây” của Trung Quốc.
Giờ đây Tân Cương là vấn đề cốt yếu. Là “bản lề” cho sự xoay trục về tây của Trung Quốc, sự ổn định của Tân Cương có tầm quan trọng sống còn theo nhận định của Lưu Á Châu. Và điều này có nghĩa phải tìm kiếm một giải pháp cho những vấn đề tôn giáo và sắc tộc đã gây xáo trộn cho khu vực trung nhiều thế kỷ qua. Năm 2001, trong một bài viết nhan đề “Chiến lược vĩ đại của quốc gia,” Lưu Á Châu vạch ra một kế hoạch 3 giai đoạn để hướng Tây bao gồm việc phân chia Tân Cương thành các đơn vị hành chính nhỏ nhằm cô lập những người ly khai và quá khích ra khỏi địa phương của họ.
Việc này có thể đi kèm với việc gia tăng sự di dân người Hán đến khu vực, gia tăng tỷ lệ 40% dân số của họ tại Tân Cương. Kể từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã hai lần đến thăm Tân Cương. Những ủy viên tối cao trong Bộ Chính trị cũng đã đến khu vực này thường xuyên hơn, bao gồm cả Tây Tạng. Theo Tân Hoa Xã, ông Tập Cận Bình đã có 7 lần gặp gỡ ở cấp cao cũng như đưa ra hơn 30 chỉ thị về vấn đề Tân Cương kể từ sau Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ 18.
Tháng 4 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc đã đến thăm Tân Cương. Tại đây, ông đã phát biểu: “Sự ổn định lâu dài của Tân Cương là rất quan trọng đối với công cuộc đổi mới, sự phát triển và ổn định của đất nước; đối với sự thống nhất, hòa hợp dân tộc và anh ninh quốc gia cũng như đối với sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc.”
Không giống như người tiền nhiệm với chính sách tập trung vào việc “phát triển nhảy vọt,” Tập Cận Bình nhận thấy tiền bạc không cần thiết mua tình cảm, và thay vì vậy nên cố gắng chinh phục “tình cảm và lý trí” của những người Duy Ngô Nhĩ bình thường với một chuỗi những đối sách mới. Vào tháng 3 năm nay, chính quyền khu Tự trị Tân Cương đã triển khai việc cử những cán bộ Đảng cấp cao xuống sống ở những làng và cộng đồng nông thôn trong đó nhắm đến những ngôi làng nghèo và có đa số người Duy Ngô Nhĩ tại miền nam Tân Cương.
Những cán bộ này được đưa xuống cơ sở với nhiệm vụ “ổn định” quần chúng bằng cách ghé thăm các hộ gia đình và cho tiền họ, đồng thời làm triệt tiêu những hành vi quá khích và chống đối chính quyền, bao gồm việc mang khăn trùm đầu, “trang phục quái dị”, để râu dài hoặc phạm vào số 26 “hành vi tôn giáo bất hợp pháp.” Chiến dịch trị giá hàng tỷ USD này sẽ bao phủ 200,000 làng mạc trong 3 năm, với gần 75,000 cán bộ đang cố gắng “hoàn thành việc bao phủ các làng nông thôn” trong năm nay, Bí thư tỉnh ủy Tân Cương, ông Trương Xuân Hiền cho biết.
Kiểu “hòa nhập cưỡng chế” này đã tạo ra một phản ứng mạnh mẽ. Trong khi hầu hết người Duy Ngô Nhĩ đang chật vật sinh tồn trong một quốc gia mà họ thường xuyên cảm thấy là kẻ ngoài lề, thì có những nhóm nhỏ người đã nương tựa vào Hồi giáo cực đoan. Ở những nơi khác chúng tôi đã chứng kiến sự lạc lõng văn hóa và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan là một hợp chất dễ cháy, đặc biệt khi chúng phải đương đầu với cấu trúc nhà nước đơn đảng lạm quyền – một công thức hoàn hảo cho những hành vi tàn ác trong tuyệt vọng như cuộc tấn công tại Urumqi vừa qua.
Một khi Đảng và Nhà nước Trung Quốc tăng cường thâm nhập mạnh mẽ vào xã hội Tân Cương, những cuộc phản kháng bạo lực là không thể tránh khỏi. Chủ trương tấn công phủ đầu của nhà nước sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Điều cần thiết là ở hình thức xây dựng cộng đồng một cách dần dần: những nỗ lực chậm rãi nhưng chắc chắn trong việc xây dựng lòng tin, sự khoan dung và tôn trọng lẫn nhau bên cạnh việc mở ra một hình thái chính trị công bằng, dân chủ và phổ quát hơn.
Ông Tập Cận Bình có lẽ phải nắm rõ vấn đề và tầm quan trọng của vấn đề. Tuy nhiên, vì sự an toàn cho Đảng, cụ thể là nhu cầu đối phó một cách thô bạo và quyết đoán với những hành vi khủng bố nhằm tái đảm bảo cho cộng đồng đa số người Hán mạnh bạo và không đáng tin cậy, đã làm cho chính sách kinh tế nhằm nâng cao mức thu nhập và việc làm cho người Duy Ngô Nhĩ trở nên hầu như bất khả thi. Theo diễn biến hiện tại, cộng đồng người Hán ở Tân Cương sẽ giữ độc quyền đối với bất cứ vành đai kinh tế con đường Tơ Lụa nào có thể có trong khi người Duy Ngô Nhĩ vẫn bị mắc kẹt dưới sự giám sát đang ngày càng gắt gao và sự kỳ thị tại nơi làm việc.
Ông Đặng Tiểu Bình từng nói rằng “Nếu mở cửa sổ để đón không khí trong lành, chắc chắn bạn phải chịu cảnh vài con ruồi bay vào.” Giải pháp của Trung Quốc đối với tình trạng bạo lực sắc tộc đang diễn ra ở Tân Cương không nằm giữa một cái vỉ đập ruồi hay cái cửa sổ đóng chặt mà rơi vào một nơi nảy sinh của những nguồn lực nhức nhối của sự bất bình đẳng sẽ nuôi dưỡng những con ruồi bạo lực. Nói một cách khác, việc xoay trục hướng Tây của Trung Quốc sẽ kết thúc ở Urumqi.
---------------
James Leibold là giảng viên chính về Chính trị và Nghiên cứu châu Á ở Đại học La Trobe – Australia. Ông là tác giả cuốn sách Chính sách Sắc tộc ở Trung Quốc: Đổi mới là điều không thể tránh? (East-West Center, 2013).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét