Cập nhật lúc 8g sáng. Tin mới nhất sẽ xuất hiện ở trên cùng.
--------------
5. Tại sao TQ đặt dàn khoan trong lãnh hải Việt Nam vào lúc này? (The Diplomat, http://thediplomat.com/2014/05/why-did-china-set-up-an-oil-rig-within-vietnamese-waters/)
Trích:
[I]f China had to push any dispute in the South China Sea to test the mettle of the United States and ASEAN, Vietnam was perhaps the most fitting candidate. As Tuong Vu told the New York Times, a political debate exists within Vietnam about whether the country should remain close to China or pursue closer relations with the west, with the former faction wielding considerably more influence. With this in mind, China gambled with a good degree of confidence that despite the oil rig provocation, Vietnam would respond with rhetoric and restraint — not force.
Nếu TQ cần đẩy mạnh xung đột về Biển Đông để kiểm tra nhuệ khí của Mỹ và của ASEAN, Việt Nam hẳn phải là lựa chọn phù hợp nhất để làm điều đó. Như Tuong Vu đã phát biểu trên báo The New York Times, hiện đang có một cuộc tranh luận ở VN về việc quốc gia này cần tiếp tục giữ quan hệ tốt với TQ hay theo đuổi những quan hệ thân thiết hơn với phương Tây, trong đó nhóm thân TQ hiện đang có ảnh hưởng lớn hơn. Hiểu rõ điều này, TQ đã đánh bài liều với một sự tự tin đáng kể rằng cho dù có xảy ra vụ khiêu khích bằng dàn khoan, VN vẫn sẽ chỉ phản ứng bằng lời và bằng sự kiềm chế - chứ không phải là bằng vũ lực.
4. Xung đột Việt Nam - TQ rơi vào tình trạng án binh bất động (New York Times, http://www.nytimes.com/2014/05/13/world/asia/china-and-vietnam-at-impasse-over-drilling-rig-in-south-china-sea.html)
Trích:
Nếu TQ không thể dàn xếp với VN sau khi ký hiệp định song phương, thì làm sao TQ có thể thuyết phục các quốc gia khác trong khu vực đồng ý ký các hiệp định song phương thay vì hiệp định đa phương?"
“If China can’t work with Vietnam after a bilateral agreement, how are they going to persuade anyone to agree to bilateral agreements over multilateral agreements?”
3. Sự hiếu chiến của TQ làm cho ASEAN xích lại gần nhau (báo Đức, http://www.dw.de/chinas-aggression-is-drawing-asean-closer/a-17630784)
Trích:
I believe it is in both countries' interests to resolve the conflict and find ways to jointly explore and develop energy resources in the East Sea (as Vietnam calls it) or the South China Sea. A China ASEAN Code of Conduct would be a very helpful first step in this direction.
Tôi tin cả VN lẫn TQ đều có lợi khi giải quyết xung đột và tìm cách cùng thăm dò và phát triển các nguồn năng lượng trên Biển Đông (theo cách gọi của VN) hoặc Biển Nam Trung Hoa. Bộ quy tắc ứng xử chung giữa TQ và ASEAN sẽ là bước khởi đầu hữu ích theo hướng đi này.
2. ASEAN im lặng trước xung đột VN-TQ về vấn đề biển đảo (International Business Times, http://www.ibtimes.com/asean-silent-chinavietnam-maritime-clash-1583229)
Trích:
For now, the oil rig incident remains unresolved. This is unlikely to be China’s last provocation in the region -- or ASEAN's last opportunity to expose its own impotence.
Hiện nay, sự cố dàn khoan vẫn chưa có cách giải quyết. Khó tin rằng đây là vụ khiêu khích cuối cùng của TQ trong khu vực - hoặc cơ hội cuối cùng của ASEAN để bộc lộ sự yếu kém của mình.
1. Đối mặt với kẻ gây rối (China Daily, http://www.chinadaily.com.cn/opinion/2014-05/13/content_17502827.htm). Giọng điệu của con ngáo ộp đây này:
Trích:
A Chinese deep-sea oil rig, operating in our own territorial waters near the Xisha Islands, has been harassed repeatedly by Vietnamese vessels, some of them naval vessels.
Một dàn khoan nước sâu của TQ, hoạt động trong vùng lãnh hải của nước ta gần quần đảo Tây Sa, đang bị những con tàu của VN - trong đó có cả tàu hải quân - quấy rối.
----
Reason is essential for a sensible resolution to any dispute. Those in a dispute must be reasonable and act reasonably. However, that is something that Japan, the Philippines, and now Vietnam, refuse to be, hypocritically accusing China of their own faults. With malicious third parties only too willing to goad them on, they have chosen to escalate tensions and are trying to portray China as a bully.
For fear that the country's growing might could have caused unnecessary worries in the region, some in China are in favor of pacifying the troublemakers. But a rat will not be pacified when we hesitate to pelt it for fear of smashing the vase beside it.
Lý trí là cần thiết để có được giải pháp cho mọi tranh chấp. Những bên có liên quan phải biết suy xét và hành động một cách hợp lý. Tuy nhiên, đó là điều mà Nhật, Philippines, và giờ đây cả VN nữa, đã từ chối không chịu làm, mà lại giả giọng đạo đức và đổ lỗi cho Trung Quốc về những lỗi lầm của chính họ. Do có những thế lực bên ngoài luôn sẵn sàng cổ vũ, họ đã chọn làm gia tăng căng thẳng và tô vẽ hình ảnh TQ như một kẻ côn đồ.
Vì e ngại rằng sự tăng trưởng của đất nước [TQ] có thể làm cho các nước trong khu vực lo ngại một cách không cần thiết, một số người đã chọn cách hòa hoãn với những kẻ gây rối. Nhưng một con chuột thì chẳng bao giờ chịu hòa hoãn khi chúng ta lưỡng lự không đập nó chỉ vì sợ làm vỡ chiếc bình cổ.
--------------
5. Tại sao TQ đặt dàn khoan trong lãnh hải Việt Nam vào lúc này? (The Diplomat, http://thediplomat.com/2014/05/why-did-china-set-up-an-oil-rig-within-vietnamese-waters/)
Trích:
[I]f China had to push any dispute in the South China Sea to test the mettle of the United States and ASEAN, Vietnam was perhaps the most fitting candidate. As Tuong Vu told the New York Times, a political debate exists within Vietnam about whether the country should remain close to China or pursue closer relations with the west, with the former faction wielding considerably more influence. With this in mind, China gambled with a good degree of confidence that despite the oil rig provocation, Vietnam would respond with rhetoric and restraint — not force.
Nếu TQ cần đẩy mạnh xung đột về Biển Đông để kiểm tra nhuệ khí của Mỹ và của ASEAN, Việt Nam hẳn phải là lựa chọn phù hợp nhất để làm điều đó. Như Tuong Vu đã phát biểu trên báo The New York Times, hiện đang có một cuộc tranh luận ở VN về việc quốc gia này cần tiếp tục giữ quan hệ tốt với TQ hay theo đuổi những quan hệ thân thiết hơn với phương Tây, trong đó nhóm thân TQ hiện đang có ảnh hưởng lớn hơn. Hiểu rõ điều này, TQ đã đánh bài liều với một sự tự tin đáng kể rằng cho dù có xảy ra vụ khiêu khích bằng dàn khoan, VN vẫn sẽ chỉ phản ứng bằng lời và bằng sự kiềm chế - chứ không phải là bằng vũ lực.
4. Xung đột Việt Nam - TQ rơi vào tình trạng án binh bất động (New York Times, http://www.nytimes.com/2014/05/13/world/asia/china-and-vietnam-at-impasse-over-drilling-rig-in-south-china-sea.html)
Trích:
Nếu TQ không thể dàn xếp với VN sau khi ký hiệp định song phương, thì làm sao TQ có thể thuyết phục các quốc gia khác trong khu vực đồng ý ký các hiệp định song phương thay vì hiệp định đa phương?"
“If China can’t work with Vietnam after a bilateral agreement, how are they going to persuade anyone to agree to bilateral agreements over multilateral agreements?”
3. Sự hiếu chiến của TQ làm cho ASEAN xích lại gần nhau (báo Đức, http://www.dw.de/chinas-aggression-is-drawing-asean-closer/a-17630784)
Trích:
I believe it is in both countries' interests to resolve the conflict and find ways to jointly explore and develop energy resources in the East Sea (as Vietnam calls it) or the South China Sea. A China ASEAN Code of Conduct would be a very helpful first step in this direction.
Tôi tin cả VN lẫn TQ đều có lợi khi giải quyết xung đột và tìm cách cùng thăm dò và phát triển các nguồn năng lượng trên Biển Đông (theo cách gọi của VN) hoặc Biển Nam Trung Hoa. Bộ quy tắc ứng xử chung giữa TQ và ASEAN sẽ là bước khởi đầu hữu ích theo hướng đi này.
2. ASEAN im lặng trước xung đột VN-TQ về vấn đề biển đảo (International Business Times, http://www.ibtimes.com/asean-silent-chinavietnam-maritime-clash-1583229)
Trích:
For now, the oil rig incident remains unresolved. This is unlikely to be China’s last provocation in the region -- or ASEAN's last opportunity to expose its own impotence.
Hiện nay, sự cố dàn khoan vẫn chưa có cách giải quyết. Khó tin rằng đây là vụ khiêu khích cuối cùng của TQ trong khu vực - hoặc cơ hội cuối cùng của ASEAN để bộc lộ sự yếu kém của mình.
1. Đối mặt với kẻ gây rối (China Daily, http://www.chinadaily.com.cn/opinion/2014-05/13/content_17502827.htm). Giọng điệu của con ngáo ộp đây này:
Trích:
A Chinese deep-sea oil rig, operating in our own territorial waters near the Xisha Islands, has been harassed repeatedly by Vietnamese vessels, some of them naval vessels.
Một dàn khoan nước sâu của TQ, hoạt động trong vùng lãnh hải của nước ta gần quần đảo Tây Sa, đang bị những con tàu của VN - trong đó có cả tàu hải quân - quấy rối.
----
Reason is essential for a sensible resolution to any dispute. Those in a dispute must be reasonable and act reasonably. However, that is something that Japan, the Philippines, and now Vietnam, refuse to be, hypocritically accusing China of their own faults. With malicious third parties only too willing to goad them on, they have chosen to escalate tensions and are trying to portray China as a bully.
For fear that the country's growing might could have caused unnecessary worries in the region, some in China are in favor of pacifying the troublemakers. But a rat will not be pacified when we hesitate to pelt it for fear of smashing the vase beside it.
Lý trí là cần thiết để có được giải pháp cho mọi tranh chấp. Những bên có liên quan phải biết suy xét và hành động một cách hợp lý. Tuy nhiên, đó là điều mà Nhật, Philippines, và giờ đây cả VN nữa, đã từ chối không chịu làm, mà lại giả giọng đạo đức và đổ lỗi cho Trung Quốc về những lỗi lầm của chính họ. Do có những thế lực bên ngoài luôn sẵn sàng cổ vũ, họ đã chọn làm gia tăng căng thẳng và tô vẽ hình ảnh TQ như một kẻ côn đồ.
Vì e ngại rằng sự tăng trưởng của đất nước [TQ] có thể làm cho các nước trong khu vực lo ngại một cách không cần thiết, một số người đã chọn cách hòa hoãn với những kẻ gây rối. Nhưng một con chuột thì chẳng bao giờ chịu hòa hoãn khi chúng ta lưỡng lự không đập nó chỉ vì sợ làm vỡ chiếc bình cổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét