Đối đầu giàn khoan dầu giữa Trung Quốc và
Việt Nam: cơ hội trong khủng hoảng
THU,15 MAY 2014
Người dịch: HẢI MINH
http://www.asiasentinel.com/politics/china-vietnam-oil-rig-confrontation-opportunity-crisis/
Trong một nỗ lực để khẳng định chủ quyền của
mình ở Biển Đông và đánh giá phản ứng quốc tế, Trung Quốc có thể đã tỏ ra hơi
quá tay.
Vào ngày 2/5, giàn khoan dầu HD - 981, sở hữu
và điều hành bởi doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc - Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi
Quốc gia (CNOOC), được bảo vệ bởi khoảng 80 tàu thuyền và máy bay từ Hải quân
nhân dân và lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc, đã được chuyển đến bên trong
khu vực 200 dặm đặc quyền kinh tế (ĐQKT) của Việt Nam (là vùng biển đang tranh
chấp với TQ, khi TQ đã tuyên bố hầu hết Biển Đông là lãnh thổ của mình).
Động thái của TQ liên quan đến giàn khoan dầu
đã bị nhất loạt lên án bởi Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), và Vương quốc Anh
trong nhiều thông cáo khác nhau. Tuy nhiên, chẳng có ai làm cho Bắc Kinh mảy
may bận tâm, họ đã có kế hoạch giữ lại giàn khoan HD - 981 tại vị trí hiện nay ít
nhất cho đến tháng Tám. Nếu việc di chuyển HD - 981 vào khu ĐQKT của Việt Nam
là một nỗ lực để đánh giá phản ứng của Việt Nam và quốc tế, thì Trung Quốc rõ ràng là đã thành công.
Mặc dù sự tình là thế, khó hy vọng sẽ có
hành động dứt khoát chống lại Trung Quốc được thực hiện bởi Hoa Kỳ, EU, hoặc
Vương quốc Anh, tất cả cho đến bây giờ đều đã bày tỏ sự phản đối của họ về động
thái của TQ và tái khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc
tế. Không như với cuộc khủng hoảng ở Syria và giao tranh chính trị ở Ukraine,
câu chuyện giàn khoan dầu CNOOC có thể chỉ xếp đâu đó ở dưới cùng của danh sách
đáng quan tâm về sự cấp bách.
Nhưng các nhà lãnh đạo của Việt Nam, tất nhiên, phải
đấu tranh với giàn khoan trong khu ĐQKT của mình. Có thể là hai đảng Cộng sản
Việt Nam và Trung Quốc cùng có một nền tảng như nhau. Tuy nhiên , điều này đã
không ngăn cản việc hai nước đã từng có hiềm khích trong quá khứ. Dù sao, mối
quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ trở nên gay gắt, trầm trọng như lúc này. Cắt
cáp, đâm húc, và bật vòi rồng chống tàu của phía bên kia; mặc dù khiêu khích,
cho đến bây giờ phần lớn thể hiện mức độ phòng thủ mà thôi.
Tuy nhiên , việc di chuyển HD -981 vào bên
trong khu vực ĐQKT của Việt Nam, cùng với tàu chiến, máy bay và tàu bảo vệ bờ
biển của Trung Quốc, đã thể hiện một sự leo thang nghiêm trọng về lực lượng và
căng thẳng. Động thái ấy phải được Hà Nội xem như một sự xâm nhập vũ trang và
đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của mình. Ngay cả trong trường hợp giàn khoan chỉ đặt
tạm thời và được sử dụng để đo lường phản ứng của Việt Nam, Việt Nam cũng không
thể thể hiện như là bất lực trong vấn đề này.
Trong khi Trung Quốc có thể mong đợi Hà Nội
khua gươm múa kiếm (ý nói không dám hành động-ND) và nâng cao đàm phán chứ
không phải là phản ứng bằng quân lực, Trung Quốc chưa lường hết các hậu quả của
động cơ này.
Những thách thức và cơ hội
Đảng Cộng sản Việt Nam có thể được phân hóa
thành hai nhóm: những người mong muốn mối quan hệ gần gũi hơn với phương Tây và
những người mong muốn quan hệ với Trung Quốc. Nếu như vậy, hồi phim mới nhất vừa
qua có thể đã chỉ ra lý do để nhóm thứ nhất gia tăng khoảng cách khỏi người
hàng xóm lớn hơn nhiều của mình, cũng như cung cấp cho nhóm sau lý do về một thời
điểm tạm dừng. Nếu không có gì khác nữa, chỉ sự cố giàn khoan này đã có thể làm
trầm trọng thêm những va chạm và gãy vỡ giữa các cá nhân và / hoặc phe phái
trong Đảng , tất cả đều gây thiệt hại cho quan hệ Trung- Việt trong tương lai.
Chắc chắn tình hình hiện nay ở Việt Nam vẫn
chưa thể ổn định và còn nhiều diễn biến khó lường. Hàng ngàn người Việt Nam
trên khắp đất nước, nhưng đặc biệt là những người ở khu công nghiệp Việt
Nam-Singapore 1 và 2, đã bắt đầu thể hiện sự phản đối chống lại giàn khoan dầu
của Trung Quốc. Chính quyền Việt Nam vẫn chưa dập tắt các cuộc biểu tìnth, và
người ta phải hoang mang liệu họ có thể hoặc nên tham gia hay không.
Lãnh đạo của Việt Nam sẽ phải lắng tai nghe
người dân, cảm nhận được sự phẫn nộ của công chúng chống lại Trung Quốc, và nếu
những người Cộng sản không cẩn thận, chống lại Hà Nội. Đây không phải là lần đầu
tiên nhà cầm quyền Việt Nam đã quản lý và kiểm soát cuộc biểu tình chống Trung
Quốc; Tuy nhiên, người ta không thể không cảm nhận được tình trạng này hiện nay
đã khác. Chính phủ Việt Nam đã mất dần uy tín nơi các công dân của mình do nạn
tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém, và do đó, việc dẹp bỏ các cuộc biểu tình
sẽ được xem như là thiên vị Trung Quốc hơn công dân của mình.
Tính hợp pháp và sự sống còn của đảng Cộng
sản Việt Nam như là cơ quan quyền lực duy nhất có thể chỉ xoay quanh khả năng
quản lý các tranh chấp hiện tại và cải thiện niềm tin người dân. Do đó thật là
mỉa mai khi thấy rằng Trung Quốc chính là chất xúc tác để cải cách chính trị.
Trong vài ngày, vài tuần, hay vài tháng tới,
ĐCSVN sẽ tìm thấy mình đang ở một ngã tư lựa chọn về cách tốt nhất để giải quyết
tình hình. Rõ ràng Trung Quốc có ít quan tâm đến số phận của các nhà lãnh đạo Cộng
sản Việt Nam. Mỹ, mặc dù lo ngại về sự diễn biến của tình hình, không có khả
năng là sẽ bước chân vào, để đứng vê phía một chính phủ cộng sản. Việt Nam như
vậy tỏ ra rất đơn độc trong vấn đề này, dù cũng có được sự ủng hộ và thông cảm
từ cộng đồng quốc tế.
Đối với bất kỳ một nhà tư tưởng cấp tiến
hay nhà cải cách nào trong chính phủ của Việt Nam, việc đặt giàn khoan dầu cơ động
của Trung Quốc đã tạo cơ hội cho Hà Nội thực hiện một hành trình thay đổi. Đảng
đã phát triển từ lâu trong chân răng những dấu hiệu phân hoại. Việt Nam xứng
đáng có được một chính phủ có trách nhiệm và đáp ứng hiệu quả.
Hình thức của một chính phủ như thế phải ra
sao, và liệu Đảng sẽ vẫn là một phần của chính phủ, vẫn còn là vấn đề cần xem
xét. Hàng ngàn người biểu tình đang thể hiện tập trung chống Trung Quốc, nên sẽ
chẳng khó gì cho họ khi tập trung nhắm vào chính phủ của mình. Bất kỳ nhà cải
cách tiềm năng nào đều hiểu rằng Đảng đang tiêu hao hết cả không gian lẫn thời
gian của mình.
Trung Quốc đã có thể hung hăng với khẳng định
tham vọng và tuyên bố về lãnh thổ vì Việt Nam đã tự cô lập mình từ cộng đồng quốc
tế. Việt Nam có thể là một phần của Liên Hiệp Quốc, nhưng lại thiếu bất kỳ một
đồng minh đáng tin cậy nào thực sự , không giống như Philippines. Con đường
này, được quyết định bởi Đảng, đã buộc Việt Nam phải đối mặt với những thách thức
một mình. Việt Nam không thể tiếp tục trên con đường này, và nó không thể vạch
ra một con đường mới dưới sự lãnh đạo và thẩm quyền cũ vốn đã sai lầm. Cải cách
chính trị là bước đầu tiên, nhưng đó cũng là một bước đầu tiên duy nhất.
Việt Nam sẽ phải làm tốt để khởi kiện chính
thức với bất kỳ Toà án nào theo Chương XV của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển
(Điều 287, UNCLOS). Giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và trong ranh giới
của luật pháp quốc tế sẽ phục vụ tốt nhất tất cả mọi người. Tuy nhiên, Việt Nam
cần tránh làm như vậy cho đến khi nào Trung Quốc loại bỏ giàn khoan dầu. Trung
Quốc có thể khẳng định rằng vùng biển đấy là của họ, nhưng cho đến khi tuyên bố
này được công nhận là đúng, giàn khoan vẫn nằm trong khu vực 200 hải lý của
vùng ĐQKT Việt Nam. Đàm phán trong việc loại bỏ HD - 981 là vô nghĩa khi lẽ ra
ban đầu giàn khoan đã không được quyền hiện diện ở đấy.
Nếu Trung Quốc thất bại trong việc loại bỏ
giàn khoan sau tháng Tám và Việt Nam đã dùng hết tất cả các phương tiện ngoại
giao để loại bỏ nó, câu hỏi cho Hà Nội lúc đó sẽ là "làm gì bây giờ?"
Chắc chắn Hà Nội không thể cho phép Trung Quốc duy trì một giàn khoan dầu trong
khu ĐQKT của mình vô thời hạn. Thảo luận về tự vệ chắc chắn sẽ được thực hiện
như một biện pháp cuối cùng. Điều 51 của Hiến chương LHQ cho phép khả năng này,
nhưng liệu sự hiện diện của một giàn khoan dầu có đủ để đảm bảo việc sử dụng vũ
lực?
Giàn khoan dầu chính nó không thể biện minh
cho việc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, sự xâm nhập và tiếp tục hiện diện của các
tàu chiến trong vùng biển Việt Nam mà không có sự cho phép của Hà Nội có thể được
lập luận như là một hành động gây hấn. Việc Việt Nam có chọn sử dụng vũ lực trục
xuất CNOOC là một câu hỏi hoàn toàn khác - trong đó phải xem xét khả năng xung
đột giữa Việt Nam và Trung Quốc, và rộng hơn là những xung đột khác trong khu vực.
Tất nhiên, tất cả là một chặng đường dài, nếu
những điều đó xảy ra. Bất kể động cơ nào của Trung Quốc với các giàn khoan, bất
kỳ nhà tư tưởng cấp tiến nào trong chính phủ Việt Nam cũng không nên bỏ qua cơ
hội này để ban hành một số thay đổi cần thiết cho đất nước. Thời cơ đã đến để
Việt Nam hiện đại hóa. Thay đổi không đến dễ dàng, nhưng khi bụi mờ đã giải quyết,
mọi thứ sẽ tốt đẹp và hoàn toàn khả dĩ.
-------
Khánh Vũ Đức là một luật sư và giáo sư luật
bán thời gian tại Đại học Ottawa và đóng góp thường xuyên cho TC Asia Sentinel.
Nghiên cứu của ông bao gồm chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc
tế. Duvien Trần là một nhà nghiên cứu đặc biệt tập trung vào các vấn đề an ninh
ở Biển Đông và chính sách đối ngoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét