Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Xung đột quyền lợi cản trở sự phát triển ở khu vực Biển Đông - (Brian Spegele, WSJ 13/5/2014)

Vụ căng thẳng giàn khoan Trung Quốc  - Việt Nam, một ví dụ về quyền lợi chung trên những vùng biển đang tranh chấp


Tin cập nhật ngày 13/5/2014

Brian Spegele - Hạnh Phạm dịch
 

Bắc Kinh: Sự căng thẳng trong mối quan hệ Việt Nam  - Trung Quốc về vụ giàn khoan chỉ là một ví dụ minh họa một phần những quyền lợi tranh chấp giữa các bên liên quan - từ các nguồn tài nguyên dưới đáy biển cho đến những tuyến đường hàng hải trên mặt biển. Sự căng thẳng này đã gây nhiều phiền toái cho vùng biển Đông.
 
Vùng biển Đông được cho là chứa nhiều nguồn tài nguyên dồi dào, nhưng các tranh chấp về chủ quyền đảo, bãi đá ngầm, đảo san hô mà nước nào nắm quyền kiểm soát sẽ giữ quyền khai thác hydrocarbon và quản lý đánh bắt thủy hải sản ở các vùng biển xung quanh. Điều này gây nhiều khó khăn trong việc đo đạc và đánh giá toàn bộ những giá trị của nguồn tài nguyên phong phú của nó cũng như tiến hành khai thác ở đây.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng biển Đông, xem vùng biển nay như là hải phận theo lịch sử của nước này, là nguồn cung năng lượng cho một đất nước đang tăng trưởng nhanh chóng, là chiếc phao cho thương mại và vùng đệm chống lại quân đội Hoa Kỳ. Vùng biển này cũng được tuyên bố chủ quyền bởi 5 quốc gia khác.

Trong khi những nguồn dự trữ tài nguyên ở vùng biển Đông được cho là khiêm tốn so với một số khu vực cung cấp năng lượng khác, bao gồm cả Bắc Mỹ, song có thể giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Trung Đông và châu Phi.

Sự kiện gần đây nhất thổi bùng sự căng thẳng bắt đầu sau khi Việt Nam đầu tháng này (/5/2014) đã tìm cách ngăn chặn Trung Quốc khoan dầu từ một giàn khoan nước sâu mà Trung Quốc kéo vào ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Hoàng Sa là quần đảo mà Trung Quốc đang nắm quyền kiểm soát nhưng cũng được tuyên bố chủ quyền bởi Việt Nam.

Ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết hôm thứ Ba rằng Trung Quốc có hơn 80 tàu xung quanh giàn khoan dầu, trong đó có một tàu chống ngầm. Trung Quốc đã phủ nhận việc nó gửi tàu quân sự đến khu vực này.

Tại một cuộc họp báo thường kỳ vào Thứ ba, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho biết Việt Nam đã làm gián đoạn hoạt động bình thường các công ty Trung Quốc và Trung Quốc đã phải thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo sự an toàn của các cơ sở trên giàn khoan và đội ngũ nhân viên đang làm việc tại đây.
Bà Hua cũng phê phán ở bình luận mới đây ​​của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong một cuộc gọi điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi vào thứ ba, trong đó ông Kerry gọi những hành động gần đây của Trung Quốc "khiêu khích." Bà Hua nói: "Có những nước thể hiện hành động khiêu khích, nhưng không phải là Trung Quốc chúng tôi."
Đại tá Thu cho biết giàn khoan dầu của Trung Quốc dường như đã bắt đầu quá trình khoan dầu. Các quan chức điều hành giàn khoan thuộc China National Offshore Oil Corp - Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc - CNOOC, không được phép tiếp cận giới truyền thông để đưa ra bình luận.
China National Offshore Oil Corp: được các báo chí dịch là Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc - tuy nhiên người dịch bài này xin được tránh từ Hải Dương vốn là tên một địa danh ở miền Bắc Việt Nam, để tránh hiểu nhầm.
Những tranh chấp tương tự đã không ít  lần ngăn cản các công ty dầu mỏ nước ngoài thăm dò trong vùng biển tranh chấp chủ quyền bởi nhiều nước. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ - Energy Information Administration EIA cho biết trong một báo cáo năm 2013  rằng tranh chấp lãnh thổ đã cản trở quá trình thăm dò dầu khí.
Nhưng ngoài tiềm năng dồi dào, vùng biển này cũng là tuyến hải trình quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, với lượng tàu thuyền vận chuyển khoảng một phần tư thương mại đường biển toàn cầu, theo số liệu của Drewry - một công ty chuyên tư vấn trong ngành vận chuyển đường thủy.
Biển Đông "là một khu vực kinh tế quan trọng đối với tất cả các quốc gia thương mại lớn trên thế giới, " Rory Medcalf , giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Lowy của Úc Chính sách Quốc tế cho biết . " Sự gián đoạn và bất ổn tại đó đã làm tăng chi phí tiềm năng cho tất cả chúng ta . "

Gần một phần ba lượng dầu thô toàn cầu và hơn một nửa số lượng khí đốt tự nhiên và khí hóa lỏng (LNG) toàn cầu đi qua vùng biển này trong đó chủ yếu được vận chuyển tới Trung Quốc và Đông Bắc Á - theo EIA. Hải quân Mỹ thường xuyên gửi tàu qua vùng biển này và duy trì một sự hiện diện ổn định xung quanh eo biển Malacca  gần Singapore, nơi được xem  như là một cửa ngõ vào vùng biển Nam Trung Quốc - biển Đông theo Việt Nam.
Nhiều tranh chấp diễn ra liên quan đến các tàu cá hoạt động tại vùng biển Đông. Vùng biển này là nguồn gốc của khoảng 6% lượng đánh bắt hàng năm trên thế giới về cá trích, cá mòi, cá cơm, các loại cá và hải sản khác, bằng khoảng 6 triệu tấn, theo báo cáo năm 2007 của Chương trình “Biển chung quanh ta” theo dự án hợp tác khoa học giữa các trường đại học British Columbia và Nhóm Môi trường Pew. Nhưng môi trường sống của sinh vật biển khu vực này đang phải chịu "sự khai thác quá mức nghiêm trọng", báo cáo cho biết.
Một công tố viên Philippines cho biết ông đang tiến hành vụ kiện chống lại chín ngư dân Trung Quốc ra tòa. Các ngư dân này bị cáo buộc đánh bắt rùa trong vùng biển Nam Biển Đông đang tranh chấp. Bất chấp sức ép từ các quan chức lãnh sự Trung Quốc yêu cầu phóng thích các ngư dân bởi vì họ được phép hoạt động khai thác trong lãnh thổ Trung Quốc. Các ngư dân không được phép tiếp cận và Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila đã không đưa ra bất cứ bình luận nào. Ông Medcalf nói vùng biển là một phép thử đối với Trung Quốc . "Câu hỏi được đặt ra là liệu một Trung Quốc hùng mạnh sẽ đơn phương hành động hay một Trung Quốc mềm dẻo sẽ hoạt động hợp tác đa phương với các nước nhỏ trong khu vực, " ông nói.
Không phải giao dịch nào của Trung Quốc trong Biển Đông cũng đều bị đẩy đến căng thẳng. Các công ty dầu mỏ Trung Quốc đã đạt nhiều thỏa thuận thăm dò chung với một số nước láng giềng.
Nhưng bằng cách kiên quyết khẳng định tuyên bố lãnh thổ của mình trên biển Đông, vẽ trên bản đồ một đường chín đoạn xâm phạm vào vùng biển các nước láng giềng ở Đông Nam Á, Trung Quốc đã tự mình vào cuộc xung đột trực tiếp với Việt Nam và Philippines và Hải quân Mỹ.  Nhiều tàu của ba nước này đã gần như va chạm với các tàu Trung Quốc.
"Mỗi ngày Trung Quốc đang lãng phí rất nhiều nguồn vốn để đối phó với các nước láng giềng", ông David Shambaugh, một chuyên gia nghiên cứu An ninh Trung Quốc tại Đại học George Washington, cho biết tại một diễn đàn ở Bắc Kinh vào hôm thứ Hai. "Điều này làm thiệt hại to lớn cho Trung Quốc trong khu vực, trên thế giới và trong các tòa án quốc tế của công  luận. "
CNOOC, một công ty quốc doanh của Trung Quốc, đã trở thành như một nước cờ nặng ký trong việc khẳng định tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông. Giàn khoan ngoài khơi Việt Nam là bước đầu tiên Trung Quốc thể hiện khả năng hoạt động ở vùng nước sâu của mình. Trong buổi trình diện công chúng vào năm 2012, Chủ tịch CNOOC đã ám chỉ vai trò của giàn khoan này trong các tranh chấp bằng cách gọi nó "lãnh thổ quốc gia di động"  của Trung Quốc.
Các chuyên gia nhận thấy một sự tổng hợp của các lợi ích khác nhau đã ảnh hưởng đến cách ứng xử và các hành động trên biển của Trung Quốc .
" Quân đội Trung Quốc phản đối mạnh mẽ lực lượng giám sát hải quân của Mỹ. CNOOC muốn khai thác hydrocarbon. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sử dụng kế sách chủ nghĩa dân tộc để tăng cường tính cai trị hợp pháp của họ trong nước. Và Bộ Ngoại giao TQ cố gắng biện minh việc thúc đẩy khai thác hàng hải của Trung Quốc ra thế giới bên ngoài là đúng đắn , " Donald Emmerson - một chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học Stanford nói.

Tính cả số mỏ dầu chưa được xác nhận, theo tính toán của CNOOC hơn một phần ba tổng số trữ lượng dầu khí của Trung Quốc có thể nằm bên dưới Biển Đông. EIA ước tính biển Đông có khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối được chứng minh đã qua khai thác và tiềm năng dự trữ chưa khai thác, ít hơn nhiều so với trữ lượng ước đoán ở khu vực Bắc Mỹ và những nơi khác. Theo EIA một phần béo bở của trữ lượng tiềm năng này còn nằm trong vùng biển được tuyên bố chủ quyền hoặc kiểm soát bởi Việt Nam và Malaysia.
Công ty trước đó đã mời gọi sự hợp tác nước ngoài một số lô nằm ở vùng biển Đông được Việt Nam tuyên bố chủ quyền, nhưng đã không thể để thu hút được sự quan tâm rộng rãi. Theo một số chuyên gia vẫn chưa xác định là CNOOC bị  giới chính trị gia điều khiển hay chỉ đơn giản vì lợi nhuận tiềm năng trong trường hợp xung đột mới nhất với Việt Nam trong vụ việc giàn khoan.
" Đây là một trong những khu vực luôn có vấn đề với các công ty của chúng tôi. Họ không thận trọng về chính trị, đặc biệt là với cách mà các hoạt động của họ được quan sát từ nước ngoài ", Zha Daojiong , một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh cho biết . Ông Zha nói CNOOC có thể đã không tìm kiếm sự chấp thuận trước của Bộ Ngoại giao trước khi triển khai giàn khoan dầu đến khu vực biển đang tranh chấp.
—Cris Larano, Vu Trong Khanh và Kersten Zhang đã đóng góp cho bài viết này.




herring: cá trích


anchovy: cá cơm

sardine: cá mòi
CHÚ GIẢI TỪ VỰNG:

hamper: cản trở
stake: cọc
be at stake: lâm nguy, bị đe dọa
interlocking: liên khóa
interlocking interests: quyền lợi chung
stand-off: lạnh lùng xa cách
deep-water drilling rig: giàn khoan nước sâu
Energy Information Administration: Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA
liquefied natural gas LNG khí đốt tự nhiên và khí hóa lỏng
herring: cá trích
sardine: cá mòi
anchovy: cá cơm
poach: câu trộm, xâm phạm  lãnh thổ
litmus: giấy quỳ, phép thử
unilaterally: đơn phương, một phía
etch: khắc axit
trace: vạch, vẽ ra
trace a/the line: phác họa, vạch, vẽ ra, chỉ theo đường
trace the shoreline: lấn vào vùng biển
trace a line of conduct: vạch ra lối cư xử
squander: lãng phí
on a daily basis: hàng ngày
    > on a weekly basis                   > on a particular basis
If something is done on a particular basis , it is done according to that method or system. If something is done on a daily basis, it is being done or performed everyday.
allude to: ám chỉ
confluence: ngã 3-4, chỗ hội họp đông người
maritime: hàng hải
garner: thu vào kho, kho thóc
sensitive: nhạy cảm, thận trọng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét