http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/carl-thayer-cac-con-bao-se-cho-trung-quoc-co-hoi-xuong-thang-2994494.html
----------
"Các cơn bão sẽ đem lại cơ hội cho Trung Quốc xuống thang", ông nhận định.
Thayer cho rằng nếu Trung Quốc thực sự muốn khoan dầu, họ sẽ đánh dấu vị trí giếng dầu sau khi giàn khoan khổng lồ này được đưa đi. Đồng thời Trung Quốc sẽ vẫn duy trì các tàu hải cảnh ở khu vực được cho là có dầu.
Về kịch bản tiếp theo, ông Thayer dự đoán Trung Quốc có thể sẽ cân nhắc lập một vùng nhận dạng phòng không giới hạn phía trên đảo Hải Nam và quần đảo Trường Sa nhằm thiết lập thẩm quyền của cái gọi là thành phố Tam Sa.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã đề cập và có thể sử dụng các biện pháp pháp lý để đấu tranh với Trung Quốc. Philippines cũng từng ở trong tình huống tương tự và đã nộp hồ sơ lên Tòa án trọng tài quốc tế, nhằm đề nghị tòa tuyên bố yêu sách chủ quyền đường 9 đoạn của Trung Quốc là không hợp pháp. Ông Thayer cho rằng Việt Nam có thể hưởng lợi từ bất kỳ phán quyết nào có lợi cho Philippines.
Philippines cũng đưa yêu cầu về xác định tình trạng pháp lý của những thực thể (features) bị Trung Quốc chiếm giữ, là những quần đảo, đá hoặc thực thể nổi khi thủy triều xuống thấp theo luật quốc tế. Nếu bất kỳ thực thể nào không phải là quần đảo hay đá theo luật quốc tế, chúng hình thành nên phần thềm lục địa của Philippines, Trung Quốc không thể tuyên bố chủ quyền với những thực thể đó.
Về những tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 24 tại Myanmar và Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á 2014 tại Philippines, ông Thayer nhận xét ông Nguyễn Tấn Dũng đã có một loạt bài phát biểu đanh thép, cho thấy rõ những hành động của Trung Quốc là mối đe dọa lớn cho hòa bình và an ninh trong khu vực.
"Việt Nam phải tiếp tục đưa vụ việc này ra cộng đồng quốc tế, nếu không sẽ đứng trước nguy cơ bị cô lập. Việt Nam có thế đứng vững chắc, với điều kiện không bị khiêu khích bởi Trung Quốc".
Ông Thayer nhấn mạnh vai trò quan trọng của một số nước trong ASEAN như Indonesia, Malaysia và Singapore. Các nước này đều lo lắng trước hành động hung hăng quyết đoán của Trung Quốc và thể hiện sự ủng hộ về chính trị và ngoại giao với Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, ông cũng nhận xét rằng họ lại không muốn ASEAN can dự trực tiếp vào xung đột với Trung Quốc.
"Việt Nam và Philippines là hai nước ở tiền tuyến trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông", chuyên gia nói. "Sự hợp tác giữa Việt Nam và Philippines mới đây là một bước đi rất tích cực".
----------
Carl Thayer: 'Các cơn bão sẽ cho Trung Quốc cơ hội xuống thang'
Nhà
phân tích hàng đầu về Biển Đông đánh giá việc triển khai giàn khoan 981
của Trung Quốc phải đối mặt với chi phí khổng lồ, thời tiết khắc nghiệt,
và những cơn bão có thể cho Trung Quốc một lý do để rút đi.
GS Carl Thayer. Ảnh: CSIS
|
Trao đổi với VnExpress, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nổi
tiếng về Biển Đông, từng công tác tại Học viện Quốc phòng Australia,
bình luận rằng việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng
biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam ở Hoàng Sa là việc chưa từng có
tiền lệ.
Tuy nhiên việc duy trì giàn khoan cùng hàng trăm tàu hộ tống là việc vô cùng tốn kém. Ông Thayer dự đoán có vẻ như Trung Quốc sẽ rút giàn khoan dầu về nước trong hoặc trước ngày 15/8 tới để tránh mùa bão lớn trên biển.
"Các cơn bão sẽ đem lại cơ hội cho Trung Quốc xuống thang", ông nhận định.
Thayer cho rằng nếu Trung Quốc thực sự muốn khoan dầu, họ sẽ đánh dấu vị trí giếng dầu sau khi giàn khoan khổng lồ này được đưa đi. Đồng thời Trung Quốc sẽ vẫn duy trì các tàu hải cảnh ở khu vực được cho là có dầu.
Về kịch bản tiếp theo, ông Thayer dự đoán Trung Quốc có thể sẽ cân nhắc lập một vùng nhận dạng phòng không giới hạn phía trên đảo Hải Nam và quần đảo Trường Sa nhằm thiết lập thẩm quyền của cái gọi là thành phố Tam Sa.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã đề cập và có thể sử dụng các biện pháp pháp lý để đấu tranh với Trung Quốc. Philippines cũng từng ở trong tình huống tương tự và đã nộp hồ sơ lên Tòa án trọng tài quốc tế, nhằm đề nghị tòa tuyên bố yêu sách chủ quyền đường 9 đoạn của Trung Quốc là không hợp pháp. Ông Thayer cho rằng Việt Nam có thể hưởng lợi từ bất kỳ phán quyết nào có lợi cho Philippines.
"Vụ kiện của Philippines rất khôn khéo, không trực tiếp thách thức
Trung Quốc mà đưa ra câu hỏi về những quyền của Philippines theo luật
quốc tế. Nói cách khác, Philippines xem xét mình có quyền với vùng biển
thuộc lãnh thổ, khu vực chồng lấn, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh
tế hay không", Thayer phân tích.
Philippines cũng đưa yêu cầu về xác định tình trạng pháp lý của những thực thể (features) bị Trung Quốc chiếm giữ, là những quần đảo, đá hoặc thực thể nổi khi thủy triều xuống thấp theo luật quốc tế. Nếu bất kỳ thực thể nào không phải là quần đảo hay đá theo luật quốc tế, chúng hình thành nên phần thềm lục địa của Philippines, Trung Quốc không thể tuyên bố chủ quyền với những thực thể đó.
"Do vậy, tôi nghĩ lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam lúc này là ủng hộ Philippines", ông nói.
Về những tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 24 tại Myanmar và Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á 2014 tại Philippines, ông Thayer nhận xét ông Nguyễn Tấn Dũng đã có một loạt bài phát biểu đanh thép, cho thấy rõ những hành động của Trung Quốc là mối đe dọa lớn cho hòa bình và an ninh trong khu vực.
"Việt Nam phải tiếp tục đưa vụ việc này ra cộng đồng quốc tế, nếu không sẽ đứng trước nguy cơ bị cô lập. Việt Nam có thế đứng vững chắc, với điều kiện không bị khiêu khích bởi Trung Quốc".
Ông Thayer nhấn mạnh vai trò quan trọng của một số nước trong ASEAN như Indonesia, Malaysia và Singapore. Các nước này đều lo lắng trước hành động hung hăng quyết đoán của Trung Quốc và thể hiện sự ủng hộ về chính trị và ngoại giao với Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, ông cũng nhận xét rằng họ lại không muốn ASEAN can dự trực tiếp vào xung đột với Trung Quốc.
"Việt Nam và Philippines là hai nước ở tiền tuyến trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông", chuyên gia nói. "Sự hợp tác giữa Việt Nam và Philippines mới đây là một bước đi rất tích cực".
Việt Anh (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét